Thứ tư 15/01/2025 11:03Thứ tư 15/01/2025 11:03 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (FiBL) và Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), năm 2000 thị trường sản phẩm hữu cơ thế giới chỉ đạt 18 tỷ USD, đến năm 2018 doanh thu đã vượt mốc 100 tỷ USD; năm 2021 tăng mạnh lên 188 tỷ USD, và năm 2022 ước đạt 208 tỷ USD.

Diện tích chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ (Vị Xuyên) đã được triển khai sản xuất hữu cơ từ năm 2011.
Diện tích chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ (Vị Xuyên) đã được triển khai sản xuất hữu cơ từ năm 2011.

Theo dự báo của (FiBL) và (IFOAM), (NNHC) là xu hướng tất yếu trong tương lai. Là tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu đa dạng, khác biệt, với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù; có nhiều chính sách của Nhà nước ưu tiên đầu tư... là cơ hội tốt và nền tảng để tỉnh ta phát triển sản xuất NNHC.

Thực tế, từ năm 2011 - 2015 tỉnh ta đã triển khai sản xuất NNHC trên cây chè Shan tuyết do IFOAM hỗ trợ tại các xã: Cao Bồ (Vị Xuyên), Tiên Yên (Quang Bình), Tả Sử Choóng, Hồ Thầu (Hoàng Su Phì). Tổng diện tích sản xuất chè hữu cơ 1.609,5 ha. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Kế hoạch số 219 của UBND tỉnh về phát triển diện tích chè theo tiêu chuẩn “GAP” giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh đã triển khai và chứng nhận được 4.975,25ha. Lũy kế từ 2011-2020 toàn tỉnh đã có 6.798,75 ha chè (100% chè Shan tuyết)/6.928 hộ nông dân và 25 doanh nghiệp chế biến chè) áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế và Việt Nam. Có 5/11 huyện, thành phố tham gia phát triển sản xuất chè hữu cơ (Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên). Sản lượng chè theo các tiêu chuẩn GAP tính đến hết năm 2020 ước đạt trên 48.000 tấn, giá trị ước đạt 582 tỷ đồng. Trong đó, sản lượng chè hữu cơ trên 21.000 tấn, giá bán bình quân cao gấp 4 -5 lần giá chè búp tươi sản xuất thông thường. Giá trị sản phẩm chè búp tươi được chứng nhận GAP bình quân đạt khoảng 55 - 70 triệu đồng/ha, cao hơn giá trị sản phẩm chè búp tươi sản xuất thông thường bình quân từ 15 - 30 triệu đồng/ha.

Với đặc thù một tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang đặc điểm của khí hậu á nhiệt đới, mùa Đông lạnh kéo dài, có nhiều rừng núi tự nhiên, chủ yếu canh tác quảng canh, chưa bị ảnh hưởng, ô nhiễm do sử dụng các loại hoá chất trong sản xuất rất phù hợp cho trồng trọt và chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ. Sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được đánh giá có chất lượng tốt, thơm, ngon, sạch. Đến nay toàn tỉnh đã có 8 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, gồm: Chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, cam Sành, Bò Vàng, gạo Già Dui, Hồng không hạt, Thảo quả, cá Bỗng. Ngoài ra, tỉnh có nhiều sản phẩm đặc hữu như dược liệu, cây ăn quả ôn đới, lợn, gà địa phương... có thể trở thành hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bò Vàng vùng cao là một trong những sản phẩm phát triển theo hướng hữu cơ.
Bò Vàng vùng cao là một trong những sản phẩm phát triển theo hướng hữu cơ.

Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt bình quân 5,59%/năm, trong đó nông nghiệp đạt 5,32%/năm (trồng trọt 4,37%, chăn nuôi 8,11%/năm). Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng từ 22,34% lên 35,76%. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã có chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm, xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước như chè Shan tuyết, cam Sành và ong mật Bạc hà... đã hình thành một số vùng phát triển tập trung.

Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và định hướng của tỉnh, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, sản xuất chưa theo tín hiệu thị trường, trình độ tiếp nhận thông tin của người dân còn chậm, việc sử dụng phân bón vô cơ, chất tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật hóa học để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi vẫn còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường đất, nước đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng.

Với tiềm năng và thực trạng phát triển Nông nghiệp của tỉnh, xác định tầm nhìn dài hạn cho ngành Nông nghiệp, và thực hiện hiệu quả Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 2.3.2023 phê duyệt Đề án Phát triển NNHC tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp gia tăng giá trị sản phẩm, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái; phát triển NNHC gắn với thị trường, sản phẩm được quản lý, bảo vệ xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2025 diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ được gắn với liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong tổng diện tích cho thu hoạch của một số cây đặc trưng có tiềm năng, lợi thế của tỉnh đạt khoảng 20-25%, tương đương 11.184ha. Trong đó, diện tích chè Shan tuyết 70% (10.084ha), cam 4% (350ha), cây ăn quả ôn đới 10% (180ha), lúa chất lượng cao 3% (220ha), dược liệu 2% (350ha). Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 6-7%/tổng số sản phẩm thịt bò, thịt lợn đen xuất chuồng và mật ong Bạc hà. Trong đó, thịt bò 10-12% (460 tấn), thịt lợn đen 4% (300 tấn), mật ong Bạc hà 20% (46 tấn). 100% các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cấp mã vùng trồng và 100% sản phẩm được chứng nhận hữu cơ được quảng bá, bao tiêu. Nâng cao giá trị các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ gắn với chuỗi liên kết, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tăng 1,3 - 1,5 lần so với sản phẩm sản xuất phi hữu cơ. Đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ được gắn với liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt 20-30% (khoảng 15.061ha).

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, tỉnh ta xác định tập trung phát triển các sản phẩm hữu cơ chủ lực như: Con bò, lợn, ong và cây ăn quả ôn đới, chè, cam, dược liệu, lúa; phân rõ vùng trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ ở các địa phương, tiểu vùng khí hậu; thực hiện đa dạng các hình thức tổ chức phát triển sản phẩm hữu cơ, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất NNHC; tăng cường đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực; xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ và tăng cường thu hút đầu tư chế biến, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm NNHC…

baohagiang.vn

Bài liên quan

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ cà phê, xương cá... tưởng chừng bỏ đi nay đã được các nhà khoa học phát triển thành than sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường.
Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Quản lý sức khỏe đất trồng trọt được triển khai đồng bộ, hiệu quả, để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, ưu tiên phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.
Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Ủ rơm rạ thành phân hữu cơ đang là giải pháp hiệu quả giúp nông dân xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường.
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Nông dân Đạ Tẻh đã tìm ra cách biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông dân huyện A Lưới biến rơm thành "vàng" cho chăn nuôi, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn và mang lại lợi ích kép.
Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Nhu cầu sầu riêng Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thị trường Việt Nam, đòi hỏi nông dân áp dụng công nghệ và sản phẩm hữu cơ để nâng cao chất lượng.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Thời gian qua, chính quyền huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã phốii hợp với các cơ quan chuyên môn là Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai dự án : “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”...Góp phần đảm bảo một phần nhu cầu phân bón cho cây trồng của bà con nơi đây, đồng thời làm thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính