Chủ nhật 24/11/2024 17:58Chủ nhật 24/11/2024 17:58 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

rau-huu-co.jpg
Mô hình trồng rau hữu cơ tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Ánh Ngọc

Giá trị kinh tế cao và bảo vệ môi trường

Theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) Hoàng Thị Hậu, năm 2008, vùng rau hữu cơ Thanh Xuân chỉ có diện tích khoảng 1,5ha, đến nay, quy mô lên đến 31ha. Toàn bộ quy trình sản xuất rau hữu cơ được kiểm soát chặt chẽ, từ sản xuất đến sơ chế, đóng gói đúng quy cách, bao bì có logo, thông tin rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm. Mỗi ngày hợp tác xã sản xuất khoảng 5 tấn rau, củ quả các loại, phân phối cho gần 100 cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, như: Rau sạch Sói Biển, Bác Tôm, Eximax... với doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm. Một số sản phẩm rau gia vị và bí xanh của hợp tác xã đã được xuất sang các nước châu Âu, như: Pháp, Đức...

Còn theo Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) Vũ Thị Huyền, hợp tác xã trồng rau, củ, quả theo phương thức VietGAP và hướng hữu cơ với diện tích 5ha; 30ha chuyên sản xuất lúa hữu cơ bằng một số giống lúa chất lượng cao: J02, Đài thơm 8, QR15... Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ cho giá trị kinh tế cao hơn từ 10 đến 20% sản xuất truyền thống, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, toàn thành phố hiện có khoảng 2.000ha trồng trọt hữu cơ và hơn 10ha nuôi trồng thủy sản hữu cơ. So với sản xuất thông thường, sản xuất theo hướng hữu cơ góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Điều quan trọng hơn cả, qua sản xuất hữu cơ, giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, bền vững.

Hướng đi bền vững của nền nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi quy trình sản xuất, giám sát chặt chẽ và cần có thời gian dài để cải tạo chất đất, nguồn nước, không khí, quy trình chăm sóc của người dân, nên chi phí sản xuất cao. Hiện tại, những mô hình nông nghiệp hữu cơ có quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội vẫn còn ít; hầu hết mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào canh tác hữu cơ còn những hạn chế nhất định…

Theo Giám đốc Hợp tác xã Rau công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng) Đặng Thị Cuối, các ngành chức năng cần định hướng quy hoạch để phát triển các sản phẩm ưu tiên; có cơ chế giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định. Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản hữu cơ; đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện nghiêm quy trình sản xuất hữu cơ.

Còn theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, nhằm phát huy hiệu quả các mô hình nông nghiệp hữu cơ, thời gian tới, trung tâm sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sản xuất cũng như tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, để kiểm soát chất lượng, các hợp tác xã cần thành lập ban điều hành, thanh tra, giám sát sản xuất của các hội viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất; nếu có một nhóm vi phạm, thì đình chỉ luôn nhóm đó, khi nào khắc phục được mới cho tham gia lại hệ thống sản xuất.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ chiếm khoảng 1,5-2% tổng diện tích đất trồng trọt và tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 1 đến 2% tổng sản phẩm chăn nuôi. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với quy trình kỹ thuật tiên tiến, được kiểm soát chặt chẽ; sản phẩm được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia, quốc tế về nông nghiệp hữu cơ. Do đó, các địa phương cần có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp theo hướng đồng bộ từ hạ tầng sản xuất, tập huấn kỹ thuật đến xây dựng thương hiệu.

“Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với những sản phẩm nông nghiệp an toàn, có nhu cầu lớn, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Tổ chức hội chợ, ứng dụng internet để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp đưa sản phẩm hữu cơ vào các kênh phân phối hiện đại và hướng tới xuất khẩu”, ông Tạ Văn Tường cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch cho rằng, trước hết Hà Nội cần có quy hoạch phát triển các vùng sản xuất tập trung đối với một số sản phẩm hữu cơ mà thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Hướng dẫn quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã cũng như cán bộ nông nghiệp các cấp của thành phố.

hanoimoi.vn

Bài liên quan

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Việt Nam - Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ | Báo Công Thương

Việt Nam - Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ | Báo Công Thương

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sakura farm: Nâng tầm nông sản Việt bằng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu

Sakura farm: Nâng tầm nông sản Việt bằng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu

Tiên phong trong đề án chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, Sakura farm (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã áp dụng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu trong canh tác sầu riêng. Điều này đã và đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp hữu cơ của “xứ Trầm Hương”.
Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đang rất lớn. Đây là cơ sở để tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên những lợi thế của địa phương. Với một tỉnh có điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí còn tương đối sạch, có nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu tư nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm.
Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái về môi sinh.
Sóc Trăng ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, bền vững hướng theo hữu cơ

Sóc Trăng ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, bền vững hướng theo hữu cơ

Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhận định, định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng là ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, trong đó sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số là giải pháp quan trọng, sẽ triển khai thực hiện.
Những lưu ý khi sản xuất chè hữu cơ

Những lưu ý khi sản xuất chè hữu cơ

Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại.
Trồng nấm theo hướng hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng

Trồng nấm theo hướng hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng

Tuy trồng nấm theo hướng hữu cơ cho sản phẩm chất lượng, an toàn, độ ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Công bố Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ TCCS:01 2024/VOAA

Công bố Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ TCCS:01 2024/VOAA

Sau quá trình xét duyệt bởi Hội đồng khoa học VOAA, Tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ TCCS 01:2024/VOAA đã chính thức được ban hành từ ngày 9/7, thay thế tiêu chuẩn PGS Việt Nam -V3:2018.
Phát triển cây quế hữu cơ hướng tới vùng nguyên liệu bền vững

Phát triển cây quế hữu cơ hướng tới vùng nguyên liệu bền vững

Người dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đang nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng diện tích trồng cây quế hữu cơ, góp phần xây dựng vùng nguyên liệu sạch và bền vững, từ đó đưa sản phẩm của địa phương vươn xa.
Các hợp tác xã đang đối mặt với thách thức về tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam

Các hợp tác xã đang đối mặt với thách thức về tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam

Theo khảo sát, đến 80% khách hàng tin tưởng vào sản phẩm được chứng nhận theo Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041:2017, trong khi 20% còn lại cho biết nếu có sản phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế, sẽ có xu hướng ưu tiên lựa chọn.
Sản xuất lúa hữu cơ: Chất lượng cao, giảm phát thải

Sản xuất lúa hữu cơ: Chất lượng cao, giảm phát thải

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên, việc trồng lúa chất lượng cao và giảm phát thải được giám sát thông qua công nghệ vệ tinh, một cách tiên tiến xuất hiện giữa những cánh đồng bạt ngàn rộng lớn.
Lúa Séng Cù canh tác theo phương pháp hữu cơ phù hợp tự nhiên ở Hải Dương

Lúa Séng Cù canh tác theo phương pháp hữu cơ phù hợp tự nhiên ở Hải Dương

Sau hai vụ mùa, Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã tiến hành một đánh giá ban đầu về việc trồng lúa Séng Cù theo phương pháp hữu cơ, phù hợp với điều kiện đất đai ở một số khu vực của Hải Dương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính