![]() |
Nông dân tiến hành làm thí nghiệm trên cây cải bắp ở Bắc Ninh vào năm 2006. Một trong những hoạt động trong quá trình thử nghiệm và áp dụng mô hình PGS tại Việt Nam |
Hành trình phát triển gắn liền với nông nghiệp Việt Nam
PGS là tên viết tắt tiếng anh (Participatory Guarantee System) được dịch ra tiếng Việt là Hệ thống đảm bảo có sự tham gia do Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc Tế (IFOAM) phát triển và thúc đẩy áp dụng trên toàn cầu, nhằm giúp nông dân nâng cao kiến thức về sản xuất hữu cơ và tiếp cận sản phẩm tới thị trường địa phương. Ở Việt Nam, PGS được vận dụng từ 2008 trong một dự án phát triển khung sản xuất và thị trường cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Miền Bắc Việt Nam.
Để hình thành và phát triển chứng nhận PGS là cả một quá trình nghiên cứu các kiến thức từ nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam. Trong bối cảnh, khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng được mọi người quan tâm, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một chứng nhận sản xuất an toàn cho người nông dân. Tuy nhiên, tại thời điểm đó nước ta chưa có nhiều chứng nhận để giải quyết vấn đề này và các chính sách liên quan đến hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ cũng chưa xuất hiện.
Khi đó Bà Từ Thị Tuyết Nhung, người đã gắn bó và đã đồng hành trong suốt quá trình hình thành và phát triển PGS ở Việt Nam, với vai trò là cố vấn kỹ thuật của dự án tại thời điểm đó. Bà chia sẻ khi được cử đi học tập tại các quốc gia phát triển như Thụy Điển, Đan Mạch được học hỏi rất nhiều triết lý và tinh thần sản xuất của họ. Tuy nhiên, điều kiện canh tác tại các quốc gia này khác so với Việt Nam. Chỉ đến khi sang Thái Lan thực hành về nông nghiệp Hữu cơ, nhận thấy điều kiện sản xuất ở đây rất giống với Việt Nam. Bà học được rất nhiều điều từ thực tiễn và tin rằng Việt Nam có thể xây dựng được nền nông nghiệp hữu cơ phù hợp.
Trong khi tại thời điểm đó Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và sự quan tâm về sản phẩm hữu cơ và để thành lập PGS cũng cần phải có một bộ tiêu chuẩn riêng. Thế nhưng ở nước ta chưa có hệ thống chứng nhận cho sản phẩn hữu cơ không có bất cứ tài liệu nào nói về lĩnh vực này, câu hỏi đặt ra làm thế nào để áp dụng những kiến thức hiệu quả với điều kiện phát triển ở Việt Nam. Trong khi những tài liệu được tham khảo từ ở nước ngoài lại không phù hợp vì điều kiện sản xuất của nước ta rất khác so với những nước phát triển đặc biệt là châu Âu, điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho các chuyên gia. Nhưng rất may mắn, từ những kiến thức mà Bà Từ Thị Tuyết Nhung được tiếp cận từ các chuyên gia của dự án và lưu giữ trong quá trình học tập tại nước ngoài, đã giúp bà tự tin hơn. Dự án, với các chuyên gia của ADDA và từ IFOAM đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn riêng, phù hợp với tình hình ở Việt Nam lúc đó.
Để thiết kế riêng bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp, các chuyên gia cùng với nông dân phải tiến hành làm thí nghiệm đồng ruộng, vận dụng các kiến thức hữu cơ vào Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu viết giáo trình, tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về hữu cơ, các thành viên tham gia chủ yếu là cán bộ thuộc các hội nông dân các cấp, nông dân ưu tú ở những vùng dự án. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, họ sẽ trở về địa phương để đào tạo lại cho những hộ nông dân khác và sau đó sẽ tiến hành tổ chức và thành lập các tổ nhóm để ứng dụng những kiến thức được đào tạo vào sản xuất.
Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia IFOAM, Việt Nam đã thiết kế thành công bộ tiêu chuẩn đánh. PGS chính thức được thành lập ở nước ta vào tháng 12/2008, khi vận dụng các tiêu chuẩn PGS vào Việt Nam, dự án bắt đầu cập nhật lại làm cho nó đầy đủ hơn các tiêu chuẩn. Vào Tháng 9/2013, tiêu chuẩn PGS Việt Nam được IFOAM đánh giá và công nhận là thành viên trong gia đình tiêu chuẩn của tổ chức. Để đạt được kết quả này, các chuyên gia của dự án phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự ra đời của PGS được coi là một bước tiến lớn giúp ra đời các chính sách và chứng nhận được hình thành và phát triển ở Việt Nam nhằm hỗ trợ người nông dân trong quá trình sản xuất.
Đây là kết quả của dự án “Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam do Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á Đan Mạch tài trợ, Hội Nông Dân Việt Nam triển khai. Sản phẩm chính là rau củ quả hữu cơ, do các mạng lưới nông dân ở các Liên nhóm PGS đang tham gia sản xuất đó là các Liên nhóm Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội (52 hộ tham gia với 13 nhóm, diện tích cứng nhận 6,61 ha); Liên nhóm Lương Sơn, Hòa Bình (85 hộ, 17 nhóm diện tích chứng nhận 9,83 ha); Liên nhóm Trác Văn, Duy Tiên, Hà Nam (26 hộ với 3 nhóm sản xuất diện tích chứng nhận 2,1 ha).
Đến nay đã có 17 hệ thống PGS khác nhau ở 13 tỉnh thành ở cả 3 miền Bắc Trung Nam với sự tham gia của hơn 2.000 nông dân. Đây cũng chính là tác động tích cực từ chính sách của Nhà nước đã khuyến khích nông dân tham gia vào PGS nhằm tạo sinh kế ổn định và bền vững cho nông dân ở các địa phương, nhưng cũng là một thách thức nếu các hệ thống mới ra đời hoạt động không đúng với giá trị cốt lõi của PGS.
![]() |
PGS giúp hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các doanh nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch trên thị trường |
Tạo bước tiến cho phát triển kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp Việt Nam đang trải qua một bước chuyển biến mạnh mẽ. Trong khi nhu cầu về thực phẩm an toàn và sự quan tâm nguồn gốc rõ ràng ngày càng tăng lên. Một chứng nhận đảm bảo chất lượng là điều kiện cần để giúp người tiêu dùng yên tâm với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tại thời điểm đó các chứng nhận đảm bảo chất lượng với chi phí cao, thủ tục giấy tờ và yêu cầu phức tạp không phù hợp với các nông hộ nhỏ và thị trường địa phương. Để giải quyết những thách thức này, nông dân, các tổ chức phi chính phủ đã tìm ra một hệ thống chứng nhận phù hợp hơn với nông hộ.
Việc hình thành hệ thống chứng nhận PGS đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình đưa nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Qua thời gian vận hành, PGS cho thấy hiệu quả rõ rệt về chất lượng và tính bền vững, giúp người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm an toàn. Nhận thấy những giá trị thự tiễn, Bộ NN&MT đã đưa PGS vào quy định tại Điều điều 17, mục 5 của nghị định nông nghiệp hữu cơ 109/2018/NĐ-CP) về nông nghiệp hữu cơ, đồng khuyến khích nông dân tham gia. Từ chính sách này, hiện nhiều hệ hệ thống PGS được hình thành ở các địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Với nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất thông qua hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường đang được triển khai mạnh mẽ. Với những điều khoản hỗ trợ trong việc bao tiêu sản phẩm với nhiều cam kết để hỗ trợ người dân thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều chính sách ưu đãi của doanh nghiệp để hỗ trợ người dân trong những đầu hoạt động.
Tạo nền tảng cho chuỗi cung ứng thị trường kết nối giữa doanh nghiệp với người sản xuất trong việc thu mua sản phẩm, giúp người nông dân có điều kiện bán được nhiều sản phẩm với giá tốt hơn không phải lo lắng về thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn hỗ trợ thu mua lại khi không bán được hàng, việc thành lập các nhóm, thiết lập chuỗi liên kết với mục đích kết nối doanh nghiệp với người nông dân trong việc gắn kết thị trường, hỗ trợ người dân hoạt động sản xuất. Chứng nhận PGS là một sự dám đổi mới trong quản lý chất lượng có sự tham gia góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Ngay khi hoạt động, dự án đã tập hợp các hộ nông dân sản xuất nhỏ tạo một mạng lưới cơ sở có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức sản xuất có kỷ luật và thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng qua việc cùng giám sát và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Cùng với sự tham gia của nhiều bên trong toàn bộ chuỗi sản phẩm, từ tổ chức đến cá nhân, từ khâu sản xuất đến kinh doanh và tiêu dùng. Từ vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn nhà nước, đến các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế làm tăng nhận thức và năng lực của người sản xuất, người kinh doanh và các tổ chức địa phương trong quá trình cùng tham gia vận hành.
Khi Tham gia hệ thống PGS, các bên liên quan đã cùng chia sẻ lợi ích cốt lõi chung, đó là được sử dụng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, các bên cùng chia sẻ trách nhiệm để giám sát và đảm bảo chất lượng hữu theo chuỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường địa phương. Ngoài ra với khả năng thiết lập mạng lưới giám sát tự chủ từ cộng đồng đây còn sẽ là một phương pháp hữu hiệu giúp nhà nước có thể giải quyết vấn đề mất an toàn thực phẩm mà nguyên nhân sâu xa từ việc mất kiểm soát sản xuất từ các hộ nông dân nhỏ trong khi họ giữ một tỉ trọng không nhỏ trong thành phần sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.