Thứ ba 15/10/2024 12:56Thứ ba 15/10/2024 12:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kiến thức nhà nông:

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học
Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ cải tạo, nuôi dưỡng đất và xử lý phế thải nông nghiệp

Sở dĩ chúng ta có thể nghiên cứu ra cách dùng vi sinh vật để gây bệnh ngược lại lên sâu bệnh, côn trùng là vì những loài này cũng có thể bị nhiễm bệnh do các yếu tố như khí hậu, đất, nước hay do các sinh vật khác tác động lên chúng. Từ phát hiện trên mà các nhà khoa học đã nghiên cứu sự tác động của vi sinh vật lên các loài sâu bệnh gây hại, sau đó đã cho ra đời hàng loạt các loại chế phẩm sinh học để giúp ích hơn cho quá trình chăm sóc cây trồng. Trong các chế phẩm sinh học sẽ chứa một loại men vi sinh có nhiệm vụ riêng là bảo vệ cây trồng, với tên gọi khoa học là probiotics, có nghĩa là sự sống thân thiện. Những men vi sinh này là những nhóm vi khuẩn sống, sẽ có lợi với con người, động vật, thực vật ở một phương diện nào đấy hoặc cũng có thể gây bất lợi tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta sẽ sử dụng chúng. Một đặc điểm chung có lợi của những loại men vi sinh, vi khuẩn dùng để làm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là không gây hại đến môi trường.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại chế phẩm sinh học từ vi sinh vật có khả năng bảo vệ cây trồng. Căn cứ vào nguồn gốc vi sinh vật, chức năng, nhiệm vụ mà có thể chia làm 3 nhóm chính: a. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ cải tạo, nuôi dưỡng đất và xử lý phế thải nông nghiệp. Nhóm này gồm các loại nấm và vi khuẩn có nhiệm vụ hỗ trợ giúp cây quang hợp tốt hơn, thường được sản xuất dưới dạng phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón hữu cơ sinh học. Ngoài ra, các sản phẩm ở nhóm này sẽ giúp cây trồng có sức sống mạnh mẽ hơn, tăng sức đề kháng lại các loại bệnh, giúp phân giải các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng từ phân lân và phân đạm. Từ đó bản thân cây trồng sẽ tự mình hấp thụ được các khoáng chất thiết yếu, hạn chế việc phải dùng các phân bón hóa học khác để bổ sung dinh dưỡng.

b. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy các thành phần hữu cơ, sản xuất phân bón hỗ trợ tăng trưởng cho cây trồng. Chức năng chính của nhóm này là hỗ trợ phân giải các thành phần chất hữu cơ có trong đất, nước hoặc phân hủy các thành phần chất hữu cơ có trong rơm rạ, trấu, phân chuồng,...Tiêu biểu là nấm vi sinh Trichoderma là một loại nấm sinh sống ở các rễ cây, có khả năng tiết enzyme tiêu diệt, phân giải hầu hết các loại nấm gây bệnh khác và chuyển thành các chất có lợi cho cây trồng. Phổ biến nhất là dùng nấm Trichoderma với công dụng khử mùi hôi của phân gia súc, gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ quá trình ủ phân hữu cơ hoặc tạo ra vi khuẩn Bacillus. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy các thành phần hữu cơ, sản xuất phân bón hỗ trợ tăng trưởng cho cây trồng.

c. Chế phẩm có vi sinh vật làm nhiệm vụ chống lại dịch hại cây trồng. Các sản phẩm ở nhóm này chủ yếu được sản xuất từ các loại thực vật hoặc các enzyme có ích. Kết quả là thu về các loại vi sinh vật sống có khả năng chống lại các dịch hại côn trùng. Ví dụ như: nấm xanh, nấm trắng,... Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật đã có nguồn gốc từ rất lâu và hiện nay chúng lại càng được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, trong trong danh mục nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thống kê từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 loại thuốc được cấp phép lưu hành rộng rãi. Trong đó có 300 loại thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh, tác dụng của những loại thuốc này là vừa phòng trừ sâu bệnh cho cây, vừa an toàn với môi trường và con người. Dưới đây là 5 nhóm nông dược có nguồn gốc từ tự nhiên:

- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược: Loại thảo dược được sử dụng làm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật nhiều nhất có tên gọi ở Việt Nam là cây xoan chịu hạn, loài cây này được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, với nhiều công dụng khác như để lấy gỗ, lấy bóng mát,... Nông dược sản xuất từ cây xoan chịu hạn có thể được sử dụng hầu hết cho các loại cây trồng, từ lúa, hoa màu, cây ăn quả,...đến các loại cây cảnh. Nguyên lý hoạt động của loại thuốc này là gây chán ăn cho các loại sâu bệnh, từ đó khiến sâu bệnh không thế sinh sôi, đẻ trứng và phát triển được nữa. Sản phẩm từ cây xoan chịu hạn không tạo cho sâu bệnh khả năng kháng lại thuốc, không gây ảnh hưởng đến các loài thiên địch và càng không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến môi trường.

Công dụng: Giúp tiêu diệt, hạn chế môi trường sống của các loại sâu bệnh và côn trùng gây hại; Hạn chế sự tấn công của sâu bệnh từ đó nâng cao sức đề kháng cho cây trồng; Giúp cây trồng có khả năng tự làm lành nhanh các vết thương hở; Giúp cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, từ đó năng suất, chất lượng của cây cũng được nâng cao hơn.

- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn: Chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi khuẩn được chiết xuất từ chủng khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt). Sản phẩm từ chủng khuẩn này có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh trên rộng và cực kỳ hữu hiệu đối với các loại sâu bệnh như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Khi sâu bệnh ăn phải thuốc này vì BT có khả năng tổng hợp protein sẽ gây tê liệt côn trùng, sâu bệnh sau đó chúng sẽ ngừng ăn sau vài giờ. Sau 1-3 ngày thì chết. Ở Việt Nam, chế phẩm từ Bacillus thuringiensis đã được nghiên cứu và cho ra đời từ khá sớm vào năm 1971. Một số sản phẩm BT trên thị trường bao gồm: Vi-BT 16000WP, 32000WP; Firibiotox P dạng bột; BT Xentary 35WDG, Firibiotox C dạng dịch cô đặc…

Công dụng: Tiêu diệt nhanh các loại sâu bệnh chỉ sau từ 2-3 lần sử dụng; Thuốc từ Bacillus thuringiensis có thể kết hợp được với hầu hết các loại thuốc nông dược sinh học khác. Từ đó làm tăng hiệu quả của sản phẩm trong phòng trừ sâu bệnh; Không lo hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc sau một thời gian sử dụng; Thành phần của sản phẩm an toàn với môi trường, an toàn với sức khỏe của con người và các loại động vật khác, không xảy ra hiện tượng tồn dư thuốc trong cây.

- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm: Chế phẩm sinh học tự nhiên có nguồn gốc từ nấm được điều chế chủ yếu trên hai loại nấm là: nấm vi sinh Chaetomium và Trichoderma, là hai loại nấm có khả năng đối kháng lại các loại nấm bệnh có trong đất gây hại đến rễ cây.

Công dụng: Có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các loại nấm bệnh có trong đất. Giúp cây điều trị các bệnh như: thối rễ, xì mủ, chết thắt cây con, chết nhanh, chết chậm, lở cổ rễ, tuyến trùng; Giúp rễ cây phát triển tốt hơn, từ đó giúp cây lấy chất dinh dưỡng từ đất tốt hơn. Cây trồng cũng nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nông sản thu hoạch được sẽ có chất lượng tốt hơn; Giúp tăng khả năng miễn dịch của cây trồng, góp phần để chúng có thể tự chống lại hầu hết các loại bệnh dịch trên cây trồng; Giảm việc tiếp xúc với các hóa chất hóa học của không chỉ cây trồng mà còn giảm các chất hóa học có trong đất để cây phát triển tốt hơn, tăng tuổi thọ cho cây, bảo vệ chất dinh dưỡng có trong đất.

- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ virus: Nuclear Polyhedrosis Virus (NPV) là loại virus tiêu biểu nhất, nổi bật nhất trong nhóm các chủng virus được dùng để sản xuất nông dược tự nhiên. Dù loại virus này có tính chuyên biệt, chỉ có khả năng tiêu diệt, loại trừ một số loại bệnh dịch trên cây do sâu xanh da láng tạo ra, nhưng nhìn chung chủng virus này lại rất phù hợp để dùng cho một số loại cây trồng như: các loại cây họ đậu, cây nho, ngô, hành,...Công dung chính của các loại thuốc nông dược từ virus là chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể sâu bệnh, phá hủy các cơ quan tiêu hóa của sâu bệnh, từ đó sâu bệnh sẽ chết dần chết mòn.

- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tuyến trùng: Tuyến trùng ký sinh gây bệnh cho côn trùng, sâu bệnh là Entomopathogenic nematodes - EPN là tác nhân sinh học đặc biệt có nhiều ưu điểm trong phòng trừ sâu bệnh như: phổ diệt sâu hại trên diện rộng, khả năng diệt sâu bệnh nhanh, có khả năng tự sản sinh với số lượng lớn sau khi đã giết chết sâu hại và có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học. Các tổ hợp tuyến trùng EPN được coi là nông dược của thế kỷ 21, là một trong các nhân tố chủ yếu để xây dựng hệ thống nông nghiệp sinh thái, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật hóa học góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh. Công dụng chính là xâm nhập trực tiếp vào cơ thể sâu bệnh, tuyến trùng sẽ phát triển nhanh trong cơ thể sâu bệnh và gây chết cho sâu bệnh trong vòng từ 1-2 ngày. Làm Nông nghiệp hữu cơ không thể không quan tâm đến các loại chế phẩm trên, bới nó liên quan mật thiết đến sản lượng, chất lượng sản phẩm./.

Bài liên quan

[Longform] Ninh Bình phát triển nông nghiệp hữu cơ “tương sinh” với du lịch

[Longform] Ninh Bình phát triển nông nghiệp hữu cơ “tương sinh” với du lịch

Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân, nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình đến nay đã có bước phát triển khá toàn diện. Tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp theo lợi thế từng tiểu vùng sinh thái, hướng theo nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp an toàn, hướng theo hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đã thổi luồng gió mới, tạo động lực phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam: Góp phần “đi nhanh” trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhật Bản là quốc gia có nền Nông nghiệp hữu cơ phát triển hàng đầu thế giới và có mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang học hỏi, áp dụng những công nghệ, kinh nghiệm của nước bạn
Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Quảng Bình là một tỉnh tiếp giáp với biển, rất thuận lợi và có thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn bởi các ban ngành liên quan và các hộ nuôi trồng chưa hiểu về sản xuất hữu cơ, chưa nắm bắt được các quy định quy chuẩn về hữu cơ trong sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản...
[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển như hiện nay thì việc sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường đã trở thành yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ hệ sinh thái. Trong đó, Axit Humic - một hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong đất và trầm tích đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đất và tăng cường hiệu suất cây trồng. Bên cạnh đó, các loại phân bón hữu cơ khác chiết xuất từ động thực vật cũng góp phần cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Nông dân Đạ Tẻh đã tìm ra cách biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông dân huyện A Lưới biến rơm thành "vàng" cho chăn nuôi, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn và mang lại lợi ích kép.
Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Nhu cầu sầu riêng Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thị trường Việt Nam, đòi hỏi nông dân áp dụng công nghệ và sản phẩm hữu cơ để nâng cao chất lượng.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Thời gian qua, chính quyền huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã phốii hợp với các cơ quan chuyên môn là Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai dự án : “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”...Góp phần đảm bảo một phần nhu cầu phân bón cho cây trồng của bà con nơi đây, đồng thời làm thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững.
Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ thế nào?

Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ thế nào?

Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, hai nguồn dinh dưỡng quan trọng trong nông nghiệp, mang đến những lợi ích và thách thức khác nhau cho cây trồng và môi trường.
Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Mô hình xử lý rác thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại Đà Lạt không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nguồn phân bón chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
Nhân rộng chăn nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ

Nhân rộng chăn nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ

Lớp tập huấn “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của bà con nông dân tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Thái Nguyên trồng chè hữu cơ hướng đến nông nghiệp sạch

Thái Nguyên trồng chè hữu cơ hướng đến nông nghiệp sạch

Những năm gần đây, nhiều hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư chuyển đối sản xuất theo hướng hữu cơ để hướng tới sự phát triển bền vững cho cây chè, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dung và khẳng định chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu nền nông nghiệp sạch của địa phương.
Gia Lai tập trung mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai tập trung mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới khi yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường ngày càng tăng. Trước yêu cầu cấp thiết đó, UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2030. Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; đến năm 2030, diện tích sản xuất hữu cơ đạt trên 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.
Vĩnh Phúc phát huy tiềm năng nông nghiệp hữu cơ

Vĩnh Phúc phát huy tiềm năng nông nghiệp hữu cơ

Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chế biến hữu cơ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người sử dụng, hướng đến phát triển nền nông nghiệp có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính