![]() |
Nghị định nhấn mạnh nguyên tắc xuyên suốt là mọi hoạt động nuôi trồng dược liệu trong rừng phải đảm bảo duy trì diện tích, chất lượng và chức năng sinh thái của rừng; không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về tài nguyên rừng. (Ảnh minh họa) |
Khác với trước đây, lần đầu tiên thuật ngữ “cây dược liệu trong rừng” và “thu hoạch cây dược liệu” được xác định rõ trong văn bản dưới luật. Theo đó, cây dược liệu được hiểu là những loài thực vật, nấm có tác dụng chăm sóc sức khỏe, được nuôi trồng trong rừng một cách hợp pháp, có kiểm soát, không bao gồm các loài mọc tự nhiên. Thu hoạch cây dược liệu được định nghĩa là quá trình khai thác toàn bộ hoặc một phần bộ phận cây đã được nuôi trồng.
Quy định này giúp phân biệt rạch ròi giữa thu hái tài nguyên rừng tự nhiên với khai thác sản phẩm từ sản xuất hợp pháp, tránh hiện tượng hợp thức hóa việc khai thác dược liệu tự nhiên trong danh nghĩa nuôi trồng.
Nghị định nhấn mạnh nguyên tắc xuyên suốt là mọi hoạt động nuôi trồng dược liệu trong rừng phải đảm bảo duy trì diện tích, chất lượng và chức năng sinh thái của rừng; không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về tài nguyên rừng. Đáng chú ý, các loài cây dược liệu được phép nuôi trồng phải nằm trong danh mục do Bộ Y tế ban hành, hoặc do UBND cấp tỉnh quyết định bổ sung dựa trên điều kiện địa phương. Đây là cơ chế hai cấp, giúp vừa bảo đảm tính khoa học, vừa linh hoạt trong tổ chức thực hiện.
Về mặt quản lý, nghị định quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án nuôi trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với từng nhóm đối tượng chủ rừng, từ tổ chức nhà nước đến cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân. Mọi phương án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đánh giá chi tiết về hiện trạng rừng, điều kiện sinh thái, loài cây trồng, hình thức tổ chức thực hiện, giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng.
Nghị định cũng mở rộng quyền tự chủ cho chủ rừng, cho phép tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác để nuôi trồng dược liệu. Trong trường hợp cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải thực hiện thông báo công khai trong ít nhất 30 ngày và tổ chức lựa chọn bên thuê theo bộ tiêu chí chặt chẽ, bao gồm năng lực chuyên môn, phương án tài chính, kinh nghiệm bảo vệ rừng và phương án đầu tư. Giá thuê môi trường rừng được tính bằng ít nhất 5% doanh thu hàng năm từ phần diện tích thuê và phải được quy đổi ra giá trị tuyệt đối trong hợp đồng.
Đặc biệt, nghị định quy định rõ việc không được tổ chức thu hái, chế biến dược liệu trong rừng. Sản phẩm sau thu hoạch phải được vận chuyển ra khỏi rừng. Các hoạt động ngâm, ủ, sấy hay bảo quản chỉ được phép thực hiện ngoài khu vực rừng nhằm giảm thiểu rủi ro ô nhiễm, cháy rừng và đảm bảo chức năng sinh thái nguyên vẹn.
![]() Cát Sâm (tên khoa học Callerya speciosa), một loài cây dược liệu được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, ... |
![]() Quảng Nam chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh quốc tế lần đầu tiên, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025. ... |