Chủ nhật 24/11/2024 15:19Chủ nhật 24/11/2024 15:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững
Supe Lâm Thao hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón hữu cơ - Ảnh minh hoạ.

Phân bón hữu cơ là gì?

Đầu tiên, phân bón hữu cơ có thể có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật có tác dụng cung cấp các chất hữu cơ và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Điều này giúp kích thích sự phát triển của vi sinh vật, tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, hay thoái hóa, bạc màu của đất trồng. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón hữu cơ được chia làm 4 loại, gồm: Phân hữu cơ truyền thống được tạo ra từ nguyên liệu và cách làm truyền thống, chính là chất thải của vật nuôi, phế phẩm nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…) được ủ hoai mục; Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón có chứa vi sinh vật có lợi, được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật; Phân hữu cơ vi sinh có nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất như phân hữu cơ sinh học, nhưng một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống, và sẽ hoạt động khi được bón vào đất; Phân hữu cơ khoáng là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. T hành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất NNHC

Trong bối cảnh sức khoẻ trái đất bị tổn thương nghiêm trọng bởi canh tác vô cơ, NNHC đang được coi là phương thức canh tác của thời đại. Có thể hiểu một cách đơn giản, NNHC bao gồm các hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng có lợi cho môi trường tự nhiên, xã hội và đảm bảo tính an toàn của nông sản cũng như hiệu quả kinh tế của sản xuất. Trong đó vai trò “đầu vào” đầu tiên của sản xuất NNHC là phân bón hữu cơ là cực kì quan trọng.

Đầu tiên, phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất.

Phân bón hữu cơ hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Tăng khả năng thoát nước, tránh hiện tượng ngập ủng, hạn chế hiện tượng đóng váng bề mặt, ổn định nhiệt độ trong đất.

Phân bón hữu cơ tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.

Phân bón hữu cơ hạn chế sâu bệnh hại, giúp các bộ phận cành, lá cây cứng cáp hơn, lá dày, khả năng chống chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, nên sâu bệnh cũng ít hơn. Tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tăng tính đề kháng cho cây trồng gây ức chế cho hoạt động của vi sinh vật và nấm bệnh gây hại,tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.

Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, ổn định, tăng sức đề kháng nên sâu bệnh ít, giúp chất lượng nông sản tăng lên.

Phân bón hữu cơ dễ dàng phân hủy sinh học và không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, tạo ra nguồn nông sản sạch đảm bảo sức khỏe và an toàn với con người.

Phương thức và công nghệ sản xuất các loại phân hữu cơ không phức tạp, dễ làm đối với đông đảo nông dân. Trồng các loại cây phân xanh với cây trồng chính theo kiểu xen canh hoặc luân canh. Thu gom phế thải nông nghiệp, phân gia súc, rác thải sinh hoạt hữu cơ: Có thể vùi ngay xuống ruộng (đối với phế thải nông nghiệp hoặc phân xanh), hoặc ủ phế thải nông nghiệp hoặc phân xanh, rác thải hữu cơ với phân gia súc có phun thêm chế phẩm vi sinh vật để tạo nên sản phẩm phân hữu cơ sinh học có chất lượng dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Tuy nhiên, phân bón hữu cơ cũng có những nhược điểm nhất định. Phân bón hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển và nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng, nhất là khi chế biến từ một số loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Tác dụng của phân hữu cơ cho cây trồng chậm hơn nhiều so với bón phân vô cơ. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay, nông dân thường ngại dùng phân hữu cơ, nhất là dạng phân tươi.

Để thúc đẩy phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững, Việt Nam đang thực hiện rất nhiều biện pháp như: Các bộ ngành ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ trong đó có việc sử dụng phân bón hữu cơ; Tăng cường công tác chứng nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản xuất các sản phẩm hữu cơ; Cần có quy hoạch đối với các địa phương dành diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và vùng sản xuất lớn chuyên canh cho phát triển hữu cơ; Cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các cơ sở sản xuất, chế biến, các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu phục vụ cho phát triển sản xuất hữu cơ, xác định sản xuất, chế biến hữu cơ là công nghệ cao của khoa học; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong đó có sản xuất hữu cơ, sử dụng sản phẩm hữu cơ.

Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế
Canh tác lúa thông minh, nông dân Tân Thạnh trúng mùa Canh tác lúa thông minh, nông dân Tân Thạnh trúng mùa
Ngành phân bón Việt Nam: Cơ hội và thách thức Ngành phân bón Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Bài liên quan

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Xã Xuân Phú, huyện Ea Kar: Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

UBND xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều trương trình hỗ trợ cho bà con nông dân, phát triển nông nghiệp chuyển đổi tích cực hướng theo hữu cơ.
Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Khám phá rau hữu cơ và dinh dưỡng qua chuyến thăm vườn tại Hà Nội

Ngày 16 và 17 tháng 11 năm 2024, Trung tâm CODAS phối hợp với Biggreen và Tâm Đạt tổ chức hai buổi giao lưu chia sẻ kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng và cách trồng rau hữu cơ cho người tiêu dùng Hà Nội.
Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Kết nối người tiêu dùng với nông dân: Hành trình khám phá rau hữu cơ tại Hà Nội

Trung tâm CODAS phối hợp cùng Biggreen và Tâm Đạt đã tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa, đưa người tiêu dùng Hà Nội đến tham quan các vườn rau hữu cơ tiêu chuẩn PGS, giao lưu với nông dân để tìm hiểu quy trình canh tác, phân biệt thực phẩm an toàn và học cách xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng.
Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
GrowTech Vietnam 2024 - Sự kiện đáp ứng giải pháp toàn diện cho ngành nông nghiệp

GrowTech Vietnam 2024 - Sự kiện đáp ứng giải pháp toàn diện cho ngành nông nghiệp

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm, Thiết bị, Vật tư & Phân bón Nông nghiệp - Growtech Vietnam 2024 vừa chính thức khai mạc tại Nhà B - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), với sứ mệnh kết nối các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp trong và ngoài nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Nông dân Đạ Tẻh đã tìm ra cách biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông dân huyện A Lưới biến rơm thành "vàng" cho chăn nuôi, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn và mang lại lợi ích kép.
Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Nhu cầu sầu riêng Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thị trường Việt Nam, đòi hỏi nông dân áp dụng công nghệ và sản phẩm hữu cơ để nâng cao chất lượng.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Thời gian qua, chính quyền huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã phốii hợp với các cơ quan chuyên môn là Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai dự án : “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”...Góp phần đảm bảo một phần nhu cầu phân bón cho cây trồng của bà con nơi đây, đồng thời làm thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững.
Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ thế nào?

Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ thế nào?

Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, hai nguồn dinh dưỡng quan trọng trong nông nghiệp, mang đến những lợi ích và thách thức khác nhau cho cây trồng và môi trường.
Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Mô hình xử lý rác thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại Đà Lạt không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nguồn phân bón chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
Nhân rộng chăn nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ

Nhân rộng chăn nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ

Lớp tập huấn “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của bà con nông dân tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Thái Nguyên trồng chè hữu cơ hướng đến nông nghiệp sạch

Thái Nguyên trồng chè hữu cơ hướng đến nông nghiệp sạch

Những năm gần đây, nhiều hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư chuyển đối sản xuất theo hướng hữu cơ để hướng tới sự phát triển bền vững cho cây chè, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dung và khẳng định chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu nền nông nghiệp sạch của địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính