Phân bón hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chống xói mòn - Ảnh minh họa. |
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang là những vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành nông nghiệp. Việc lạm dụng phân bón vô cơ, với mức tiêu thụ lên đến 10 triệu tấn mỗi năm (gấp 3 lần trung bình thế giới), đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước, gia tăng phát thải khí nhà kính là những hậu quả nhãn tiền mà chúng ta đang phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, phân bón hữu cơ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần định hình một nền nông nghiệp hiệu quả và có trách nhiệm với môi trường.
Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và chống xói mòn. Nhờ đó, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, năng suất và chất lượng nông sản cũng được nâng cao. Hơn nữa, phân bón hữu cơ còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và không khí, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ sức khỏe con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân bón hữu cơ, Chính phủ và Bộ NNPTNT đã và đang triển khai nhiều chính sách, đề án, chiến lược nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng loại phân bón này. Điển hình là Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu nâng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên hơn 30%, đồng thời nâng công suất sản xuất lên 5 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, con đường phát triển phân bón hữu cơ ở Việt Nam vẫn còn nhiều chông gai. Hiện nay vẫn còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ. Mặt khác, nhận thức của người dân về lợi ích của phân bón hữu cơ còn hạn chế, thói quen lạm dụng phân bón vô cơ vẫn còn tồn tại.
Một số lưu ý khi sản xuất hạt tiêu hữu cơ |
Đại hội Hữu cơ Thế giới 2024: Tìm giải pháp cho nông nghiệp tương lai |
Sản phẩm OCOP loay hoay trên hành trình tìm "đầu ra" |