Chủ nhật 24/11/2024 18:45Chủ nhật 24/11/2024 18:45 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kiến thức nhà nông

Một số lưu ý khi sản xuất hạt tiêu hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tiêu đen là một trong những loại gia vị quan trọng nhất được xuất khẩu ở nhiều nước. Ở Việt Nam, tiêu đen được sản xuất nhiều ở Phú Quốc (Kiên Giang), Chư Sê (Gia Lai), Lộc Ninh và Bù Đốp (Bình Phước), Xuyên Mộc và Châu Đức (Vũng Tàu) và một số vùng khác.
Một số lưu ý khi sản xuất hạt tiêu hữu cơ
Một số lưu ý khi sản xuất hạt tiêu hữu cơ - Ảnh minh họa.

Các phương pháp hữu cơ để sản xuất tiêu đen kiểu vụ trồng xen canh hoặc vụ trồng chuyên canh cần được tiến hành theo những tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ như cần có một vành đai ít nhất 25 m để ngăn cách với vườn tiêu truyền thống. Sản phẩm thu hoạch từ vành đai này không được xem là sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ; các phần đất bẩn cần được loại khỏi để phòng ngừa sự xâm nhiễm khi ngập nước và lây nhiễm từ nông trại bên cạnh.

Với vườn tiêu truyền thống hiện hữu, cần tối thiểu 3 năm để chuyển đổi sang vườn tiêu hữu cơ. Với các vườn được trồng mới hoặc được trồng lại mà trước đó đã sử dụng các thực hành sản xuất hữu cơ, sản phẩm thu được có thể được xem là sản phẩm hữu cơ miễn là vụ mùa trước đó không sử dụng chất hóa học. Trong trường hợp đất canh tác là đất mới khai thác lần đầu hoặc là đất nông trại mà trước đây không sử dụng chất hóa học thì giai đoạn chuyển đổi có thể được bỏ qua. Với những vùng đất nhỏ thì phương pháp sản xuất hữu cơ nên được thực hiện chuyển đổi trên toàn diện tích. Với những nông trại có diện tích lớn, việc chuyển đổi sang canh tác hữu có thể được thực hiện theo nhiều giai đoạn nhưng cần được lập kế hoạch trước.

Nguồn giống tiêu là các chồi non từ thân hoặc từ cành trên không được chọn lọc từ cây mẹ cũng được trồng theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, ban đầu thì cành giâm có thể được chọn lọc từ vườn tiêu truyền thống hoàn toàn không hữu cơ. Các thực hành quản lý theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ được thực hiện trên những cành giâm. Các kỹ thuật vườn ươm như vườn đệm hoặc sự nhân giống nhanh bằng nuôi cấy mô có thể được áp dụng. Có thể sử dụng các thực hành sau để cho kết quả tốt hơn: - Phơi nắng đất trước khi sử dụng; - Sau đó, ủ đất với nấm cộng sinh và Trichoderma (250 g hỗn hợp trong 25 kg phân trộn); - Cành giâm có thể được được phun với nước thủy phân trùn để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Hai bệnh hại quan trọng trong giai đoạn vườn ươm là thối lá do Rhizoctonia solanivà héo rủ do Sclerotium rolfsii. Có thể hạn chế tối đa các bệnh hại này bằng cách ủ đất sau khi đã phơi nắng với nấm cộng sinh và Trichoderma. Tuy nhiên, nếu bệnh vẫn xảy ra cục bộ có thể sử dụng Bordeaux 1% để xử lý. Ở những diện tích có vấn đề về tuyến trùn thì nên dùng dịch chiết hạt Neem (hạt cây Xoan Cạn) để xử lý. Các biện pháp xác định hàm lượng nước và sự nhiễm bẩn của đất cần được thực hiện khi chuẩn bị đất để trồng. Trong khi chọn các cây sống làm trụ, một số lượng lớn các loài có thể được khuyến cáo sử dụng để đảm bảo tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên, không nên sử dụng cây thuộc họ Vông (Erythrina) vì chúng là cây mà tuyến trùn nốt rễ thường ẩn náu. Trồng 2-3 cành (cành đã bén rễ) rời nhau trong cùng 1 hố. Cành nên được trồng tránh gió trực tiếp. Có thể sử dụng 1 kg phân trộn hoặc phân bò đã hoai có trộn 125 phân lân quặng (32% P2Ọ5) khi trồng.

Khi các cành giâm nhú chồi non cần được buộc vào trụ là một điều cần thiết. Các dây còn non nên được bảo vệ tránh nắng mặt trời bằng cách tạo bóng che nhân tạo trong suốt mùa hè. Việc điều chỉnh bóng râm trên các trụ tiêu bằng cách xén bớt các nhánh nhằm cung cấp ánh sáng tối ưu và làm cho các nhánh còn lại phát triển mạnh hơn. Nếu mức độ râm quá cao trong giai đoạn ra hoa và tạo trái của dây tiêu sẽ tạo điều kiện cho sâu bọ phát triển. Việc tỉa cành vừa phải giúp bảo vệ cành mới và làm nguồn bổi che phủ gốc giúp tránh mất nước.

Sự phủ bổi thích hợp bằng lá xanh hoặc vật liệu hữu cơ nên vào khoảng cuối gió mùa Đông Bắc. Không nên xới gốc cây để tránh làm hại cho rễ, nhất là mùa mưa. Việc loại trừ có dại chỉ nên làm khi cần thiết bằng cách chặt và sau đó dùng chúng làm lớp bổi phủ gốc. Có thể trồng cây phủ đất bằng các cây như cây đậu Lông (Calapagonium mucunoides), cây Trinh Nữ Móc (Mimosa invisa) để tránh xói mòn và phát triển của cỏ dại. Vùng ven của vườn tiêu nên trồng các cây họ đậu để ngăn chặn xói mòn và dùng làm nguyên liệu trong ủ phân.

Phân trộn hoặc phân chuồng được dùng khoảng 20 kg/gốc/năm và bón trong khoảng tháng 5-6. Có thay thế một phần hoặc một nửa bằng phân trùn. Cần dựa trên kết quả phân tích đất, việc sử dụng phân lân quặng, bột xương, vôi, khoáng dolomite có thể được sử dụng. Tro gỗ có thể được dùng ở những diện tích đất bị thiếu Kali. Phân trộn được sản xuất từ các cành tiêu được tỉa, phế liệu mùa vụ, cỏ, phân bò, phân gia cầm… (được trộn chung với tro gỗ và/hoặc phân lân quặng) nên được sử dụng đều đặn thay vì dùng phân chuồng đơn lẻ. Phân trộn có thể được nâng cao chất lượng bằng cách bổ sung thêm các bánh dầu và các vi sinh vật phù hợp trước khi ủ và bón cho cây. Dịch chiết hạt Neem được dùng cho những khu vực bị nhiễm tuyến trùn. Có thể sử dụng phân sinh học thường xuyên với những loài nhất định.

Bệnh hại chính ở cây tiêu là bệnh chết nhanh (thối gốc) do nấm Phytophthora capsici (P. palmivora). Ít nghiêm trọng hơn là bệnh thán thư do Colletotrichum gloeosporioides. Để kiểm soát bệnh thối gốc, biện pháp vệ sinh thực vật phù hợp là rất quan trọng. Các hoạt động canh tác đất phải tránh tối đa việc làm xáo trộn đất và gây hại cho rễ. Sự tháo nước thích hợp là rất cần thiết. Có 4 triệu chứng để phát hiện bệnh: - Sự nhiễm trùng trên lá: các vết thương trên lá ở mép lá hoặc trung tâm của lá khi được ngâm trong nước sẽ thấy vùng rìa vết thương có những sợi tơ của nấm, sự rụng lá xảy ra khi lá bị nhiễm nặng; - Héo ngọn: các nhánh trên không bị nhiễm ở bất kỳ điểm nào. Tại vị trí nhiễm của nhánh xảy ra sự mất màu và quá trình thối rữa sau đó lan dần lên trên ngọn nhánh và xuống dưới nhánh. Các nhánh bên của nhánh bị nhiễm sẽ bị gãy ở các vị trí giao tiếp và rụng (rụng lóng); - Thối gốc và cổ rễ: thân gần mặt đất bị nhiễm và xảy ra sự thối và chết chỉ trong 2-3 tuần, phần bị nhiễm có mùi hôi, sự nhiễm sẽ lan dần xuống đất và tới hệ rễ; - Thối rễ: sự nhiễm bắt đầu ở rễ chính hoặc rễ nhánh, lá trở nên vàng và rụng.

Để phòng trừ bệnh hại, cần lựa chọn cành giống khỏe mạnh, tránh nhân cành từ cây mẹ có triệu chứng còi cọc, thoát nước tốt cho vườn tiêu, cắt tỉa những nhánh và lá yếu ớt, nhất là không để chúng tiếp xúc trực tiếp với đất. Sử dụng Trichoderma viridehoặc Pseudomonas fluorescens để kiểm soát phòng trừ bệnh. Sử dụng Trichoderma có trong sản phẩm BIOFERT M để bón vào gốc với liều 500 g/gốc/năm để phòng bệnh thối gốc do Phytophthora. Nên bón Trichoderma cùng với các đợt bón phân trộn, phân hữu cơ. Bất kỳ khi nào có bệnh thán thư hoặc có triệu chứng thối gốc nhẹ, phun một lượng giới hạn Bordeaux 1%. Sử dụng Trichodermađể phun đều lên cành và lá để phòng ngừa sự lây lan của mầm bệnh Phytophthora, nhất là khi vườn tiêu có triệu chứng bệnh (sử dụng BIOFERT MX với nồng độ 100-200 g trong 200 lít nước). Không phun Trichoderma khi trời mưa. Cũng có thể sử dụng dịch chiết hạt Neem để kiểm tra bệnh chết nhanh, chết chậm.

Các loài bọ Longitarsus nigripennis và Liothrips karnyl có thể được kiểm soát bằng cách phun dịch chiết hạt Neem (400 ml/100 lít nước) hoặc theo khuyến cáo. Cũng có thể dùng nước chiết cây thuốc lá để kiểm soát côn trùng có vẩy. Nếu cây bị nhiễm tuyến trùn nặng thì cần nhổ rễ cây trong giai đoạn ra hoa và đốt. Tiêu được thu hoạch khoảng 6-8 tháng sau khi ra hoa. Việc thu hoạch bằng cách hái cả cụm trái khi có những quả chín mọng màu đỏ vàng nhạt. Trong khi thu hoạch, không nên dùng hóa chất để diệt kiến đỏ. Các quả mọng được tách riêng và phơi khô trong 7-8 ngày trên sàn bê tông sạch. Thường xuyên đảo trộn để hạt được khô đồng đều khi phơi nắng. Nếu không đảo trộn, hạt có thể bị nhiễm mốc ở những hạt ướt và có màu xám không đẹp.

Để sản xuất tiêu đen có chất lượng, có thể dùng quá trình chần đơn giản. Các hạt tiêu vàng hơi lục được tách khỏi chùm sau khi hái. Sau khi làm sạch, cho vào rổ tre hoặc thùng nhôm và nhấn chìm trong nước sôi khoảng 1 phút. Sau đó trải ra nền xi măng hoặc chiếu tre để phơi nắng cho khô. Nước dùng đun sôi phải sạch và không bị nhiễm bẩn. Ưu điểm của việc chần tiêu: - Các hạt tiêu mọng chỉ cần 3-4 ngày để phơi, đo đó, tiết kiệm được thời gian; - Hạt tiêu khô sẽ đồng nhất hấp dẫn; - Giúp tối thiểu hóa sự nhiễm vi sinh và tích lũy bụi phấn, vì thế thu được sản phẩm hợp vệ sinh.

Để sản xuất tiêu trắng, chỉ thu hoạch những cụm trái mà có ít nhất 3-5 trái chín mọng. Tách những trái non ra khỏi lô. Cho trái mọng vào túi cói sạch và đặt ở góc phòng trong 1-2 ngày để làm chín những trái còn lại. Tách trái đã chín ra khỏi chùm. Cho trái chọn lọc vào túi cói sạch khoảng 50 kg. Nhấn chìm túi dưới sông hoặc suối nơi mà có nước sạch không bị ô nhiễm và lưu thông. Có thể thực hiện nhân tạo khâu này. Trong 6-9 ngày ngâm, vỏ ngoài của hạt tiêu bị phân hủy bởi sự lên men. Cho hạt tiêu vào bồn nước sạch rồi nhào trộn cho vỏ ngoài và các mô bị bong tróc hoàn toàn. Rửa nước để làm sạch hạt và loại những hạt bị vỡ. Làm khô ngay lập tức để tránh sự nhiễm nấm và mất màu trắng. Nếu phơi nắng, cần trải lớp mỏng trên chiếu tre hoặc nền xi măng. Mỗi 2 giờ cào thành đống và trải mỏng một lần để làm khô đồng đều. Khi ẩm độ đạt khoảng 11% thì có thể bảo quản trong các túi cói, polythene hoặc vải sạch.

Có thể sử dụng enxyme để thúc đẩy quá trình bóc vỏ. Thay vì ngâm hạt tiêu trong nước cho lên men tự nhiên, người ta ngâm chúng trong dịch cellulase. Các enzyme này chủ yếu là cellulase hiện đã được sản xuất và thương mại hóa rất phổ biến. Hạt tiêu được chỉ mất trên dưới 12 giờ để xử lý bóc vỏ bằng cellulase. Hạt tiêu sau khi bóc vỏ có màu trắng đồng nhất hấp dẫn, không có mùi hôi do lên men khi ngâm theo phương pháp truyền thống và giữ được mùi đặc trưng của hạt tiêu./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xã Tân Thịnh: Nông sản hàng hóa mở lối thoát nghèo

Xã Tân Thịnh: Nông sản hàng hóa mở lối thoát nghèo

Xã Tân Thịnh (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đang gặt hái nhiều thành công trong việc phát triển nông sản hàng hóa, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm và giảm nghèo bền vững.
Cam đường Canh - Cây "triệu phú" mới trên đất Chi Lăng

Cam đường Canh - Cây "triệu phú" mới trên đất Chi Lăng

Bên cạnh những loại cây trồng truyền thống, cam đường Canh đang nổi lên như một loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Chi Lăng (Lạng Sơn).
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
OCOP Kiên Giang: Nâng tầm nông sản, nâng cao thu nhập

OCOP Kiên Giang: Nâng tầm nông sản, nâng cao thu nhập

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang phát huy hiệu quả rõ rệt tại Kiên Giang, góp phần nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường và cải thiện thu nhập cho người dân.
Quảng Nam: Nông nghiệp xanh - Hướng đi bền vững cho tương lai

Quảng Nam: Nông nghiệp xanh - Hướng đi bền vững cho tương lai

Quảng Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, bền vững, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Mù Cang Chải: Nông nghiệp bứt phá nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật

Mù Cang Chải: Nông nghiệp bứt phá nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ cao, Mù Cang Chải (Yên Bái) đang "hô biến" nông sản thành hàng hóa chất lượng cao, vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Sóc Sơn: Nâng tầm thương hiệu "Nếp cái hoa vàng"

Sóc Sơn: Nâng tầm thương hiệu "Nếp cái hoa vàng"

Huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang tập trung nhân rộng mô hình trồng lúa nếp cái hoa vàng, hướng tới xây dựng thương hiệu gạo đặc sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Đức Linh: Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng không dấu chân"

Đức Linh: Hiệu quả từ mô hình "Cánh đồng không dấu chân"

Mô hình "Cánh đồng không dấu chân" đang được triển khai hiệu quả tại huyện Đức Linh (Bình Thuận), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Trà Vinh đẩy mạnh hợp tác xã, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo và dừa

Trà Vinh đẩy mạnh hợp tác xã, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo và dừa

Với diện tích trồng lúa và dừa lớn, tỉnh Trà Vinh đang tập trung nâng cấp chuỗi giá trị hai ngành hàng này thông qua việc đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Cao Bằng: Nâng tầm thương hiệu “Nếp hương Bảo Lạc”

Người dân huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) tự hào về quê hương mình. Miền quê biên viễn không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, mà còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành mát mẻ, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, với nhiều đặc sản quý, trong đó có gạo nếp hương nức tiếng bởi gạo có độ dẻo khi nấu, vị ngọt khi ăn và hương thơm đặc trưng không loại nếp nào có được.
Canh tác nhà màng, nhà lưới: Lợi ích kép cho nông nghiệp Thanh Hóa

Canh tác nhà màng, nhà lưới: Lợi ích kép cho nông nghiệp Thanh Hóa

Canh tác trong nhà màng, nhà lưới đang được xem là hướng đi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân và góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai: Hướng tới tương lai xanh với nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ hàng đầu của Việt Nam. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, tỉnh này đang tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang hướng bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính