Thứ ba 22/10/2024 15:45Thứ ba 22/10/2024 15:45 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sản phẩm OCOP loay hoay trên hành trình tìm "đầu ra"

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product - OCOP) là chủ trương lớn của nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới và góp phần xóa đói giảm nghèo. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Sản phẩm OCOP loay hoay trên hành trình tìm
Chị Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc HTX Tài Hoan bên sản phẩm Miến dong Tài Hoan (Bắc Kạn) tiếp tục công nhận sản phẩm OCOP 5 sao năm 2024.

Với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Đây là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện bền vững các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Trọng tâm chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Chương trình cũng đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, tạo đà thúc đẩy và nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc hữu của từng địa phương. Thông qua việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn; ứng dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm… nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, là giải pháp quan trọng để thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương, hết năm 2020, có 3.843 sản phẩm OCOP (Chương trình "mỗi xã một sản phẩm") được 61 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án. So với kế hoạch con số ấy vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm. Tuy nhiên, hiện việc tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa rớt giá, có nơi ứ đọng... nên rất cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp... tính đến hết năm 2022, cả nước đã có 8.689 sản phẩm tham gia OCOP; trong đó có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,6% sản phẩm 4 sao, 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao của 4.479 chủ thể OCOP là các hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh. Năm 2023 phong trào tiếp tục phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.

Rất nhiều địa phương đã đưa sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đăng ký tham gia chương trình thẩm định. Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP nhiều địa phương đã xếp hạng công nhận và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt chuẩn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân thành công là mục tiêu phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững với những cách làm phù hợp.

Các cấp, chính quyền chú trọng phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách, huy động nguồn lực phù hợp để từ đó kịp thời động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tạo động lực phát triển phong trào OCOP ngày càng mạnh mẽ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm đặc biệt các sản phẩm đã được xếp hạng đạt chuẩn OCOP gắn với du lịch; ứng dụng thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hồ sơ công bố chất lượng, truy suất nguồn gốc sản phẩm...

Cùng với đó, các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện trọng tâm chương trình là phát triển và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Các cơ quan hữu trách tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP; thực hiện thanh tra, kiểm tra các sản phẩm, hàng hóa, nhãn hiệu, logo của tổ chức cá nhân đã được công nhận sản phẩm OCOP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách mạnh, phù hợp để huy động nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, quốc gia gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khơi dậy, thúc đẩy tính sáng tạo từ chủ thể, doanh nghiệp, HTX, làng nghề tham gia chương trình OCOP.

Tuy nhiên nhiều sản phẩm OCOP vẫn loay hoay tìm nơi tiêu thụ, đầu ra chưa vững chắc nên hạn chế tới sự phát triển. Hiện nay rất cần một cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị bền vững… Ðẩy mạnh hoạt động kết nối Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ Chính phủ, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã và đang được khai thác hiệu quả theo thế mạnh của mỗi địa phương. Ðể xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, nhiều địa phương đã có những bước đi cụ thể, linh hoạt, để thực hiện các nội dung: tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; in tem, nhãn, QR code; in bao bì... Nhiều doanh nghiệp, HTX chỉ mới lấy chứng nhận OCOP mà chưa thật sự quan tâm đưa sản phẩm vào siêu thị, cửa hàng và các điểm “hàng sạch” để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Do đó, nhiều nơi đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất hàng OCOP… từ sản xuất đến việc đưa vào hệ thống phân phối hiện đại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu để tiêu thụ. Ðồng thời hoàn thiện những khâu cuối cùng về hồ sơ, thủ tục phát triển để đưa thêm các sản phẩm OCOP vào hệ thống bán buôn, bán lẻ tiếp cận với người tiêu dùng trên địa bàn rộng./.

Bài liên quan

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
Đồng hành, lắng nghe, thúc đẩy nông dân phát triển bền vững

Đồng hành, lắng nghe, thúc đẩy nông dân phát triển bền vững

Ngày 14/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh cùng ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã đến thăm và gửi lời chúc mừng Hội Nông dân thành phố nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
Ngày Hữu cơ Việt Nam 19/9: Thúc đẩy kết nối và nâng cao chuỗi giá trị

Ngày Hữu cơ Việt Nam 19/9: Thúc đẩy kết nối và nâng cao chuỗi giá trị

Ngày 28/9/2024, tại thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trung tâm kinh tế lớn nhất, năng động nhất của cả nước, Hiệp hội Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Hữu cơ Việt Nam - 19/9/2024. Nhân dịp này, Ban biên tập Tạp chí Hữu cơ Việt Nam xin trân trọng đăng nội dung bài phát biểu của TSKH.Hà Phúc Mịch - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam
Thóc giống trao tay, tiếp sức người dân Bắc Hà vượt qua bão lũ

Thóc giống trao tay, tiếp sức người dân Bắc Hà vượt qua bão lũ

Ngày 10/10, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cùng Hiệp Hội Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam và Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà chung tay hỗ trợ người dân xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) khắc phục hậu quả bão lũ bằng việc trao tặng 200kg thóc giống và nhiều phần quà thiết thực khác, góp phần khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Đại hội Hữu cơ Thế giới 2024: Tìm giải pháp cho nông nghiệp tương lai

Đại hội Hữu cơ Thế giới 2024: Tìm giải pháp cho nông nghiệp tương lai

Đại hội Hữu cơ Thế giới (OWC) 2024 sẽ diễn ra tại Đài Loan từ ngày 2/12 đến 4/12, quy tụ cộng đồng nông nghiệp hữu cơ toàn cầu để cùng nhau kiến tạo một tương lai xanh hơn cho ngành nông nghiệp.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nâng cao sức khỏe đất góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Nâng cao sức khỏe đất góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Mục tiêu và kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
Tiêu Đồng Nai hướng tới vị thế mới

Tiêu Đồng Nai hướng tới vị thế mới

Ngành tiêu Đồng Nai đang trên đà phục hồi sau thời gian khó khăn, nhưng cần thêm nhiều giải pháp để phát triển ổn định.
Trà Vinh: Nuôi lợn rừng giúp người Khmer ổn định kinh tế

Trà Vinh: Nuôi lợn rừng giúp người Khmer ổn định kinh tế

Nuôi lợn rừng đang là hướng đi mới giúp người Khmer ở Trà Vinh vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, ít dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thiếu nguyên liệu, OCOP Thanh Hóa khó bật lên

Thiếu nguyên liệu, OCOP Thanh Hóa khó bật lên

Vùng nguyên liệu đang là nút thắt cần tháo gỡ để OCOP Thanh Hóa phát triển, dù đã có 531 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.
Người trồng mía Hậu Giang loay hoay tìm lối thoát

Người trồng mía Hậu Giang loay hoay tìm lối thoát

Diện tích mía Hậu Giang giảm mạnh từ 15.000 ha xuống chỉ còn hơn 3.200 ha, đặt ra nhiều thách thức cho ngành mía đường trước nguy cơ mai một.
Thiên niên kiện "lên ngôi" ở Hương Sơn

Thiên niên kiện "lên ngôi" ở Hương Sơn

Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đang đẩy mạnh trồng cây thiên niên kiện dưới tán rừng, vừa mang lại thu nhập cao cho người dân, vừa góp phần bảo vệ rừng hiệu quả.
Nghề gỗ Hà Nam: Vững vàng giữa dòng chảy thị trường

Nghề gỗ Hà Nam: Vững vàng giữa dòng chảy thị trường

Ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nghề gỗ Hà Nam đang nỗ lực thích ứng với thị trường và khẳng định vị thế của mình.
OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương

OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương

OCOP đang thổi làn gió mới vào kinh tế nông thôn Việt Nam, với hơn 7.800 sản phẩm được công nhận, tạo ra doanh thu hơn 200.000 tỷ đồng và bức tranh kinh tế nông thôn đa sắc màu.
"Robot "cày cuốc" thay nông dân Việt

"Robot "cày cuốc" thay nông dân Việt

AI đang cách mạng hóa nông nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao chất lượng, hướng tới năng suất vượt trội và khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Nông nghiệp 4.0: Việt Nam "ghi điểm"

Nông nghiệp 4.0: Việt Nam "ghi điểm"

Nông nghiệp Việt Nam bứt phá mạnh mẽ với sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao và chuỗi giá trị bền vững, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Vân Hồ đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông

Vân Hồ đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Chế biến và sản xuất dược liệu ở Quảng Bình: Tiềm năng lớn, khó khăn chất chồng

Chế biến và sản xuất dược liệu ở Quảng Bình: Tiềm năng lớn, khó khăn chất chồng

Với 143,1 ha cây dược liệu tỉnh Quảng Bình, ngành chế biến và sản xuất dược liệu có cơ sở thuận lợi để phát triển nhưng thực tế đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách cần khắc phục.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính