Thứ tư 21/05/2025 22:04Thứ tư 21/05/2025 22:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị tập trung nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học và được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu cao trên nhiều lĩnh vực.
Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Người dân xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong phối trộn chế phẩm sinh học để làm phân bón hữu cơ - Ảnh: V.T.H

Sau khi Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” được phê duyệt, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị phối hợp với Tỉnh đoàn; các phòng nông nghiệp và PTNT (cũ), phòng kinh tế - hạ tầng; các hội: Liên hiệp Phụ nữ, Nông dân tỉnh; UBND các xã, phường, thị trấn; các trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng, lập danh sách đăng ký và cung ứng các loại chế phẩm vi sinh vật (VSV). Đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, sản xuất, cung ứng các loại chế phẩm VSV cho các tổ chức, cá nhân theo nội dung của đề án.

Nhằm phổ biến rộng rãi lợi ích của việc sử dụng chế phẩm VSV trong sản xuất nông nghiệp và quảng bá sản phẩm nghiên cứu của đơn vị, trung tâm đã tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Quảng Trị, Đài PT-TH tỉnh tuyên truyền về hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học vào trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; phổ biến chủ trương, biện pháp và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm VSV; chính sách hỗ trợ của đề án, công dụng, hiệu quả mang lại của các loại chế phẩm VSV...

Trung tâm đã lồng ghép nhiệm vụ dịch vụ công với tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sử dụng chế phẩm VSV trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ, xử lý môi trường chăn nuôi...

Kết quả, đã tổ chức được 81 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng các loại chế phẩm VSV vào đời sống, sản xuất cho 2.430 người dân trên địa bàn tỉnh với các nội dung như: ứng dụng chế phẩm vi sinh Nitro-QTMIC và Perfect-QTMIC trong nuôi tôm thẻ chân trắng; xử lý rác thải, xử lý chất thải trong chế biến nông sản; bổ sung chế phẩm VSV vào thức ăn chăn nuôi và phòng trừ bệnh hại trong trồng trọt...

Phối hợp với Tỉnh đoàn, Huyện đoàn Triệu Phong tổ chức 4 lớp tập huấn cho các chủ mô hình thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường (cũ) TP. Đông Hà cung cấp chế phẩm VSV và hỗ trợ kỹ thuật xây dựng 100 mô hình lý rác thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình.

Từ năm 2021-2024, trung tâm đã sản xuất và cung ứng 5 chủng loại chế phẩm VSV số lượng 88,3 tấn cho 2 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ; 1 trung tâm giống thủy sản; 6 trang trại chăn nuôi và hơn 3.500 hộ dân. Trong đó, hỗ trợ 47,98 tấn chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu ứng dụng trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ, phòng trừ bệnh hại cây trồng; hỗ trợ 30,76 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC và Perfect-QTMIC để ứng dụng trong xử lý đáy ao, môi trường nước nuôi tôm; bổ sung thức ăn trong nuôi tôm thâm canh nhằm hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, cải thiện đường ruột cho tôm nuôi; hỗ trợ 9,54 tấn chế phẩm Pro-QTMIC và Bio-QTMIC để ứng dụng trong chăn nuôi gồm xử lý mùi hôi chuồng trại, làm đệm lót sinh học và bổ sung thức ăn chăn nuôi lợn nhằm cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao hiệu quảsửdụng thức ăn, góp phần hỗtrợphát triển chăn nuôi lợn an toàn.

Qua thực tế triển khai cho thấy, ứng dụng chế phẩm VSV trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, sản xuất bền vững.

Các địa phương đã tích cực ứng dụng chế phẩm VSV trong sản xuất và mang lại hiệu quả khá, tạo ra một lượng lớn phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, xử lý có hiệu quả nguồn chất thải trong chế biến nông sản. Hiện nay, các vùng sản xuất rau an toàn, cây ném vùng cát, lúa hữu cơ... đã ứng dụng chế phẩm vi sinh Compo-QTMIC và Tricho-Pseu để xử lý các nguồn phế phụ phẩm tạo được hàng nghìn tấn phân bón hữu cơ hằng năm.

Các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả sử dụng chế phẩm Tricho-Pseu vào chăm sóc vườn cây đã góp phần cải tạo đất, tăng cường khả năng kháng bệnh của cây; người dân các địa phương trồng cây hồ tiêu đã thu gom trên 5.500 tấn phế phẩm nông nghiệp và sản xuất khoảng 4.500 tấn phân hữu cơ bằng chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu để phục vụ canh tác cây hồ tiêu. Người dân ứng dụng rộng rãi các loại chế phẩm VSV để xử lý hơn 22.000 m3 phế phụ phẩm nông nghiệp, tạo được hơn 17.600 tấn phấn phân hữu cơ với chi phí đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật ủ phân đơn giản, dễ áp dụng, hiệu quả cao, thời gian phân giải nhanh.

Nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tại Quảng Trị dồi dào (ước tính hàng năm có khoảng 650.000 tấn phế thải trồng trọt và 800.000 tấn phân gia súc) đã góp phần tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong nuôi trồng thủy sản, sử sụng chế phẩm vi sinh Nitro-QTMIC để xử lý môi trường nước ao nuôi và Perfect- QTMIC để bổ sung thức ăn cho tôm trong nuôi tôm thâm canh ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Đông Hà với tổng diện tích ao nuôi trên 500 ha đã giúp cải thiện và duy trì chất lượng nước bằng cơ chế đẩy nhanh việc loại bỏ những chất thải dư thừa trong môi trường nước; đồng thời, tăng cường hệ VSV cólợi trong nước, kiểm soát khí độc và ngăn ngừa sự hình thành các loại khí độc trong tầng đáy ao nuôi. Ngoài ra, chế phẩm Perfect-QTMIC còn giúp giảm được khoảng 10% chi phí thức ăn; giảm tỉ lệ mắc bệnh, nhiễm bệnh trên tôm, nhất là các bệnh về đường ruột, nấm...

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, sử dụng chế phẩm Pro-QTMIC và Bio- QTMIC vào xử lý môi trường chăn nuôi, cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi giúp giảm chi phí thức ăn do tăng tiêu hoá hấp thu thức ăn. Vật nuôi phát triển tốt, tăng trọng nhanh nhờ ăn thức ăn ủ men. Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm Bio-QTMIC trong xử lý chất thải chăn nuôi giúp tăng cường quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn lên men gây mùi thối.

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp đã giúp cho người dân, doanh nghiệp tăng hiệu quả kép về kinh tế, xã hội, môi trường.

Các chế phẩm VSV được sử dụng như một liệu pháp kiểm soát dịch hại, thân thiện với môi trường thay cho các liệu pháp hóa học, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp xanh và bền vững, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con ngưới, vật nuôi và môi trường.

Bài liên quan

Đắk Lắk: Chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Đắk Lắk: Chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các địa phương. Nhằm đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu 2025 đạt kết quả cao nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản hướng dẫn khung lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất chi tiết đến từng huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.
Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Ở nhiều quốc gia phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp và mang lại giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, tuy khái niệm nông nghiệp hữu cơ đã không còn xa lạ, nhưng trên thực tế, số lượng nông dân tham gia vào mô hình sản xuất này vẫn còn khá khiêm tốn. Nhiều địa phương triển khai mô hình hữu cơ đã gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô do nông dân không mặn mà tham gia.
Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa chỉ đạo, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025.
Diện tích ruộng bỏ hoang không cấy tại Hải Dương giảm 45,1ha

Diện tích ruộng bỏ hoang không cấy tại Hải Dương giảm 45,1ha

Năm 2025 tỉnh Hải Dương có 128,8 ha ruộng không cấy, giảm 45,1 ha ruộng bỏ hoang so với cùng kỳ năm trước. Diện tích ruộng bỏ hoang không cấy ngày càng giảm là tín hiệu rất đáng mừng cho tỉnh.
Nghệ An chủ động thích ứng để nâng cao sản lượng lương thực vụ Hè Thu

Nghệ An chủ động thích ứng để nâng cao sản lượng lương thực vụ Hè Thu

Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đang chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, tỉnh Nghệ An đặt ra mục tiêu sản xuất hơn 400.000 tấn lương thực trong vụ Hè Thu - Mùa năm 2025. Đây không chỉ là con số thể hiện quyết tâm, mà còn là minh chứng cho nỗ lực thích ứng linh hoạt, sáng tạo của ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Trong giai đoạn 2024 – 2030, có 8 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp được UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi đầu tư.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bèo hoa dâu lên núi

Bèo hoa dâu lên núi

Tôi vẫn nhớ ngày ấy, cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm, cơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận đầu ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm. Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng…
Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Trước áp lực gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa công bố Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh hiện có trên 40 nguồn gen đang được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Bình Liêu, Quế Quảng Ninh, Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích tím, Đẳng sâm, gà Tiên Yên, lợn Hương, gà bản Đầm Hà, lúa chiêm đá Quảng Ninh, lúa Bao thai lùn, lúa Nếp cái hoa vàng, cùng các loại cây ăn quả như Na dai, Vải u sần, Cam Vạn Yên, Lạc Đầm Hà, Củ cải Đầm Hà... đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Ngày 25-3, Ban Thường vụ hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam. Theo quyết định số 3441 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế.
Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng an toàn sinh học, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với tình hình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn, mở ra hy vọng mới cho người nông dân.
"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

Những năm gần đây, phong trào tự ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng nông dân Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường mà còn là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, chế phẩm sinh học từ thảo mộc còn thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong nông nghiệp.
Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Liên nhóm hữu cơ xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội) thuộc PGS Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ báo cáo kết quả 5 công thức ủ phân theo phương pháp Nhật Bản và khảo nghiệm trên cây rau sau khi có kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dư lượng kim loại nặng trong phân ủ thành phẩm.
Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Mới đây, tại thành phố Colombo, thủ đô quốc gia Sri Lanka, tổ chức Hội nghị nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học, do tổ chức năng suất Châu Á (APO) và Trường Đại học Peradeniya (Sri LanKa) đồng tài trợ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính