Thứ tư 21/05/2025 17:59Thứ tư 21/05/2025 17:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bèo hoa dâu lên núi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tôi vẫn nhớ ngày ấy, cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm, cơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận đầu ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm. Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng…
Bèo hoa dâu lên núi

GS.Nguyễn Quang Thạch giới thiệu về bèo hoa dâu trong phòng thí nghiệm của ông - Ảnh Trung Hiền

Bèo hoa dâu với tuổi thơ tôi

Tôi vẫn nhớ, vào một ngày gió mùa Đông Bắc tràn về, mưa phùn lâm thâm, trời rét căm căm, sáng sớm, mẹ tôi chân trần, khoác áo tơi, quẩy quang gánh mang thúng tro bếp ra đồng Khơi cho bèo hoa dâu ăn trên thửa ruộng nhỏ của nhà. Bà bảo: Rét mướt thế này, tro bếp vừa để giữ ấm vừa làm thức ăn cho bèo. Trưa về, bà gánh theo hai rổ bèo hoa dâu mới vớt. Bà trộn bèo với cám cho lợn ăn…

Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, làng tôi có phong trào nuôi thả bèo hoa dâu. Cô Hòa, Tổ trưởng Tổ Khoa học Kỹ thuật của Hợp tác xã Thắng Cựu khi đạp xe sang tận La Vân lúc lên Làng Búng mua bèo hoa dâu về ươm rồi hướng dẫn các hộ gia đình cách nuôi thả trên ruộng lúa nước. Cô bảo, bèo hoa dâu làm phân bón lúa rất tốt. Nhà nhà làm theo. Có hôm đi câu tôm, qua trại chăn nuôi, tôi lại thấy cô hướng dẫn bà con trộn bèo dâu với cám. Cô bảo, bèo này nhiều dinh dưỡng nuôi lợn. Chúng hay ăn chóng lớn.

Tôi vẫn nhớ cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm.

Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng. Thì ra, người nông dân quê tôi bắt đầu làm quen rồi đua nhau sử dụng phân bón hóa học. Phâm đạm, phân lân, thuốc trừ sâu đục thân, thuốc trị bệnh đạo ôn được nhà nhà sử dụng. Ban đầu năng suất lúa có lên ai cũng phấn khởi. Có điều, hậu quả khi dùng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không phải ai cũng sớm nhận ra. Đất dần bạc màu do thiếu phân bón hữu cơ, hệ sinh thái bị phá vỡ, thiên địch chẳng còn.

Bà Tam chuyên bắt cua mang bán ở chợ Đình than thở: Trước cua cá dễ kiếm, còn nay cả cái ruộng mấy sào vạch lúa cả ngày cũng chẳng thấy một con cua. Con ếch, con tôm, cái tép ở ao làng cũng đi đâu sạch.

Anh Vi hàng xóm thấy tôi về sang chơi, buồn rầu chia sẻ: Bây giờ cấy lúa nhiều khi mắt trắng. Sâu bệnh, chuột phá. Phun thuốc trừ sâu nhiều đến mức khi mang thúng gạo đi xay xát, lấy nắm gạo lên đã thấy nồng nồng mùi thuốc trừ sâu. Biết có hại mà vẫn phải ăn. Vì thế mà làng mình quá nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo. Tuần trước, cô Thà phải bán nốt cả trâu và nghé đi chữa bệnh mà vẫn không qua khỏi căn bênh ung thư dạ dày quái ác. Nghe chuyện buồn trong làng, mắt tôi cay xè, chua xót. Bất chợt tôi lại nhớ về ngày xưa khi làng tôi xanh lũy tre xanh, những cánh đồng xanh, những thảm bèo dâu xanh làm nên những hạt gạo thơm , những bữa cơm tuy đạm bạc nhưng thật an lành.

Bèo hoa dâu lên núi

GS. Nguyễn Quang Thạch với tác giả tháng 8 năm 2022

Bèo hoa dâu, tên khoa học Azolla sp, là thủy dương xỉ nổi tự do trên mặt nước, cộng sinh với loài tảo lục (vi khuẩn lam) cố định nitơ Anabaena azollae. Đây là loài thực vật đã xuất hiện từ rất lâu, sống trên mặt nước của các ao hồ nước ngọt ở nước ta. Bèo dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời. Nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.

Rễ bèo hoa dâu có vi khuẩn lam (Anabaena azollae) sống cộng sinh, có khả năng hấp thụ nitơ (N2) từ không khí và biến chúng thành amoni. Amoni sẽ được cây trồng hấp thụ, cung cấp đạm cho cây trồng, còn vi khuẩn lam sẽ được hưởng lợi từ sự tiết đường ở rễ bèo hoa dâu.

Từ lâu bèo hoa dâu là nguồn phân bón rất tốt cho lúa. Đây là nguồn phân xanh cung cấp lượng đạm rất lớn cho cây trồng.

Bèo hoa dâu với GS,TS,NGND Nguyễn Quang Thạch

Có lần tôi kể cho Phó GS, TS. Lê Văn Hưng nghe về tuổi thơ tôi với bèo hoa dâu. Ông cười vui:

- Đúng thế! Trước những năm 1965, khi sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, ở các tình phía Bắc đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng trong đó có tỉnh Thái Bình quê anh việc nuôi thả bèo hoa dâu trong sản xuất nông nghiệp được đặc biệt chú trọng vì đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng và vật nuôi. Ngay từ thời điểm đó, GS. Nguyễn Quang Thạch đã tập trung nghiên cứu bèo hoa dâu. Theo tôi nếu anh muốn tìm hiểu kỹ về bèo hoa dâu hãy tìm đến GS Thạch.!

Tháng 8 năm 2022, thật may mắn, trong chuyến công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tạị phòng thí nghiệm của Giáo sư, tôi đã được nghe ông phân tích về việc phát triển bèo hoa dâu, nguồn cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt ông đang thực hiện.

GS. Nguyễn Quang Thạch cho biết: Phong trào nuôi trồng bèo hoa dâu cho sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc những năm 60 của thế kỷ trước đúng là được khởi nguồn từ vùng La Vân, Làng Búng ở Thái Bình. Sau đó, chúng được nhân rộng ra nhiều tỉnh. Phong trào nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh bón lúa đã cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vì bèo hoa dâu có một nguồn nitơ rất lớn.

Tôi thầm nghĩ: Có thể khi tôi còn là một cậu bé nghe và thấy chuyện nuôi bèo hoa dâu ở làng Thắng Cựu quê mình thì chàng sinh viên Nguyễn Quang Thạch đã lặn lội cùng bà con nông dân ở La Vân, Làng Búng quê tôi say mê tìm hiểu về bèo hoa dâu…

GS Nguyễn Quang Thạch cho hay: Từ năm 1965, sản xuất nông nghiệp ở nước ta bắt đầu sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nên bèo hoa dâu dần bị quên lãng.

Những năm gần đây khi các vấn đề về môi trường sinh thái, hiệu ứng nhà kính được đặt ra, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu làm môi trường ô nhiễm trầm trọng, sản phẩm nông nghiệp không an toàn cho người tiêu dùng, xu hướng tìm kiếm các nguồn phân bón tự nhiên để thay thế cho phân bón hóa học bắt đầu được quan tâm. Bèo hoa dâu được các nhà khoa học nông nghiệp tập trung nghiên cứu…

Tại phòng thí nghiệm nghiên cứu về bèo hoa dâu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi chăm chú nghe GS.Thạch giới thiệu công việc ông đang làm. Theo ông, cùng với việc tìm ra nguồn dinh dưỡng từ tự nhiên như kali có trong thân chuối, tro bếp, dã quỳ; nitơ có trong các loại cây họ đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh, thì bèo hoa dâu có một nguồn nitơ rất lớn. Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bón phân xanh từ loài cây này cung cấp tới 40-60 kg nitơ/ha đất trồng

Bèo hoa dâu làm phân sinh học cho cây trồng. Chúng được phân hủy nhanh trong đất và nitơ từ chúng được cây trồng hấp thụ được một cách dễ dàng. Bổ sung thường xuyên bèo hoa dâu vào đất trồng giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đất, làm cho đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm lâu và giàu dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng, hạn chế việc dùng phân bón hóa học.Ngoài ra đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài gia súc, gia cầm, cá.

GS. Nguyễn Quang Thạch cho biết thêm: Công trình nghiên cứu bèo hoa dâu của ông theo hướng áp dụng công nghệ cao để tạo năng suất trong nuôi trồng để tạo nguồn đạm hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp.

Bèo hoa dâu lên núi
Bèo hoa dâu. Ảnh Tư liệu

Bèo hoa dâu lại lên núi

Đầu tháng 12 năm 2021, sau khi tham dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Lai Châu, tôi tham gia đoàn công tác khảo sát một số khu vực đất đai, thổ nhưỡng để chuẩn bị triển khai dự án trồng 200 héc-ta lúa hữu cơ của Công ty Bảo Minh đã ký kết với tỉnh Lai Châu do TSKH Hà Phúc Mịch, Chủ tịch HHNNHC dẫn đầu. Đi qua nhiều vùng đẩt thuộc huyện Tam Đường, Phong Thổ… đoàn vẫn chưa tìm được vùng canh tác lúa hữư cơ thuận lợi. May sao, khi trời đã chạng vạng tối, TSKH Hà Phúc Mịch, người được chúng tôi gọi vui là” Bố già Hữu cơ” vì những hiểu biết sâu sắc của ông về nông nghiệp hữu cơ, dừng lại bên những thửa ruộng trồng lúa nước. Ông chỉ cho chúng tôi những con cá cờ ẩn mình sau gốc rạ, con cua nhỏ đang giơ càng ở vạt cỏ ven bờ, mấy con châu chấu bay trên đám cây lúp xúp.Theo ông, đây là những dấu hiệu cho thấy đất, nước ở đây còn sạch, việc triển khai dự án trồng lúa đặc sản hữu cơ sẽ nhiều thuận lợi…

Nhìn những thửa ruộng bùn non ấm màu son đỏ, con cá cờ tung tăng bơi lội, tôi lại nhớ tới khoảnh ruộng nhà tôi ở cánh đồng Khơi, nơi mẹ tôi thả bèo hoa dâu ngày ấy. Tôi chợt nghĩ nếu sau này triển khai dự án trồng lúa hữu cơ đặc sản ở đây hoàn toàn có thể chăm thả bèo hoa dâu để tăng nguồn phân bón hữu cơ có giá trị. Hy vọng những hạt gạo Séng Cù, một trong những loại gạo nổi tiếng nhất của Tây Bắc hay Gạo Nếp Tú Lệ, Nếp Nương Điện Biên, Gạo Lứt Đỏ Điện Biên, Gạo Nếp Cẩm, Gạo Tẻ Dâu sẽ đượcc gieo cấy ở nhiều vùng đất sạch miền núi, mang tới cho mọi người những bát cơm thơm dẻo, an lành. Những hạt gạo hữu cơ đặc sản ấy sẽ đến với người tiêu dùng khắp năm châu, tiếp tục khẳng định giá trị của hạt gạo Việt quê hương mình.

Tôi chia sẻ ý tưởng này với "Bố già Hữu cơ" - TSKH Hà Phúc Mịch. Ông cho hay: Cùng với GS, TS, NGND Nguyễn Quang Thạch còn có nhiều chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp ở nước ta đã nghiên cứu, triển khai thử nghiệm về bèo hoa dâu. Các nhà khoa học khẳng định: Việt Nam đang thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, trong đó một trong các giải pháp là thay thế đạm hóa học bằng đạm tự nhiên, có thể được tổng hợp nhờ bèo hoa dâu. Tuy nhiên việc phát triển bèo hoa dâu cho sản xuất lúa với khối lượng lớn (ước lượng cần 200kg bèo dâu/ha lúa) cần tìm lại các giống bèo hoa dâu tốt là một khó khăn thách thức vì các giống bèo ở nước ta do lâu ngày không được duy trì nên đã mất đi khá nhiều. Thêm vào đó, nhược điểm của giống bèo hoa dâu ở miền Bắc nước ta là không chịu được nắng nóng. Vì thế hướng đưa bèo hoa dâu lên núi để sản xuất nông nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi, chế biến làm dược liệu cũng đã được đặt ra.

Bất chợt, tôi lại nhớ tới Truyện ngắn Bèo dâu lên núi của Nhà văn Hoàng Trung Thu viết đầu năm 1963 ca ngợi những chàng trai, cô gái người Tày đã đưa bèo dâu lên chăm thả ở những khoảnh ruộng lúa nước của người Tày, người Dao cho năng suất lúa cao. Trong đám cưới đôi trẻ ở Bản Ngàn Hoa, Chi đoàn Thanh niên niên xã Thanh Thủy đã tặng năm cân gạo nếp nương để làm xôi ngũ sắc cho bữa cơm đoàn viên mừng hạnh phúc đôi trẻ…

Tôi mong bèo hoa dâu sau hơn nửa thế kỷ lại lên núi. Các nhà khoa học nông nghiệp cùng các chàng trai người Tày, người Dao nhiệt huyết, sáng tạo hôm nay sẽ làm nên những mùa vàng, mang đến những hạt gạo đặc sản an lành, mang ấm no cho các bản làng vùng cao .

Trong chuyến bay vào vũ trụ năm 1980, Phi hành gia Phạm Tuân, theo quyết định của các nhà khoa học, đã mang theo bèo hoa dâu để thực hiện các nghiên cứu khoa học. Bèo hoa dâu dễ sinh sôi nảy nở, hút khí cacbonic, sản sinh ra oxy. Trên vũ trụ lại có rất nhiều tia nhiễm xạ, liệu nó có tác động lên con người, lên sinh vật tạo nên sự đột biến gen hay không... Việc mang bèo hoa dâu lên là để phục vụ mục đích nghiên cứu này…

Bài liên quan

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và công nghệ hiện đại, Nông nghiệp Công nghệ cao có thu nhập hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số thời đại mới.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt và giáo dục đào tạo sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng đội ngũ này.
Nông dân Việt bắt tằm… “nhả bạc” trên vùng đất khó

Nông dân Việt bắt tằm… “nhả bạc” trên vùng đất khó

Từ nông dân nghèo sinh sống ở một xã đặc biệt khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của huyện biên giới tỉnh Cao Bằng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp 118 Bảo Lạc (HTX) Nông Văn Hoàn, dân tộc Nùng trở thành tấm gương cho nhiều nông dân vùng cao về sự kiên trì, sáng tạo và tinh thần vượt khó để thay đổi cuộc sống chính mình từ nghề trồng dâu, nuôi tằm, không những chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp đỡ hàng chục hộ nông dân trong cộng đồng vượt qua khó khăn, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó.
Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Ngành nông nghiệp Lào Cai từ lâu đã chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nói không với hoá chất, phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Với đặc thù là xã thuần nông nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển, lựa chọn nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Qua đó từng bước cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Ở nhiều quốc gia phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp và mang lại giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, tuy khái niệm nông nghiệp hữu cơ đã không còn xa lạ, nhưng trên thực tế, số lượng nông dân tham gia vào mô hình sản xuất này vẫn còn khá khiêm tốn. Nhiều địa phương triển khai mô hình hữu cơ đã gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô do nông dân không mặn mà tham gia.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Trước áp lực gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa công bố Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh hiện có trên 40 nguồn gen đang được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Bình Liêu, Quế Quảng Ninh, Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích tím, Đẳng sâm, gà Tiên Yên, lợn Hương, gà bản Đầm Hà, lúa chiêm đá Quảng Ninh, lúa Bao thai lùn, lúa Nếp cái hoa vàng, cùng các loại cây ăn quả như Na dai, Vải u sần, Cam Vạn Yên, Lạc Đầm Hà, Củ cải Đầm Hà... đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Ngày 25-3, Ban Thường vụ hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam. Theo quyết định số 3441 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế.
Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng an toàn sinh học, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với tình hình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn, mở ra hy vọng mới cho người nông dân.
"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

Những năm gần đây, phong trào tự ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng nông dân Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường mà còn là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, chế phẩm sinh học từ thảo mộc còn thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong nông nghiệp.
Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Liên nhóm hữu cơ xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội) thuộc PGS Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ báo cáo kết quả 5 công thức ủ phân theo phương pháp Nhật Bản và khảo nghiệm trên cây rau sau khi có kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dư lượng kim loại nặng trong phân ủ thành phẩm.
Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Mới đây, tại thành phố Colombo, thủ đô quốc gia Sri Lanka, tổ chức Hội nghị nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học, do tổ chức năng suất Châu Á (APO) và Trường Đại học Peradeniya (Sri LanKa) đồng tài trợ.
Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Những năm gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Giải pháp này nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi thả rông, chuyển sang chăn nuôi chuồng trại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính