Chủ nhật 24/11/2024 15:18Chủ nhật 24/11/2024 15:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
TSKH. Hà Phúc Mịch, ông Tạ Văn Tường và PGS.TS Trần Thị Hạnh (từ phải qua trái hàng đầu).

Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” là sự phối hợp giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm nghiên cứu chuyển giao & dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ (Bio-TCORTS), thuộc Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Chủ nhiệm dự án là Thạc sỹ khoa học nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi Mai Thị Lan Hương.

Sau gần 3 năm thực hiện, ngày 26/9/2024 tại Ba Vì, Hà Nội đã diễn ra hội thảo thăm quan tổng kết mô hình của dự án được thực hiện trong năm 2024 với 2 mô hình tại tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội có quy mô 3.200 con gà Mía/mỗi địa phương.

Tham dự hội thảo tổng kết có đại diện các cơ quan đồng chủ trì và ban ngành của thành phố Hà Nội: ông Tạ Văn Tường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội; Bùi Trần Hà, GĐ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Vì; Chu Đình Lập, PCT HND huyện Ba Vì; Khuất Văn Sỹ, Chủ tịch HND thị xã Sơn Tây; Chu Xuân Cừ, Bí thư xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì).

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Về phía cơ quan chủ trì hội thảo có TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; PGS. TS Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm Bio-TCORTS; Thạc sỹ Mai Thị Lan Hương, chủ nhiệm dự án.

Ngoài ra, còn có đại diện của các HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì; HTX chăn nuôi Yên Hòa Phú (Quốc Oai, Hà Nội); HTX chăn nuôi gà đồi Tân Tiến (Phú Bình, Thái Nguyên); HTX dịch vụ chăn nuôi và thủy sản Phú Thịnh; và 30 nông dân chăn nuôi gà trong và ngoài mô hình của dự án.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
PGS.TS Trần Thị Hạnh.

Phát biểu khai mạc hội thảo và tóm tắt dự án, PGS. TS Trần Thị Hạnh cho biết, dự án gặp rất nhiều khó khăn, thách thức bởi điều kiện chăn nuôi, nhận thức của người chăn nuôi, người tiêu dùng…, nhưng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, nỗ lực của tập thể Trung tâm Bio-TCORTS, dự án đã thành công tốt đẹp và mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.

Các hộ tham gia mô hình của dự án và các học viên được tập huấn được trang bị kiến thức của quy trình “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” gồm: Giới thiệu các văn bản và chính sách chăn nuôi, chăn nuôi hữu cơ, cơ sở chứng nhận OCOP; Kỹ thuật chọn giống và kiểm soát đầu vào; Kỹ thuật lựa chọn thức ăn, bảo quản và chế biến theo thức ăn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-3-2017 về Nông nghiệp hữu cơ; Kỹ thuật chăm sóc gà thịt bản địa; Kỹ thuật làm đệm lót; Kỹ thuật phòng trị bệnh bằng thảo dược; Liên kết trong chăn nuôi.

Thực hiện theo quy trình này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: Không hoặc hạn chế thấp nhất việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi; Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường; Tận dụng tối đa các nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có tại địa phương; Giảm chi phí đầu vào cho chăn nuôi (thức ăn, công lao động, thuốc kháng sinh, điện nước…); Nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; Hạn chế thấp nhất sự phát tán mầm bệnh ra môi trường.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Thạc sỹ Mai Thị Lan Hương, chủ nhiệm dự án.

Báo cáo tại hội thảo, Thạc sỹ Mai Thị Lan Hương, chủ nhiệm dự án cho biết, các hộ tham gia mô hình của dự án đã ghi nhận những kết quả hết sức tích cực. Về hiệu quả kinh tế, tăng trên 16%, có năm tăng 19%, thể hiện tỷ lệ nuôi sống cao, khối lượng gà cao hơn so với gà nuôi ngoài mô hình, giảm chi phí thuốc kháng sinh, tiêu tốn thức ăn thấp.

Các mô hình bước đầu có tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi gà về cách sử dụng chế phẩm sinh học bổ xung vào thức ăn giúp gà khỏe mạnh mà không cần phải dùng đến kháng sinh trong phòng trị bệnh; cách sử dụng đệm lót bằng mùn cưa bổ xung chế phẩm sinh học giúp chuồng trại không mùi hôi, chuồng nuôi thoáng sạch, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Đặc biệt là môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm mùi, người nông dân được trang bị kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa theo quy trình hữu cơ giúp phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả cao hơn.

Hạn chế tối đa ô nhiễm: trong chuồng nuôi không mùi hôi, thoáng, sạch sẽ, khô ráo, chân đi vào không lấm bẩn, không có mùi hôi gây ra môi trường xung quanh.

Mô hình có khả năng nhân rộng cao, quy mô nhân rộng của dự án là: 35.000 con, đạt vượt nhiều so với mục tiêu đề ra.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Chị Phùng Thị Bích Nhung, 1 hộ tham gia mô hình của dự án tại đồi Bốt Ong, thôn Quy Mông, xã Phù Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Anh Lê Đình Quý, Giám đốc HTX chăn nuôi Yên Hoà Phú (Quốc Oai, Hà Nội).
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Anh Nguyễn Văn Tài, Giám đốc HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì.

Hội thảo cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các hộ tham gia mô hình, từ hiệu quả về kinh tế, môi trường đến các khó khăn, thách thức về đầu ra của bà con lâu nay vẫn là một bài toán khó.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Giám đốc Công ty TNHH Cổng thông tin số, Lại Châu Quang.

Để giải quyết một phần bài toán đầu ra, ông Lại Châu Quang, Giám đốc Công ty TNHH Cổng thông tin số, đơn vị đồng hành cùng dự án một lần nữa đưa ra các giải pháp về việc xây dựng thương hiệu, quản lý chăn nuôi, bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, sản phẩm cần được dán tem QR-code để truy xuất nguồn gốc… tất cả đều nhắm tới mục tiêu giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, còn người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng đảm bảo nguồn gốc.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội ghi nhận những hiệu quả dự án đem lại cũng như những ý kiến đóng góp của bà con nông dân, đồng thời đảm bảo Sở sẽ có những chỉ đạo, tham mưu về chính sách để mở ra nhiều hướng đi hiệu quả cho ngành chăn nuôi.

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng
TKSH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

TKSH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đánh giá rất cao những kết quả dự án đem lại. Việc thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân là rất khó, nhưng sự nỗ lực của các ban ngành và Trung tâm Bio-TCORTS đã và đang giúp các nông hộ thay đổi thói quen. Về vấn đề đầu ra, TSKH. Hà Phúc Mịch cho rằng, nếu các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình sẽ có những doanh nghiệp đến bao tiêu, thu mua, trong đó có một doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội tham dự hội thảo.

Bài liên quan

Phân bón hữu cơ trùn quế MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ trùn quế MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, chuyển dần qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ, khi nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch và bền vững ngày càng tăng, phân bón trùn quế đã nổi lên như một giải pháp tối ưu. Không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng, phân bón trùn quế còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Cần sự chung tay của chính quyền và người dân

Lãnh đạo Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam vừa có chuyến làm việc tại 2 tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk nhằm tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ tại địa phương. Trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng, hai tỉnh Tây Nguyên có những bước đi cụ thể để hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Nông dân Đạ Tẻh đã tìm ra cách biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông dân huyện A Lưới biến rơm thành "vàng" cho chăn nuôi, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn và mang lại lợi ích kép.
Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Nhu cầu sầu riêng Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thị trường Việt Nam, đòi hỏi nông dân áp dụng công nghệ và sản phẩm hữu cơ để nâng cao chất lượng.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê

Thời gian qua, chính quyền huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã phốii hợp với các cơ quan chuyên môn là Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai dự án : “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”...Góp phần đảm bảo một phần nhu cầu phân bón cho cây trồng của bà con nơi đây, đồng thời làm thay đổi nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững.
Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ thế nào?

Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ thế nào?

Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, hai nguồn dinh dưỡng quan trọng trong nông nghiệp, mang đến những lợi ích và thách thức khác nhau cho cây trồng và môi trường.
Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Đà Lạt: Xử lý rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Mô hình xử lý rác thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại Đà Lạt không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nguồn phân bón chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
Nhân rộng chăn nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ

Nhân rộng chăn nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ

Lớp tập huấn “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của bà con nông dân tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Thái Nguyên trồng chè hữu cơ hướng đến nông nghiệp sạch

Thái Nguyên trồng chè hữu cơ hướng đến nông nghiệp sạch

Những năm gần đây, nhiều hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư chuyển đối sản xuất theo hướng hữu cơ để hướng tới sự phát triển bền vững cho cây chè, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dung và khẳng định chất lượng cũng như xây dựng thương hiệu nền nông nghiệp sạch của địa phương.
Gia Lai tập trung mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Gia Lai tập trung mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới khi yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường ngày càng tăng. Trước yêu cầu cấp thiết đó, UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2030. Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; đến năm 2030, diện tích sản xuất hữu cơ đạt trên 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính