Thứ ba 01/07/2025 12:58Thứ ba 01/07/2025 12:58 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nấm hữu cơ đang trở thành một phần trong xu hướng nông nghiệp sạch toàn cầu. Nhưng để đưa sản phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Nấm Tốt Nameco, là một hành trình không hề đơn giản.
Ông Mai Văn Hưng - Tổng Giám đốc Nấm Tốt Nameco.
Ông Mai Văn Hưng - Tổng Giám đốc Nấm Tốt Nameco.

Tận dụng lợi thế bản địa

Bắt đầu từ một trang trại nhỏ ở Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội), Công ty Nấm Tốt Nameco ra đời với mục tiêu sản xuất nấm sạch và hữu cơ.

Theo ông Mai Văn Hưng - Tổng Giám đốc Nấm Tốt Nameco, doanh nghiệp lựa chọn theo hướng hữu cơ từ những ngày đầu, dù biết đó là con đường chông gai, nhưng lại là con đường bền vững nhất cho ngành nông nghiệp và cho sức khỏe người tiêu dùng.

Lợi thế của Nameco không chỉ đến từ tư duy chiến lược, mà còn là khả năng tận dụng nguồn tài nguyên địa phương. Tại vùng Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ), nơi Nameco đặt cơ sở sản xuất chính, nguyên liệu như keo bồ đề, loại nguyên liệu đầu vào lý tưởng để làm giá thể trồng nấm, có sẵn với giá thành rẻ và chất lượng cao.

“Chúng tôi không phải nhập khẩu mùn cưa hay rơm rạ, mà tận dụng những gì có quanh mình. Đây chính là cách làm nông nghiệp tuần hoàn sạch từ gốc,” ông Hưng nói thêm.

Đặc biệt, khác với nhiều doanh nghiệp cùng ngành phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu, Nameco đã tự nghiên cứu và phân lập thành công hơn 10 loại giống nấm chủ lực. Điều này giúp công ty kiểm soát tốt chất lượng đầu vào, giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính chủ động.

Tận dụng nguồn nguyên liệu sản xuất giá thể dồi dào ngay tại địa phương.
Tận dụng nguồn nguyên liệu sản xuất giá thể dồi dào ngay tại địa phương.

Việc ứng dụng công nghệ nuôi trồng nấm hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, cùng đầu tư dây chuyền chế biến sâu cũng giúp Nameco tăng tính cạnh tranh.

Không dừng lại ở nấm tươi, Nameco nhanh chóng mở rộng danh mục sản phẩm sang nấm khô, nước cốt lẩu nấm và các sản phẩm chế biến sâu khác. Tính đến năm 2024, công ty đã phát triển hơn 15 dòng sản phẩm khác nhau, phân phối đến nhiều hệ thống siêu thị như Dalat Mart, Vita Market, Làng Việt Mart và các nhà hàng chay, cơ sở Phật giáo trên cả nước. Doanh thu tăng trưởng từ 300 triệu đồng năm 2014 lên 15 tỷ đồng vào năm 2024 là con số đáng chú ý trong bức tranh nông nghiệp hữu cơ vốn nhiều biến động.

Đường đến tay người tiêu dùng còn nhiều rào cản

Dù có nền tảng sản xuất ổn định và chứng nhận hữu cơ được cấp từ năm 2020, hành trình đưa nấm sạch của Nameco đến tay người tiêu dùng vẫn vấp phải nhiều rào cản.

Thứ nhất là thời hạn bảo quản ngắn. “Nấm là sản phẩm rất mẫn cảm với thời gian. Nếu không được tiêu thụ trong vài ngày sau thu hoạch, chất lượng sẽ suy giảm nhanh chóng. So với sản phẩm nhập khẩu được xử lý bằng công nghệ bảo quản hiện đại, nấm hữu cơ trong nước chịu thiệt thòi lớn về thời gian lưu trữ và phân phối”, ông Hưng cho biết.

Khu vực nuôi trồng nấm tại Nấm Tốt Nameco.
Khu vực nuôi trồng nấm tại Nấm Tốt Nameco.

Thứ hai là bài toán vốn. Dù Nhà nước và các tổ chức tín dụng có đưa ra các gói vay ưu đãi cho nông nghiệp xanh, nhưng thực tế tiếp cận được nguồn vốn này là điều không dễ.

“Chúng tôi không có nhiều tài sản để thế chấp, trong khi mô hình sản xuất nấm lại khó định giá theo tiêu chuẩn truyền thống. Vay vốn trở thành rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp nhỏ khó mở rộng quy mô,” ông Hưng phân tích.

Đây là thực tế phổ biến trong ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, nơi đa số doanh nghiệp nhỏ chưa thể tạo lập tài sản cố định vững chắc để làm điều kiện vay vốn.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ cũng đặt ra thách thức không nhỏ. Người tiêu dùng phổ thông hiện vẫn chưa phân biệt rõ giữa nấm thông thường, nấm sạch và nấm hữu cơ. Khi nhận thức chưa đủ, thì mức giá cao của sản phẩm hữu cơ dễ trở thành rào cản. Điều này khiến doanh nghiệp phải vừa làm truyền thông, vừa sản xuất, vừa tìm cách giữ giá hợp lý.

“Chúng tôi không thể chỉ bán nấm, mà còn phải bán cả câu chuyện phía sau sản phẩm. Và câu chuyện đó phải đủ sức thuyết phục từ quy trình nuôi trồng, công nghệ chế biến đến trách nhiệm với cộng đồng”, ông Hưng nói.

Một khó khăn khác ít được nhắc đến là hạ tầng kỹ thuật của vùng sản xuất. Dù nguyên liệu sẵn có, nhưng việc thiếu hệ thống lạnh, bảo quản sau thu hoạch, hay điều kiện vận chuyển chuyên biệt khiến chuỗi giá trị khó bảo đảm tính bền vững. Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, chi phí năng lượng cao cũng đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp như Nameco.

TSKH Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trải nghiệm hái Nấm Tốt.
TSKH Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trải nghiệm hái Nấm Tốt.

Cần một hệ sinh thái đồng hành bền vững

Dẫu gặp nhiều khó khăn, ông chủ của Nấm Tốt Nameco vẫn tin vào tương lai của ngành nấm hữu cơ tại Việt Nam.

Ông Hưng cho biết, người tiêu dùng sẽ thay đổi, và khi họ thay đổi, thị trường cũng thay đổi. Việc của chúng ta là kiên định với con đường mình đã chọn. “Nếu không có những doanh nghiệp tiên phong, ngành nông nghiệp hữu cơ sẽ khó tạo được sức bật thực sự”, ông Hưng khẳng định.

Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt
Nấm Tốt góp phần thực hiện hiệu quả xu hướng "từ trang trại tới bàn ăn".

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nấm là loại sản phẩm có tiềm năng lớn nếu xây dựng được chuỗi giá trị bài bản từ giống, giá thể, công nghệ, chế biến, bảo quản đến thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh người Việt đang hướng đến thực phẩm lành mạnh, ít đạm động vật, thì nấm hoàn toàn có cơ hội trở thành sản phẩm chủ lực, do có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị đặc trưng.

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách từ sản xuất đến tiêu thụ. Hiện nay, các văn bản pháp lý còn phân tán, chưa thống nhất, thiếu cơ chế đặc thù để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất hữu cơ quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, mô hình khuyến nông cộng đồng, nghiên cứu giống bản địa, truyền thông thay đổi hành vi tiêu dùng cần được thực hiện đồng bộ.

“Chúng tôi rất muốn được hỗ trợ khi doanh nghiệp còn nhỏ, còn yếu. Nếu chỉ “đơn thương độc mã”, những người tiên phong sẽ dễ bị bỏ lại phía sau,” ông Hưng nói.

Từ thứ tưởng chừng chỉ dùng để nhóm bếp như mùn cưa, những người làm nấm hữu cơ đã tạo nên sản phẩm đủ chuẩn bước vào siêu thị, nhà hàng, thậm chí chùa chiền. Đó không chỉ là câu chuyện về kỹ thuật, mà còn là hành trình của sự kiên nhẫn, của lòng tin vào một nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt
Tuy nhiên, để nhiều "người Việt được dùng nấm Việt" vẫn là bài toán khó.
Nấm Tốt Nameco là thương hiệu tiên phong trong trồng và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu hữu cơ tại Việt Nam. Với hơn 11 năm hoạt động, công ty đã phát triển hàng chục dòng sản phẩm, phân phối đến các chuỗi siêu thị, nhà hàng và cơ sở Phật giáo. Được chứng nhận hữu cơ từ năm 2020, Nấm Tốt cam kết cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cao từ nguyên liệu bản địa.

Bài liên quan

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững toàn cầu. Tại Việt Nam, những tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hiện hành được xây dựng nhằm thúc đẩy sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các tiêu chuẩn này có thực sự phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam hay không và điều chỉnh gì để phù hợp hơn với các quy định quốc tế?. Phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam về thực trạng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình tri ân và cống hiến

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình tri ân và cống hiến

Ngày 20/6/2025, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/ Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam long trọng tổ chức Lễ gặp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
[Longform] Đưa nấm hữu cơ đi những con đường tử tế

[Longform] Đưa nấm hữu cơ đi những con đường tử tế

Từ 5kg nấm Việt lặn lội gom ở 7 tỉnh, một giấc mơ hữu cơ nảy mầm, được nuôi dưỡng bằng đam mê, kiên định và khát vọng gieo trồng nền nông nghiệp tử tế.
Báo chí Cách mạng Việt Nam - dấu mốc thiêng liêng và đầy tự hào *

Báo chí Cách mạng Việt Nam - dấu mốc thiêng liêng và đầy tự hào *

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) - dấu mốc thiêng liêng và đầy tự hào của những người làm báo. TSKH. Hà Phúc Mịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã gửi thư chúc mừng tới cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/ Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.
Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiện đại hóa, những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Tại Cao Bằng, tỉnh miền núi nhiều khó khăn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là nấm hương, đang dần mở rahướng đi mới cho người nông dân. Trong số các mô hình nổi bật, cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai, thuộc xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng được nhiều người biết đến như một điểm sáng tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Điểm hẹn Hữu cơ 2025 - Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ

Điểm hẹn Hữu cơ 2025 - Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ

Ngày 14/5/2025, Toạ đàm Điểm hẹn Hữu cơ - sự kiện thường niên do Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam tổ chức đã thu hút nhiều chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong nước và Quốc tế tham dự tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với chủ đề "Giải pháp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ", sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều tham luận và ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phê duyệt mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu – Bước tiến lớn chinh phục thị trường Trung Quốc

Phê duyệt mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu – Bước tiến lớn chinh phục thị trường Trung Quốc

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản thông báo về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức phê duyệt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói (CSĐG) sầu riêng của tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng địa phương nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tiếng "xèo xèo" quyến rũ, sắc vàng rộm của bánh Xèo

Tiếng "xèo xèo" quyến rũ, sắc vàng rộm của bánh Xèo

Trong bức tranh ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú, bánh xèo nổi lên như một món ăn dân dã mà đầy quyến rũ, với tiếng "xèo xèo" vui tai khi đổ bánh, sắc vàng rộm hấp dẫn và hương thơm nồng nàn lan tỏa khắp không gian. Không chỉ là một món ăn đường phố quen thuộc, bánh xèo còn là hiện thân của sự khéo léo, sáng tạo trong ẩm thực Việt, mang trong mình hương vị đặc trưng của từng vùng miền, gói trọn hồn quê trong từng chiếc bánh giòn tan.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 3: Gỡ “nút thắt” thị trường

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 3: Gỡ “nút thắt” thị trường

Dù nỗ lực tạo ra nông sản sạch, nhiều nông dân tại Thanh Hóa vẫn đang đối mặt với bài toán khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực trạng này đang trở thành "nút thắt" lớn, kìm hãm sự phát triển và lan rộng của nền nông nghiệp hữu cơ tại địa phương.
Quảng Bình: Huyện Lệ Thuỷ tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi

Quảng Bình: Huyện Lệ Thuỷ tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi

Lực lượng chức năng tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với bà con chăn nuôi trên địa bàn tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi để phòng chống dịch bệnh…
OCOP - Nâng tầm nông sản bản địa, lan tỏa giá trị văn hóa vùng cao

OCOP - Nâng tầm nông sản bản địa, lan tỏa giá trị văn hóa vùng cao

Tỉnh Cao Bằng sau hơn 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khai thác hiệu quả tiềm năng nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, tiêu biểu của địa phương. Chương trình đã phát huy tốt giá trị nghề truyền thống, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là đối với người dân tộc thiểu số. Các sản phẩm OCOP mang đậm hương vị bản địa và giá trị bản sắc văn hoá vùng cao đã và đang từng bước có mặt tại các thị trường lớn.
Thúc đẩy phát triển sầu riêng Việt Nam: Từ “vua"của các loại trái cây đến biểu tượng xuất khẩu tỷ đô

Thúc đẩy phát triển sầu riêng Việt Nam: Từ “vua"của các loại trái cây đến biểu tượng xuất khẩu tỷ đô

Sầu riêng, loại trái cây được mệnh danh là “vua" của các loại trái cây không chỉ nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng, mà còn đang trở thành một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao bậc nhất của Việt Nam.
Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Trong thời đại mà sức khỏe và môi trường được đặt lên hàng đầu, thực phẩm hữu cơ đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm hữu cơ để duy trì độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của chúng.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản  đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, nhờ các nỗ lực ngoại giao, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam, nâng tổng số lên 1.396 mã vùng trồng và 188 mã cơ sở đóng gói (sau khi trừ các mã bị thu hồi). Đặc biệt, GACC tiếp tục cho phép xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay yêu cầu đàm phán lại, đồng thời tự động gia hạn Nghị định thư ký ngày 11/7/2022, có hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.
Hơn 22 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc

Hơn 22 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu sang Trung Quốc

Chỉ 2 ngày sau cuộc hội đàm trực tiếp giữa lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại Bắc Kinh, hơn 22 tấn sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác thương mại nông sản giữa hai nước.
Hà Nội: Vạch trần thủ đoạn đường dây sản xuất buôn hàng chục tấn gạo "ngon nhất thế giới"

Hà Nội: Vạch trần thủ đoạn đường dây sản xuất buôn hàng chục tấn gạo "ngon nhất thế giới"

Thấy người tiêu dùng ưa chuộng gạo ST 25 Lúa - Tôm nhãn hiệu Gạo Ông Cua nên Tuyết bàn bạc với Bình sử dụng loại gạo rẻ tiền hơn và đóng vào bao bì giả gạo ST 25 Lúa - Tôm nhãn hiệu Gạo Ông Cua để bán ra thị trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính