Thứ bảy 19/04/2025 06:11Thứ bảy 19/04/2025 06:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Vai trò của đội ngũ trí thức đối với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Và xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn của toàn xã hội cũng như trong cộng đồng dân cư nông thôn.
Vai trò của đội ngũ trí thức đối với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Hướng dẫn kỹ thuật cho các sinh viên, học viên tại hiện trường.

Diện mạo nông thôn thay đổi

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 3.533 km2, dân số trên 1,2 triệu người, trong đó 64,9% dân số ở nông thôn; tỉnh có 09 đơn vị hành chính (03 thành phố và 06 huyện) với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 139 xã (khi triển khai Chương trình năm 2011, có 143 xã).

Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 4,85 tiêu chí/xã (Xã cao nhất là 12 tiêu chí, số xã dưới 10 tiêu chí là 138/143 xã (96,5%); số xã từ 10 tiêu chí trở lên chỉ có 05/143 xã (3,5%); thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 10,94 tr.đ/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo 20,57%; sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn khó khăn, nông thôn chậm phát triển... Với quyết tâm chính trị cao, xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trung tâm bao trùm; bằng nỗ lực, phấn đấu, điều hành quyết liệt và năng động của Đảng bộ, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn tỉnh; Tính đến năm 2024, sau trên 13 năm thực hiện Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực:

Số xã đạt chuẩn NTM : 118/126 xã, tỷ lệ 93,65%, trong đó có 29 xã NTM nâng cao, đạt tỷ lệ 24,57% và 08 xã NTM kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 6,78%. Có 120 xóm đạt NTM kiểu mẫu; 03 thành phố: Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 03 huyện (Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa) đạt chuẩn NTM;

Đã có 240 sản phẩm OCOP được đánh giá và công nhận, trong đó 149 sản phẩm 3 sao (62,1%); 89 sản phẩm 4 sao (37,1%) và 02 sản phẩm 5 sao (0,8%).

Nhận thức của cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới đã chuyển biến rõ rệt, người dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia, hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới, nên đã tạo ra sức lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh. Bộ mặt nông thôn ở Thái Nguyên có nhiều đổi mới rõ rệt với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng hiện đại và đồng bộ.

Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao bước đầu có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu; ý thức hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã được nâng lên. Điển hình là ngành chè của tỉnh có bước tiến vượt bậc, là sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng, trong đó có sự tham gia đóng góp tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Nhiều mô hình NTM đã kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch, tạo cảnh quan đẹp, gia tăng giá trị trong sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản.

Chủ trương “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra, Dân thụ hưởng” được các cấp, các ngành quán triệt sâu sắc, nên dân chủ ở nông thôn được cải thiện và ngày càng phát triển.

Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả và có nhiều đổi mới. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.

Khẳng định vai trò đội ngũ trí thức

Các kết quả trong xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua là là do sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền các cấp và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức. Là trung tâm Khoa học và công nghệ của đất nước, tỉnh Thái nguyên có 27.501 trí thức, trong đó nữ chiếm 43%, tỷ lệ trí thức trên 1 vạn dân của tỉnh Thái Nguyên là 57 người/ vạn dân, cao gấp 5 lần bình quân chung của cả nước (11 – 12 người/ vạn dân). Đội ngũ trí thức đã đóng góp lớn cho tỉnh về nhiều phương diện nguồn lực, sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) và các kết quả tư vấn, phản biện chính sách rất có giá trị đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực.

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo trung học, cao đẳng và đại học, riêng Đại học Thái Nguyên có 8 Trường Đại học: Sư phạm, Kỹ thuật Công nghiệp, Nông Lâm, Y Dược, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Khoa học, Ngoại ngữ và Khoa Quốc tế… trong đó có 2.621 cán bộ giảng dạy, có 160 Giáo sư và Phó giáo sư, 800 tiến sĩ; qui mô đào tạo 65.000 sinh viên (> 1000 sinh viên quốc tế đến từ 20 nước); sau Đại học gần 5.000 học viên cao học và Nghiên cứu sinh. Trong 5 năm gần đây, Đại học Thái Nguyên đã thực hiện 127 nhiệm vụ KHCN, trong đó chương trình chuyển giao khoa học – công nghệ là gần 200 tỷ đồng; nhiều kết quả nghiên cứu với quy trình công nghệ, giải pháp kĩ thuật, giống cây trồng, vật nuôi, chế phẩm sinh học… có giá trị, đóng góp quan trọng vào Chương trình xây dựng NTM của tỉnh.

Tuy nhiên, sự phát triển cũng như sự đóng góp của lực lượng trí thức của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có một số hạn chế như: Năng lực sáng tạo, khả năng ứng dụng khoa học và kỹ thuật, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ trí thức (nhất là đội ngũ trí thức ở các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp của tỉnh) còn hạn chế; số lượng trí thức tham gia nghiên cứu khoa học còn ít. Chất lượng đề tài, dự án do cán bộ của tỉnh chủ trì thực hiện hiệu quả chưa cao; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn bó với sản xuất, kinh doanh và đời sống; nhiều kết quả nghiên cứu thành công nhưng chưa nhân rộng được ra thực tiễn.

Để đội ngũ trí thức đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển nông nghiệp nói chung và chương trình xây dựng Nông thôn mới nói riêng, trong thời gian tới đội ngũ trí thức của tỉnh Thái Nguyên cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Tiếp tục học tập, nâng cao hơn nữa trình độ về mọi mặt, đảm bảo đáp ứng tốt các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và trên từng vị trí công tác của mình, đội ngũ trí thức cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Bám sát vào định hướng, mục tiêu chương trình xây dựng NTM của tỉnh, đẩy mạnh công tác tham mưu đề xuất, thực hiện đồng bộ, hiệu quả 06 chương trình chuyên đề trong xây dựng NTM, đặc biệt là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình phát triển du lịch nông thôn tạo động lực để phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Thực hiện các đề tài, dự án khoa học phục vụ các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: Tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp phát triển nền sản xuất theo hướng hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao; Nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất, chế biến theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế; xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất an toàn; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt “GAP”, Chương trình Nông nghiệp tuần hoàn, Nông nghiệp hữu cơ…. Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống; đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp. Áp dụng các biện pháp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, kết hợp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, coi trọng các loại cây bản địa, các mô hình nông, lâm kết hợp; phối hợp triển khai đưa các thành tựu khoa học và công nghệ mới và kết quả nghiên cứu có triển vọng ứng dụng vào sản xuất và đời sống góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp theo đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2021.

Với yêu cầu cao trong xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, đội ngũ trí thức cần nhận rõ trách nhiệm của bản thân là phải ra sức học tập, nghiên cứu sáng tạo nhằm góp phần tạo ra các sản phẩm khoa học – kỹ thuật ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu và nội dung của chương trình xây dựng NTM.

Để đội ngũ tri thức có thể phục vụ và đóng góp nhiều hơn nữa vào chương trình xây dựng NTM, UBND tỉnh cần có những chính sách cụ thể trong quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo nhằm động viên đội ngũ trí thức hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng NTM. Chủ trì đề xuất và triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ; tăng nguồn vốn cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp và xây dựng NTM.

Bài liên quan

Organic Festa Asia 2025: Cánh cửa kết nối ngành Nông nghiệp hữu cơ châu Á

Organic Festa Asia 2025: Cánh cửa kết nối ngành Nông nghiệp hữu cơ châu Á

Lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC) từ ngày 3 đến 5 tháng 9 năm 2025, Organic Festa Asia hứa hẹn sẽ là sự kiện quốc tế quy mô lớn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ tại châu Á. Được tổ chức bởi Messe Düsseldorf (Shanghai) Co., Ltd. phối hợp với IFOAM – Organics Asia, lễ hội này hướng đến việc quảng bá lối sống bền vững, kết nối cộng đồng quốc tế và thúc đẩy hệ sinh thái hữu cơ khu vực phát triển toàn diện.
Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Đằng sau ánh hào quang của nhãn mác “hữu cơ” là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chứng nhận hữu cơ là thứ tưởng chừng là một “tấm vé vàng” để nâng tầm sản phẩm lại đang trở thành một bài toán đầy thách thức, từ chi phí, kỹ thuật, đến sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra.
“Người làm thuê” cho đất, chủ thể kiến tạo tương lai nền nông nghiệp bền vững

“Người làm thuê” cho đất, chủ thể kiến tạo tương lai nền nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng gia tăng, nông nghiệp hữu cơ đang nổi lên như một xu hướng tất yếu và bền vững. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát triển về chất và lượng, một yếu tố không thể thay thế chính là vai trò trung tâm của người nông dân – “người làm thuê” cho đất, những người trực tiếp gắn bó với ruộng đồng, đất đai và chuỗi giá trị nông nghiệp.
Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng

Theo dự kiến trong năm 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng các loại, riêng đối với sản phẩm chủ lực là cây chè tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 24.000ha chè, trong đó 70% diện tích được cấp mã số vùng trồng.
Vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, một mô hình sản xuất thân thiện với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh mẽ và bền vững, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng người nông dân nhờ vào việc trồng măng tây xanh và các loại rau mầu khác theo kiểu sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả gấp 5-6 lần cấy lúa/ha.
Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Trong giai đoạn 2024 – 2030, có 8 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp được UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi đầu tư.
Độc đáo việc trồng xen canh ngô và rau trên cao nguyên đá Đồng Văn

Độc đáo việc trồng xen canh ngô và rau trên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn với phần lớn diện tích là đất đá vôi. Vì vậy, người dân đã sáng tạo ra cách trồng xen canh để tối ưu hóa diện tích và đa dạng hóa nguồn lương thực. Việc trồng ngô xen rau cải, rau bí trên cao nguyên đá Đồng Văn là một phương thức canh tác độc đáo, thể hiện sự thích ứng tuyệt vời của người dân với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Nông dân - lực lượng quyết định thành bại của Nông nghiệp Hữu cơ

Nông dân - lực lượng quyết định thành bại của Nông nghiệp Hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, với những giá trị to lớn về bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và phát triển bền vững, đang ngày càng được quan tâm và phát triển trên toàn thế giới. Trong quá trình đó, người nông dân đóng vai trò trung tâm, là lực lượng trực tiếp thực hiện và quyết định sự thành công của nền nông nghiệp hữu cơ.
Yến sào Đắk Lắk đa dạng trong khâu chế biến thành phẩm

Yến sào Đắk Lắk đa dạng trong khâu chế biến thành phẩm

Hiện nay, nhu cầu tẩm bổ, bồi dưỡng sức khỏe cũng được nhiều người quan tâm và chú trọng. Yến sào Organic là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất. Tỉnh Đắk Lắk, với môi trường thiên nhiên trong lành và hệ sinh thái phong phú, là vùng đất lý tưởng để phát triển yến sào Organic chất lượng cao.
Giữ nghề truyền thống phở Vân Cù - tinh hoa ẩm thực của đất Việt

Giữ nghề truyền thống phở Vân Cù - tinh hoa ẩm thực của đất Việt

Trong 2 ngày từ ngày 6 - 7/4/2025, Lễ hội Truyền thống phở Vân Cù năm 2025 diễn ra tại làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - Đây được coi là cái nôi của phở, thu hút hàng nghìn du khách thập phương.
Về miền Đất Tổ, nhớ thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Về miền Đất Tổ, nhớ thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua Phú Thọ là một trong những món ăn đặc sản dân dã mang đậm hương vị riêng biệt của người dân tộc Mường sinh sống tại miền núi Thanh Sơn. Đến nay, món thịt chua đã đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực độc đáo của mảnh đất Tổ Hùng Vương.
Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Từ hộ trồng ớt nhỏ lẻ, ông Nguyễn Cư (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi) đã vươn lên trở thành chủ cơ sở ươm cây giống quy mô lớn, cung ứng cho nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn lan tỏa tri thức, hỗ trợ bà con nông dân sản xuất hiệu quả, từng bước cải thiện sinh kế bền vững từ chính mảnh đất quê hương.
Đa dạng, đặc sắc các loại bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Đa dạng, đặc sắc các loại bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Ngày 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”. Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025.
Quy trình trồng vải thiều ở Bắc Giang theo phương pháp hữu cơ

Quy trình trồng vải thiều ở Bắc Giang theo phương pháp hữu cơ

Vải thiều Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước, nhưng vải thiều hữu cơ lại mang một giá trị đặc biệt, một hương vị ngọt ngào thuần khiết từ thiên nhiên. Được trồng trọt theo phương pháp hữu cơ, loại vải này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
​​​​​​​Cổ tích đồng xanh

​​​​​​​Cổ tích đồng xanh

Lê Anh Sơn Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một nông dân cừ khôi. Khi tôi ra đến cánh đồng thì anh đang bón phân hữu cơ cho lúa. Tay đỡ thúng bên hông trái, tay phải bốc phân, vãi phân theo những vạt lúa trước mặt. Lúa xuân lấp ló đầu bờ...., tôi nhớ đến câu ca dao cũ.
Quyết tâm làm giàu của anh nông dân khiếm thị

Quyết tâm làm giàu của anh nông dân khiếm thị

Không may bị khiếm thị từ bé, nhưng bằng ý chí và nghị phi thường của mình. Sau nhiều năm nghiên cứu mày mò sáng tạo, anh Vũ Ngọc Anh một nông dân trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, (TP. Hà Nội) đã vượt lên chính mình, vươn lên thành ông chủ vườn lan có tiếng và tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính