Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, coi đây là hướng đi bền vững, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường... để đưa nông sản tỉnh vươn xa hơn.

Đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh và của Tỉnh ủy, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng nghiên cứu, ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: Hội đồng nhân dân tỉnh ra Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 ban hành “Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 27/7/2021 phê duyệt kết quả dự án “Điều tra thực trạng sản xuất trồng trọt hữu cơ và nghiên cứu, đề xuất xác định các vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; ban hành Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 18/9/2021 “Quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”.

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ Duy Linh Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ,

Ông Nguyễn Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh thăm, kiểm tra mô hình sản xuất bưởi hữu cơ chuyển đổi tại xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang cũng xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ theo từng giai đoạn, cụ thể là: Đến năm 2025: phát triển sản xuất hữu cơ các loại cây trồng có thế mạnh, phù hợp với địa phương như: Lúa, Rau, Lạc, Cam, Bưởi, Chè, Hồng, Na, Dược liệu; Kết hợp sản xuất hữu cơ với du lịch, bảo vệ môi trường; Diện tích đất trồng trọt cây trồng hữu cơ toàn tỉnh đạt trên 1,5% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chính; Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt hữu cơ, giá trị sản phẩm cao gấp trên 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ. Đến năm 2030: Diện tích đất trồng trọt hữu cơ toàn tỉnh đạt trên 3% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chính; Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt hữu cơ, giá trị sản phẩm cao gấp trên 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ…

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, các nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện cũng được xác định rõ, gồm: Giải pháp về quy hoạch, bố trí đất đai; phát triển sản xuất các sản phẩm hữu cơ; giải pháp về tổ chức sản xuất; giải pháp cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực; nhóm giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; giải pháp về huy động vốn đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về sản xuất trồng trọt hữu cơ; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích hình thành các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất trồng trọt hữu cơ. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở rộng diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ, liên kết với các tổ nhóm, Hợp tác xã, kết nối cung cầu, sản xuất theo chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ…

Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận

Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, huyện Chiêm Hóa
Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, huyện Chiêm Hóa

Qua 5 năm triển khai thực hiện, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh đã có những tín hiệu tích cực và đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Đến nay, trong tổng diện tích đất sản xuất theo tiêu chuẩn 3.394ha thì diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ là 149,4ha, trong đó: 36,36ha cam, 45,9ha bưởi, 60,9ha chè, 3,2ha lúa. Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 2.334ha, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn Rainforest là 915ha.

Đáng chú ý là trong hơn 145ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đã áp dụng các nguyên tắc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, “không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen, không sử dụng chất bảo quản, không làm đất ô nhiễm”.

Điều đáng mừng là nhiều doanh nghiệp, HTX đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái gắn với nông nghiệp hữu cơ; trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với một số cây trồng đặc hữu, bản địa có lợi thế cạnh tranh vùng miền của tỉnh như: cam sành Hàm Yên, chè shan Na Hang, bưởi đường Xuân Vân, Phúc Ninh, gạo hữu cơ Tân Trào…

Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Sáng Vang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, huyện Chiêm Hóa

Chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà, Hồng Thái, huyện Na Hang được công nhận sản phẩm hữu cơ và được cấp Chỉ dẫn địa lý năm 2021

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều mô hình HTX phát huy vai trò “hạt nhân” tham gia đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như: Liên nhóm sản xuất cam hữu cơ Hàm Yên; HTX Sơn Trà Hồng Thái (Na Hang); HTX Tâm Hương; HTX dịch vụ sản xuất, chế biến Sơn Trà Đồng Đài (Sơn Dương); HTX trái cây hữu cơ Phúc Ninh (Hàm Yên); HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát (Chiêm Hóa), v.v..

Mặc dù diện tích chưa lớn, nhưng những năm qua Tuyên Quang đã bước đầu triển khai mở rộng phát triển nông nghiệp hữu cơ và hỗ trợ tiêu chuẩn, quy chuẩn hóa các sản phẩm để nâng cao giá trị và chất lượng. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hữu cơ sản xuất theo PGS; duy trì áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc trên 100% các sản phẩm hữu cơ. Nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt và tạo được thương hiệu trên thị trường. Tiêu biểu như sản phẩm cam sành Hàm Yên đạt Top 10 loại quả giá trị bậc nhất Việt Nam; bưởi đặc sản Soi Hà có hương vị thơm ngon, đặc trưng riêng có và vinh dự lọt vào Top 10 thương hiệu nổi tiếng năm 2018 và đã được cấp chỉ dẫn địa lý; chè Shan Tuyết Na Hang được công nhận sản phẩm hữu cơ và được cấp chỉ dẫn địa lý năm 2021. Đặc biệt, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà vinh dự nhận Cúp bạc “Sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng” tại Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và tôn vinh các điển hình phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc lần thứ II tại Thủ đô Hà Nội năm 2022.

Rõ ràng, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe, lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần quan trọng xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng tầm thương hiệu của nông sản Tuyên Quang không ngừng vươn xa.

Bài liên quan

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có sản xuất hữu cơ đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh này.
Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km² và dân số khoảng 792.000 người. Với những đặc điểm đặc thù và điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… cho thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với ưu thế bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn… đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Ngành thủy sản Quảng Bình : Vướng mắc trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Quảng Bình là một tỉnh tiếp giáp với biển, rất thuận lợi và có thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn bởi các ban ngành liên quan và các hộ nuôi trồng chưa hiểu về sản xuất hữu cơ, chưa nắm bắt được các quy định quy chuẩn về hữu cơ trong sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản...
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.
Phân bón hữu cơ MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, chuyển dần qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ, khi nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch và bền vững ngày càng tăng, phân bón trùn quế đã nổi lên như một giải pháp tối ưu. Không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng, phân bón trùn quế còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 -2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với tiêu thụ sản phẩm” đã giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề của ngành chăn nuôi gà, giúp người chăn nuôi khoẻ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ, một loạt các biện pháp chi tiết và đồng bộ cần được triển khai. Dưới đây là những chiến lược cụ thể, cùng với các số liệu và ví dụ minh họa để làm rõ cách thực hiện hiệu quả.
[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

Hội An tiên phong “xanh hóa” du lịch bằng mô hình kết hợp những vườn rau hữu cơ với trải nghiệm du lịch sinh thái. Mô hình này vừa giữ gìn bảo vệ môi trường vừa tạo ra nguồn thu nhập bền vững, mở hướng đi mới cho vùng đất di sản.
Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đang rất lớn. Đây là cơ sở để tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên những lợi thế của địa phương. Với một tỉnh có điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí còn tương đối sạch, có nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Ngày 11/10, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm.
Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan đang đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ với 17.365 ha đất đạt chứng nhận, chiếm 3,09% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhờ vào Đạo luật Thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ và các chính sách hỗ trợ toàn diện.
Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. Khi không có chính sách khuyến khích rõ ràng, nông dân thường không có động lực để thay đổi các phương pháp canh tác truyền thống vốn phát thải cao, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô các biện pháp giảm phát thải.
Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu tư nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính