Thứ bảy 28/09/2024 18:25Thứ bảy 28/09/2024 18:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km² và dân số khoảng 792.000 người. Với những đặc điểm đặc thù và điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… cho thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.

Tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên

Về khí hậu: Khí hậu Tuyên Quang vừa mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, vừa mang tính chất của khí hậu vùng núi cao có địa hình bị phân chia mạnh. Với đặc điểm khí hậu ôn đới, Tuyên Quang có mùa đông lạnh và mùa hè khá mát mẻ, thích hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây trồng hữu cơ.

Do chế độ mưa phức tạp, kết hợp với các yếu tố địa lý cảnh quan khác nên Tuyên Quang có nguồn nước khá dồi dào. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa, rau, chè, cây ăn trái nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Về nguồn nước: Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước tương đối phong phú. Tài nguyên nước mặt lớn, đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Tài nguyên nước dưới đất (nước ngầm) khá dồi dào, chất lượng nước tốt, đáp ứng tiêu chuẩn làm nguồn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất đòi hỏi nước có chất lượng theo tiêu chuẩn, đáp ứng cho sản xuất thì cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kỹ hơn.

Hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình
Hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình

Về địa hình, thổ nhưỡng, đất đai: Tuyên Quang có địa hình đa dạng, từ đồi núi đến thung lũng và đồng bằng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây trồng hữu cơ như rau củ, cây ăn quả, cây lương thực và cây dược liệu… Tài nguyên đất khá đa dạng về nhóm và loại, đặc biệt là đất đỏ phù sa và đất sét đỏ, có chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng: lúa, rau, lạc, chè, cây ăn quả, dược liệu hữu cơ.

Mặt khác, do trình độ thâm canh đang ở mức trung bình, một số vùng, đặc biệt khu vực núi cao tập quán canh tác của người dân vẫn thuận theo tự nhiên, ít sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học nên về cơ bản đất và nước còn chưa bị ô nhiễm, thoái hóa,… là yếu tố thuận lợi trong việc sản xuất, trồng trọt hữu cơ.

Về vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc. Khoảng cách với Thủ đô Hà Nội không xa, chỉ 165 km. Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài khoảng 90 km; tuyến đường cao tốc Tuyên Quang đấu nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã được đầu tư xây dựng, kết nối giữa Tuyên Quang với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận... đặc biệt là các thị trường Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang.

Hà Nội là thủ đô của đất nước, với mật độ dân số khá đông, nhu cầu và điều kiện thu nhập tương đối khá giả, sẵn sàng tiêu thụ lượng lớn nông sản, đặc biệt là nông sản có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Lào Cai, Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi có tiềm năng phát triển du lịch trong bối cảnh năng lực sản xuất tại chỗ có hạn, do vậy việc xúc tiến thương mại với các tỉnh trong bối cảnh giao thông được đầu tư sẽ giúp cho Tuyên Quang thuận tiện trong việc kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản nói riêng, giao thương hàng hóa nói chung với các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, nhận thức của người người sản xuất và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm ngày càng cao. Sản xuất hữu cơ là phương thức sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Phần lớn người dân có kinh nghiệm, nhiệt tình, có nhận thức và mong muốn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, đặc biệt là các loại hình sản xuất chè, rau, bưởi,…

Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức, nổi lên là:

Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn hạn chế, gây khó khăn cho việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi nhiều chi phí hơn so với nông nghiệp thông thường. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Tuyên Quang vẫn còn hạn chế.

Kiến thức và kỹ năng sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản hữu cơ là yếu tố quyết định trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong khi nhiều nông dân chưa được đào tạo và có kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả chưa cao.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Tuyên Quang còn chưa phát triển ổn định, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm có hình thức không đẹp, không bắt mắt (vết sâu ăn, đốm bệnh…) cũng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm trên thị trường.

Việc canh tác hữu cơ đòi hỏi quy mô sản xuất theo vùng, tính liên kết cao giữa các hộ sản xuất trong vùng; quy trình sản xuất khắt khe, nhất là đất đai và nguồn nước phải đáp ứng yêu cầu cũng như việc sử dụng các loại vật tư đầu vào phải theo đúng quy chuẩn.

Tập quán canh tác hiện nay còn lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV hoá học. Cân bằng sinh thái môi trường đất, nước, thực vật đã bị phá vỡ do canh tác không an toàn, mất cân đối trong nhiều năm trước, vì vậy cần thời gian để thiết lập, khôi phục lại hệ sinh thái ban đầu. Khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, nhất là giai đoạn đầu mới thực hiện, người sản xuất gặp khó khăn trong phòng, chống sâu bệnh do áp lực sâu bệnh còn cao...

Định hướng phát triển trồng trọt hữu cơ

Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã có những chủ trương, định hướng, giải pháp, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trên thực tế, đã bước đầu triển khai mở rộng phát triển nông nghiệp hữu cơ và hỗ trợ tiêu chuẩn, quy chuẩn hoá các sản phẩm để nâng cao giá trị và chất lượng. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hữu cơ sản xuất theo PGS; duy trì áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc trên 100% các sản phẩm hữu cơ…

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang luôn dành sự quan tâm cho phát triển nông sản sạch, hữu cơ
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang luôn dành sự quan tâm cho phát triển nông sản sạch, hữu cơ

Để tiếp tục hiện thực hóa chủ trương, giải pháp đã đề ra, căn cứ điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu,…) và định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng của các huyện, thành phố trong tỉnh, tỉnh Tuyên Quang định hướng bố trí một số cây trồng hữu cơ theo huyện, thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể là:

Huyện Lâm Bình: Lúa, lạc, rau, dược liệu, chè shan. Huyện Na Hang: Lúa, rau, dược liệu, chè shan, cây ăn quả khác (lê, hồng). Huyện Chiêm Hóa: Lúa, rau, cam, chuối, dược liệu. Huyện Hàm Yên: Cam, Lúa, chè trung du, rau, dược liệu. Huyện Yên Sơn: Bưởi, chè trung du, lúa, rau, na, hồng. Huyện Sơn Dương: chè trung du, lúa, rau, dược liệu, chanh,…

Đến năm 2025, quy hoạch diện tích canh tác lúa hữu cơ 193 ha (vụ xuân 193 ha, vụ mùa 193 ha), 43 ha rau (mỗi vụ 43 ha, dự kiến 3 - 4 vụ/năm), 65 ha lạc, 28 ha dược liệu, 330 ha chè shan, 128 ha chè trung du, 250 ha cam, 120 ha bưởi, cây ăn quả khác 43 ha (lê, hồng, na, chuối). Số vùng xác định là 56 vùng, tổng diện tích sản xuất hữu cơ là 1.200 ha, chiếm trên 1,5% diện tích đất sản xuất các loại cây trồng chính.

Đến năm 2030, quy hoạch diện tích canh tác lúa hữu cơ 348 ha (vụ xuân 348 ha, vụ mùa 348 ha), 64 ha rau (mỗi vụ 64 ha, dự kiến 3 - 4 vụ/năm), 115 ha lạc, 89 ha dược liệu, 445 ha chè shan, 219 ha chè trung du, 365 ha cam, 291 ha bưởi, cây ăn quả khác 64 ha (lê, hồng, na, chuối). Số vùng xác định là 65 vùng, tổng diện tích sản xuất hữu cơ là 2.000 ha, chiếm trên 3% diện tích đất sản xuất các loại cây trồng chính.

Để hiện thực hóa mục tiêu nói trên, tỉnh cũng ưu tiên xây dựng một số mô hình sản xuất, trồng trọt hữu cơ có nhiều lợi thế, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là: Lúa hữu cơ: 3 vùng (Lăng Can - Lâm Bình; Xuân Quang - Chiêm Hóa, Minh Thanh - Sơn Dương), quy mô diện tích 15 ha; Rau hữu cơ: 2 vùng (Thái Long - TP Tuyên Quang, Tân Trào - Sơn Dương), quy mô diện tích 8 ha; Lạc: 1 vùng (Phúc Sơn - Lâm Bình), diện tích 5 ha; Chè: 2 vùng (Thổ Bình - Lâm Bình, Mỹ Bằng - Yên Sơn), diện tích 10 ha; Cam: 1 vùng (Tân Thành - Hàm Yên ), diện tích 5 ha; Bưởi: 1 vùng (Xuân Vân – Yên Sơn ), diện tích 5 ha; Cây ăn quả khác: 3 vùng (Lê Hồng Thái - Na Hang, Chuối Kim Bình - Chiêm Hóa, Na Xuân Vân -Yên Sơn); Dược liệu: 3 vùng (Thượng Lâm - Lâm Bình, Khâu Tinh - Na Hang, Hợp Hòa - Sơn Dương), diện tích 13 ha.

Là một tỉnh miền núi, kinh tế nông lâm nghiệp là chủ yếu, những điều kiện tự nhiên nói trên thực sự là tiềm năng, lợi thế không nhỏ. Những năm gần đây, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các ngành luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm, trong đó có nông nghiệp hữu cơ - đó thực sự là lợi thế to lớn, là yếu tố quyết định để Tuyên Quang phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai không xa.

Bài liên quan

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có sản xuất hữu cơ đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh này.
Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, coi đây là hướng đi bền vững, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường... để đưa nông sản tỉnh vươn xa hơn.
Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với ưu thế bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn… đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0

Doanh nghiệp vừa và nhỏ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm 97,14% tổng số DN tại Việt Nam và đóng góp trực tiếp gần 50% GDP hàng năm, 33% thu ngân sách cả nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Như vậy DNNVV đang ngày một khẳng định vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Tăng cường quản lý sức khỏe của đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững

Tăng cường quản lý sức khỏe của đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững

UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo viêc tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững trên địa bàn tỉnh.
Bứt phá phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bứt phá phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đồng Nai đạt nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng tới một nền nông nghiệp xanh.
Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ - IFOAM

Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ - IFOAM

Nông nghiệp hữu cơ, một vấn đề ngày càng được xã hôi quan tâm, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nông nghiệp hữu cơ chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc những nguyên tắc cơ bản về Nông nghiệp hữu cơ của IFOAM.
Những lưu ý khi sản xuất chè hữu cơ

Những lưu ý khi sản xuất chè hữu cơ

Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Trang trại hữu cơ: Điển hình thành công của nông nghiệp phát triển

Trang trại hữu cơ: Điển hình thành công của nông nghiệp phát triển

Trang trại hữu cơ đã chứng minh thành công của mô hình tuần hoàn, biến phế phẩm thành "vàng" và mang lại thu nhập cao, đồng thời bảo vệ môi trường.
Trồng dưa lưới công nghệ cao hướng theo mô hình hữu cơ ở vùng núi cát Quảng Điền

Trồng dưa lưới công nghệ cao hướng theo mô hình hữu cơ ở vùng núi cát Quảng Điền

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên ở vùng núi cát xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) mang lại hiệu quả về kinh tế vượt trội so với sản xuất thông thường.
Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc

Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc

Phát triển cây dược liệu đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực miền núi phía Bắc.
Trồng nấm theo hướng hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng

Trồng nấm theo hướng hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng

Tuy trồng nấm theo hướng hữu cơ cho sản phẩm chất lượng, an toàn, độ ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xây dựng mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị

Xây dựng mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị

Giống đậu xanh 12ĐX02 có khả năng phân cành vừa nên mô hình bố trí mật độ không quá dày, hàng cách hàng 35 - 40cm, cây cách cây 12 - 15cm. Lượng giống gieo phù hợp từ 18 - 20kg/ha. Sau gieo 10 - 15 ngày, nông dân phá váng, làm cỏ, vun gốc nhẹ; sau 30 - 35 ngày vun gốc cao để hạn chế cây bị đổ ngã.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính