Thứ hai 07/07/2025 20:33Thứ hai 07/07/2025 20:33 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang thăm và trải nghiệm tại vùng chè Khau Mút, xã Bình An, tỉnh Tuyên Quang.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang đi thực tế và trải nghiệm tại vùng chè Khau Mút, xã Bình An, tỉnh Tuyên Quang.

Giải pháp thay thế để tạo ra những sản phẩm sạch

Giữa thực trạng ấy, nông nghiệp hữu cơ nổi lên như một làn gió mới, dù thực chất lại là lối sản xuất xưa cũ, đầy thân thiện và hài hòa với thiên nhiên, mà ông cha ta đã gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Phân chuồng, phân xanh, rác thải hữu cơ, các phụ phẩm nông nghiệp… từng là những nguyên liệu chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, không chỉ giúp cải tạo đất mà còn nuôi dưỡng hệ vi sinh vật tự nhiên.

Hình thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được ông cha ta thực hiện từ nhiều đời nay, người nông dân đã có tập quán sử dụng phân hữu cơ như: Phân chuồng, phân xanh và phế phụ phẩm từ cây trồng để sản xuất. Ngày nay, nông nghiệp hữu cơ liên tục được phát triển bởi các tổ chức nông nghiệp hữu cơ và các nước khác nhau như IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ) và các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ… nông nghiệp Hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác.

Chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất. Sản xuất Hữu cơ yêu cầu không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu vào cho sản xuất gồm: Hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng, sản phẩm biến đổi gen và phân bắc.

Một trong những minh chứng sống động và cảm động nhất cho thành quả của nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam chính là vùng chè Shan Tuyết cổ thụ Khau Mút – thuộc xã Bình An, tỉnh Tuyên Quang (trước đây là Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang). Vùng đất này được thiên nhiên ưu ái ban tặng điều kiện khí hậu lý tưởng: nằm ở độ cao từ 700 đến 1.000 mét so với mực nước biển, quanh năm sương mù bao phủ, không khí mát lành và đất đai màu mỡ.

Chúng tôi gặp gỡ ông Phùng Vinh Chu, thôn Bản Pước, xã Bình An, tỉnh Tuyên Quang ông cho biết: Từ bao đời nay, cây chè Shan Tuyết cổ thụ đã bám rễ vào sườn núi đá, gắn bó mật thiết với đời sống và tín ngưỡng của người Dao đỏ. Không chỉ là cây phát triển kinh tế, cây chè còn được coi như một loại dược liệu quý, từng được dùng để chữa bệnh và bảo tồn như một báu vật linh thiêng giữa đại ngàn. Tuy nhiên, hành trình gìn giữ vùng chè cổ thụ này không hề dễ dàng. Sau những năm tháng du canh du cư của cư dân từ vùng Tăng Hóa lên Khau Mút, đến năm 1966, nhiều hộ dân đã rời bỏ núi khiến nhiều diện tích chè bị hoang hóa, đứng trước nguy cơ biến mất.

Những thay đổi lớn quyết định sự phát triển chè Shan Tuyết Khau Mút

Nhưng bước ngoặt quan trọng đã đến vào đầu những năm 2000, khi người dân Khau Mút chủ động di chuyển về vùng thấp, với ý chí gìn giữ vùng chè cổ. Chính những bước chân đầy quyết tâm ấy đã đặt nền móng cho một hướng đi mới: sản xuất chè Shan Tuyết theo hướng hữu cơ bền vững.

Ban đầu, diện tích chè chỉ khoảng 50 ha. Nhờ sự hỗ trợ của các chương trình trồng rừng, chính sách địa phương và tinh thần đoàn kết của cộng đồng, vùng chè Khau Mút đã mở rộng khoảng 240 ha. Bước ngoặt tiếp theo đến vào năm 2013, khi vùng chè được quy hoạch sản xuất hàng hóa; đến năm 2017, được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm, nhãn hiệu bảo hộ; và năm 2020, sản phẩm chè Shan Tuyết Khau Mút đạt chuẩn OCOP 3 sao đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc, mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Đài Loan và châu Âu.

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đồng hành cùng nông dân vùng chè Khau Mút, xã Bình An, tỉnh Tuyên Quang
Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đồng hành cùng nông dân vùng chè Khau Mút, xã Bình An, tỉnh Tuyên Quang.

Đặc biệt, năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng: mô hình chè hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS (Participatory Guarantee System - Hệ thống đảm bảo cùng tham gia) chính thức được triển khai trên địa bàn xã Bình An. Với sự hỗ trợ từ Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh và chính quyền địa phương, 25 hộ dân tại các thôn Bản Pước, Vàng Áng và Bản Phú đã được tập huấn kỹ thuật bài bản: kiểm soát sâu bệnh bằng sinh học, sử dụng phân hữu cơ, tuân thủ quy trình thu hái, chế biến, bảo quản hoàn toàn tự nhiên.

Điều làm nên giá trị của chè Shan Tuyết Khau Mút không chỉ nằm ở quy trình sản xuất hữu cơ nghiêm ngặt, mà còn ở cách thu hái và chế biến mang đậm bản sắc địa phương. Không sử dụng máy móc hiện đại, toàn bộ chè được hái thủ công bởi chính tay người dân trên những sườn núi đá cheo leo. Những búp chè mập mạp, phủ lớp tuyết trắng như sương sớm, được sao ngay tại chỗ bằng phương pháp truyền thống, giữ trọn hương vị núi rừng: nước chè vàng óng, thơm dịu nhẹ, vị chát đầu lưỡi nhưng hậu ngọt sâu lắng, tinh tế.

Sản phẩm chè Shan Tuyết Khau Mút không đơn thuần là một loại thực phẩm. Đó là kết tinh của thiên nhiên thuần khiết, của lao động cần mẫn, của sự tử tế và tình yêu quê hương. Nó là biểu tượng của một nền nông nghiệp mà con người không đối đầu với thiên nhiên, mà sống hòa hợp với thiên nhiên.

ù đã có thương hiệu, nhưng chè Khau Mút vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về thị trường và giá bán. Hiện nay, trung bình 1kg chè chỉ mang lại 250.000- 400.000 đồng, mức giá chưa tương xứng với công sức lao động vất vả của người dân. Việc chế biến và bảo quản chủ yếu vẫn thủ công, thiếu máy móc hiện đại. Ông Ma Ngọc Thành, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thổ Bình chia sẻ “Hợp tác xã mong muốn nhận được thêm sự hỗ trợ từ Nhà nước: về kỹ thuật, máy móc và kết nối thị trường để sản phẩm chè Khau Mút có thể vươn xa hơn, đến với nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh”.

Trong bối cảnh thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, từ những loại như 'kẹo rau củ' Kera Supergreens, sữa không đảm bảo chất lượng cho đến thực phẩm chức năng kém uy tín, thì những sản phẩm hữu cơ như chè Khau Mút càng trở nên quý giá. Thực phẩm giả không chỉ đe dọa sức khỏe con người mà còn làm xói mòn niềm tin xã hội. Trong khi đó, sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là chè Khau Mút là hiện thân của sự minh bạch, của trách nhiệm và sự tử tế trong từng cành lá. Từ những cây chè mọc rải rác giữa sườn núi đá, vùng chè Shan Tuyết Khau Mút ngày nay đã trở thành biểu tượng của nông nghiệp hữu cơ tại Tuyên Quang.

Hành trình gìn giữ và phát triển chè Khau Mút là câu chuyện đầy cảm hứng về khát vọng vươn lên, tình yêu thiên nhiên và sức mạnh cộng đồng. Chè Khau Mút không chỉ là sản phẩm sạch - mà còn là giấc mơ xanh đang từng ngày lan tỏa, mang theo hy vọng về một nền nông nghiệp nhân văn, bền vững và gắn kết hài hòa giữa con người với mẹ thiên nhiên.

Bài liên quan

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
10 chuỗi cửa hàng sản phẩm hữu cơ tốt nhất Hà Nội

10 chuỗi cửa hàng sản phẩm hữu cơ tốt nhất Hà Nội

Hiện nay, vấn đề sức khoẻ và thực phẩm luôn nằm trong Top những mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình hay bất kỳ cá nhân nào. Thời đại công nghệ tiên tiến, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch được mở ra ngày càng nhiều trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn đang trở nên khó khăn. Dưới đây là một số cửa hàng thực phẩm uy tín và chất lượng ở Thủ đô.
Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Trong thời đại mà sức khỏe và môi trường được đặt lên hàng đầu, thực phẩm hữu cơ đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm hữu cơ để duy trì độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của chúng.
[Longform] Kỳ 3: Chứng nhận hữu cơ - Giấy thông hành hay bình phong?

[Longform] Kỳ 3: Chứng nhận hữu cơ - Giấy thông hành hay bình phong?

Tại một phiên chợ nông sản ở Hà Nội, một gian hàng trưng biển “rau hữu cơ đạt chuẩn USDA” thu hút đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi được hỏi về giấy chứng nhận, nhân viên bán hàng chỉ đưa ra một bản photocopy mờ nhòe, không mã QR, không có tên tổ chức cấp phép. Câu chuyện không hiếm. Trong khi giấy chứng nhận hữu cơ đáng lẽ là bảo chứng cho uy tín và chất lượng, thì ở nhiều nơi, nó đang trở thành “tấm bình phong” được sử dụng sai mục đích – thậm chí bị thương mại hóa.
Tiên phong tạo hệ sinh thái hữu cơ bền vững

Tiên phong tạo hệ sinh thái hữu cơ bền vững

Ngày 28/5/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại Quốc Tế Phan Nguyễn đã tổ chức sự kiện “Đồng hành cùng Phan Nguyễn kiến tạo thị trường tiêu dùng hữu cơ bền vững” và chứng kiến lễ công bố chứng nhận hữu cơ quốc tế cho công ty và xưởng sản xuất.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Bài cuối: Phát triển nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững ở Minh Tân

Minh Tân một xã, thuộc huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, từ lâu đã được biết đến là vùng đất nông nghiệp trù phú với những cánh đồng lúa bạt ngàn và nguồn lợi thủy sản đa dạng từ sông, hồ, ao, đầm. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, Kiến Xương đang tập trung vào việc phát triển mô hình nông nghiệp sạch và song hành cùng đó là xây dựng nông thôn mới, nhằm mang lại cuộc sống sung túc và bền vững hơn cho người dân. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội.
Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính