Thứ bảy 28/09/2024 16:25Thứ bảy 28/09/2024 16:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Trồng dưa lưới ở An Giang

Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang" đã xác định cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo cụm ngành hàng như sau: - Cụm ngành hàng chủ lực: lúa-gạo; cá tra; rau-màu; cây ăn trái; - Cụm ngành hàng tiềm năng: chăn nuôi bò; chăn nuôi heo; cây dược liệu; nấm ăn-nấm dược liệu; hoa, cây cảnh. Việc xây dựng và triển khai các kế hoạch chuỗi liên kết theo từng ngành hàng thuộc nhóm các Giải pháp ưu tiên thực hiện trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của ngành Nông nghiệp trong triển khai thực hiện Đề án. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp cùng Sở, ban, ngành, các hội, hiệp hội ngành hàng, địa phương, các doanh nghiệp liên quan rà soát, xây dựng cụ thể nội dung các Kế hoạch chuỗi liên kết theo từng ngành hàng, đảm bảo phù hợp thực tế và trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Lúa vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu

Cụ thể năm 2024, Sở đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-SNNPTNT ngày 01/04/2024 về Triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang năm 2024 và Kế hoạch số 39/KH-SNNPTNT ngày 22/03/2024 về Triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024. Dự kiến cuối năm 2024 sẽ tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện 02 kế hoạch này để tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả và tiếp tục tham mưu rà soát, hiệu chỉnh và bổ sung các hoạt động nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch “Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 576/KH-UBND ngày 10/06/2024. Hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao Chi cục Thủy sản (đơn vị trực thuộc Sở) khẩn trương tham mưu Sở ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và kịp thời. Kế hoạch “Phát triển hệ sinh thái chăn nuôi bò sữa gắn với chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2024-2030”, hiện nay do Công ty Cổ phần Trang trại bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao An Giang đang chuẩn bị triển khai Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Tri Tôn và nhà máy chế biến sữa trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, Do đang ở giai đoan chuẩn bị các điều kiện nên tạm thời UBND tỉnh chưa phê duyệt kế hoạch.

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Nuôi cá Tra thương phẩmmột trong những ngành quan trọng ở An Giang

Đối với 03 kế hoạch còn lại bao gồm: (1) Kế hoạch Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bò thịt, phát triển mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản cung cấp con giống trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2024-2025; (2) Kế hoạch Phát triển hệ sinh thái chăn nuôi heo gắn với chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2024-2025, tầm nhìn đến năm 2030; (3) Kế hoạch Phát triển ngành hàng dược liệu tỉnh An Giang theo chuỗi giá trị giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao các đơn vị Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục theo dõi, liên hệ với bộ phận phụ trách của Văn phòng UBND tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung kế hoạch theo góp ý. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thì đơn vị khẩn trương tham mưu Sở ban hành kế hoạch thực hiện đảm bảo triển khai hiệu quả theo thời gian quy định.

Kế hoạch “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn tỉnh An Giang năm 2025”, căn cứ theo nhu cầu thực tế của thị trường và tính khả khi của việc đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm khi không có doanh nghiệp tham gia liên kết, Trung tâm Khuyến nông (đơn vị trực thuộc Sở) đang tiếp tục rà soát, tham mưu Tờ trình gửi UBND tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch.

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Trồng hoa và dược liệu cũng được tỉnh chú trọng

Kế hoạch “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo nếp tỉnh An Giang năm 2025”, hiện nay Chi cục Trồng trọt và BVTV đang khẩn trương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch trên cơ sở có lồng ghép Kế hoạch triển khai Đề án 1 triệu ha lúa nếp 2025 vào trong kế hoạch tổng thể này. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang (ban hành tại Quyết định 703/QĐ-UBND ngày 02/5/2024 của UBND tỉnh).

Kế hoạch “Phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang năm 2025”, hiện tại Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp (đơn vị trực thuộc Sở) đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên, quan tổ chức khảo sát hiện trạng và nhu cầu phát triển hoa, cây cảnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Khẩn trương trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang năm 2025 đảm bảo xúc tích và hiệu quả. Sau đó, tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả để tiếp tục tham mưu kế hoạch phát triển ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn 2026-2030. Đối với “Dự án mời gọi đầu tư xã hội hóa phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang”, Trung tâm Khuyến nông đang tham mưu trình UBND tỉnh xin chủ trương điều chỉnh thành “Dự án xã hội hóa lúa giống trên địa bàn tỉnh An Giang”. Đồng thời, tham mưu Sở trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Dự án xã hội hóa lúa giống trên địa bàn tỉnh An Giang./.

Bài liên quan

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có sản xuất hữu cơ đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh này.
Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, coi đây là hướng đi bền vững, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường... để đưa nông sản tỉnh vươn xa hơn.
Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km² và dân số khoảng 792.000 người. Với những đặc điểm đặc thù và điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… cho thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với ưu thế bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn… đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kon Tum: Tăng cường quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Tăng cường quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo yêu cầu tăng cường công tác quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net-Zero vào năm 2050, trong bối cảnh mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm gia tăng phát thải khí nhà kính.
Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Việt Nam thuộc TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát thải carbon cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, trong đó, ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng.
Sạt lở "nuốt" đất ven sông hồng

Sạt lở "nuốt" đất ven sông hồng

Sạt lở nghiêm trọng tại xã Kim Lan, Gia Lâm sau bão số 3 khiến lòng sông lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng 7 hộ dân, 2 hộ phải di dời khẩn cấp.
Hỗ trợ đồng bào miền núi khắc phục hậu quả bão lũ

Hỗ trợ đồng bào miền núi khắc phục hậu quả bão lũ

Toyota Việt Nam cùng hệ thống đại lý đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ngày 24/9, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 (Yagi) tại khu vực Bắc Bộ, UBND thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm ổn định nguồn cung hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ kịp thời người dân miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sáng 23/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk trao gửi số tiền 342.000.000 đồng, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk nhằm chia sẻ những đau thương, mất mát với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản

Kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản

Sáng ngày 23/9, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản.
Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy

Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện khẩn yêu cầu mở thêm cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình từ 12h ngày 22/9 để đối phó với mực nước thượng lưu đang lên cao.
Hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất

Hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất

Ngày 21/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau cơn bão số 3.
Thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư nông nghiệp

Thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư nông nghiệp

Sáng 21/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính