Thứ tư 21/05/2025 22:34Thứ tư 21/05/2025 22:34 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam (thứ ba từ phải sang) và lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh, lãnh đạo Chi cục TT-BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Hội NNHC tỉnh thăm mô hình dự án sản xuất bưởi hữu cơ Thái Long, TP. Tuyên Quang. Ảnh Việt Hải
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam (thứ ba từ phải sang) và lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh, lãnh đạo Chi cục TT-BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Hội NNHC tỉnh thăm mô hình dự án sản xuất bưởi hữu cơ Thái Long, TP. Tuyên Quang. Ảnh Việt Hải

Phối hợp triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển sản xuất NNHC

Là cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, cùng với việc thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Sở để HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các chính sách, giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, Chi cục TT-BVTV tỉnh đã chủ động phối, kết hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất NNHC, cụ thể là:

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai 04 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh có liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với tổng kinh phí thực hiện trên 4.5 tỷ đồng chủ yếu là hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất NNHC.

Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam... tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các mô hình điển hình trong sản xuất NNHC cơ trên địa tỉnh với trên 120 lượt tin, bài, chuyên đề.

Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, thị trấn tư vấn, hướng dẫn các chủ thể xây dựng dự án sản xuất hữu cơ theo danh mục dự án đã được phê duyệt để tổ chức thực hiện. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn trên địa bàn các huyện Na Hang, Sơn Dương hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX tổ chức sản xuất chè theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên của HTX với tổng diện tích vùng nguyên liệu chè trên 64 ha.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 02 lớp đào tạo giảng viên (TOT) về sản xuất NNHC với 79 học viên là cán bộ nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; phối hợp với Hội NNHC tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức 13 lớp tập huấn kiến thức NNHC, tiêu chuẩn PGS, tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN11041) với 353 học viên. Thực hiện lồng ghép, tổ chức 12 hội nghị để tuyên truyền cơ chế, chính sách về sản xuất NNHC trên địa bàn các huyện, thành phố với trên 700 lượt người tham gia.

Phối hợp với Hội NNHC tỉnh và Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) hỗ trợ 02 liên nhóm (Liên nhóm hữu cơ Hàm Yên và Liên nhóm hữu cơ Yên Sơn) tổ chức sản xuất, liên kết cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ cho các thành viên trong Liên nhóm và các thành viên tham gia Hệ thống PGS. Phối hợp với Hội NNHC tỉnh, Hiệp hội NNHC Việt Nam đưa nông dân của các HTX, Liên nhóm hữu cơ đi thăm quan học tập, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất hữu cơ tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Thừa Thiên Huế...

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cam, chè cho các nhóm nông dân, HTX; đã kết nối với các doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch (Bác Tôm, Tâm Đạt, Hai Sương, Ba Lành... ) để tiêu thụ sản phẩm cam cho các nhóm sản xuất với giá bán ổn định từ đầu vụ đến cuối vụ. Phối hợp đưa các HTX, nhóm, liên nhóm sản xuất các sản phẩm hữu cơ (cam, chè, bưởi...) tham gia trưng bầy giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị, hội chợ tại thành phố Tuyên Quang, Hà Nội và các thành phố lớn. Tổ chức 03 hội nghị giới thiệu sản phẩm cam hữu cơ PGS tại Hàm Yên, kết nối cung - cầu giữa nhà bán lẻ, nhà phân phối và nông dân sản xuất thăm quan vùng sản xuất cam hữu cơ tại Hàm Yên.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển NNHC

Trong thời gian tới, Chi cục TT-BVTV tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất NNHC của tỉnh, với một số trọng tâm sau:

Một là, tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về sản xuất NNHC

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về sản xuất, chế biến các sản phẩm hữu cơ; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng trong việc tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất NNHC và lợi ích khi sử dụng sản phẩm NNHC. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất hữu cơ trong vùng canh tác hữu cơ đã được UBND tỉnh công bố; đồng thời tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ. Thực hiện lồng ghép, tổ chức các hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách về sản xuất NNHC trên địa bàn các huyện, thành phố.

Phối hợp với Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam xây dựng các bản tin, chuyên đề tuyên truyền sâu rộng về vai trò, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của sản xuất NNHC; xây dựng các chuyên mục khuyến nông để hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, cách làm hay, các hộ nông dân tiêu biểu trong sản xuất hữu cơ.

Phối hợp với Hội NNHC tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, đào tạo giảng viên về NNHC cho cán bộ khuyến nông, các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại trên địa bàn các huyện, thành phố để nâng cao nhận thức, mở rộng sản xuất NNHC; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề của các huyện, thành phố tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nông dân về sản xuất NNHC trên các cây trồng chủ lực để mở rộng sản xuất. Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện các dự án sản xuất hữu cơ theo chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 của HĐND tỉnh.

Hai là, tăng cường xây dựng các mô hình, áp dụng tiêu chuẩn vào sản xuất NNHC

Phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình sản xuất, ghi chép sổ nhật ký, khắc phục, sửa lỗi sau đánh giá nội bộ, hoàn thiện hồ sơ đánh giá…; tổ chức sản xuất hữu cơ theo đúng tiêu chuẩn để đánh giá cấp chứng nhận hữu cơ; kết nối, tìm kiếm nguồn vật tư đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ để đưa vào sản xuất.

Phối hợp thực hiện hoạt động giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá NNHC và việc truy xuất hàng hóa, ghi nhãn sản phẩm hữu cơ trước khi đưa ra thị trường. Tuyên truyền, hướng dẫn thành lập các HTX, tổ sản xuất NNHC; bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, tổ chức sản xuất cho giám đốc HTX, tổ trưởng tổ hợp tác, trưởng nhóm sản xuất hữu cơ.

Phối hợp với Hội NNHC tỉnh duy trì hoạt động của Hệ thống PGS Tuyên Quang, hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ và chứng nhận đảm bảo cùng tham gia PGS cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2018, tiêu chuẩn PGS trên một số cây trồng như: cây rau, chè, cam, bưởi…

Ba là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm hữu cơ

Phối hợp đề xuất các đề tài, dự án khoa học có tính ứng dụng cao như: Công nghệ sinh học trong sản xuất hữu cơ, nghiên cứu quy trình canh tác hữu cơ phù hợp với từng loại cây trồng, các sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc. Nghiên cứu lựa chọn các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ứng dụng công nghệ cao, nền tảng số vào quản lý quy trình sản xuất hữu cơ, sổ nhật ký điện tử, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ…; ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm NNHC để đưa sản phẩm hữu cơ vươn xa ra thị trường các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.

Bốn là, tăng tường hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án NNHC

Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án sản xuất NNHC; dự án chế biến sản phẩm nông sản, đặc biệt trong chế biến sâu đối với các sản phẩm hữu cơ, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đảm nhiệm tốt vai trò đầu mối trong sản xuất theo chuỗi từ dịch vụ đầu vào, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm hữu cơ.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết nối đưa sản phẩm NNHC vào các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, lên sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế. Phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp tiêu thụ, đưa các đoàn doanh nghiệp đi thăm vườn, cơ sở sản xuất để đàm phán, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Tăng cường giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tỉnh Tuyên Quang tìm hiểu cơ hội đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, HTX của tỉnh để tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm NNHC./.

Bài liên quan

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ trở thành ngành có thu nhập hấp dẫn

Kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và công nghệ hiện đại, Nông nghiệp Công nghệ cao có thu nhập hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số thời đại mới.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt và giáo dục đào tạo sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng đội ngũ này.
Nông dân Việt bắt tằm… “nhả bạc” trên vùng đất khó

Nông dân Việt bắt tằm… “nhả bạc” trên vùng đất khó

Từ nông dân nghèo sinh sống ở một xã đặc biệt khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của huyện biên giới tỉnh Cao Bằng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp 118 Bảo Lạc (HTX) Nông Văn Hoàn, dân tộc Nùng trở thành tấm gương cho nhiều nông dân vùng cao về sự kiên trì, sáng tạo và tinh thần vượt khó để thay đổi cuộc sống chính mình từ nghề trồng dâu, nuôi tằm, không những chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp đỡ hàng chục hộ nông dân trong cộng đồng vượt qua khó khăn, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó.
Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững

Ngành nông nghiệp Lào Cai từ lâu đã chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nói không với hoá chất, phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bèo hoa dâu lên núi

Bèo hoa dâu lên núi

Tôi vẫn nhớ ngày ấy, cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm, cơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận đầu ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm. Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng…
Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Đa dạng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả ở xã Minh Tâm

Với đặc thù là xã thuần nông nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đã quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn người dân phát triển, lựa chọn nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Qua đó từng bước cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Đâu là nguyên nhân khiến nông dân chưa thực sự mặn mà với nông nghiệp hữu cơ?

Ở nhiều quốc gia phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp và mang lại giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, tuy khái niệm nông nghiệp hữu cơ đã không còn xa lạ, nhưng trên thực tế, số lượng nông dân tham gia vào mô hình sản xuất này vẫn còn khá khiêm tốn. Nhiều địa phương triển khai mô hình hữu cơ đã gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô do nông dân không mặn mà tham gia.
Lễ hội Thực phẩm Hữu cơ 2025 – Kết nối sức khỏe, lan tỏa sống xanh

Lễ hội Thực phẩm Hữu cơ 2025 – Kết nối sức khỏe, lan tỏa sống xanh

Ngày 16/5, Lễ hội Thực phẩm Hữu cơ 2025 được tổ chức bởi Farmers Market - nhà bán lẻ thực phẩm sạch uy tín với nhiều cửa hàng trên địa bàn TP. HCM đã chính thức diễn ra. Tham gia sự kiện có sự góp mặt của nhiều tổ chức và nhãn hàng uy tín trong nước và Quốc tế. Sự kiện sẽ kéo dài trong 1 tháng, hướng tới mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng thực phẩm hữu cơ.
Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Ngày 15/5/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức Hội thảo "Phát triển Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam". Tham dự Hội thảo có ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); đại diện lãnh đạo Đại sứ quán Đan Mạch; các ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
KỲ 1: “Vàng thau lẫn lộn” - Ai đang cấp giấy chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam?

KỲ 1: “Vàng thau lẫn lộn” - Ai đang cấp giấy chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam?

Chứng nhận hữu cơ không chỉ là một “tấm vé thông hành” cho sản phẩm nông nghiệp bước vào thị trường cao cấp. Nó còn là cam kết đạo đức và trách nhiệm giữa người sản xuất, người tiêu dùng và cả xã hội. Khi chứng nhận trở thành “tấm bình phong”, niềm tin bị đánh mất – và ngành nông nghiệp hữu cơ đứng trước nguy cơ tụt lùi.
Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

UBND tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh- Thành tựu và ứng dụng", vào chiều ngày 15/5/2025.
Trải nghiệm tại Mục Đồng farm: Giúp học sinh trường Genesis hiểu rõ giá trị của nông nghiệp hữu cơ với cuộc sống

Trải nghiệm tại Mục Đồng farm: Giúp học sinh trường Genesis hiểu rõ giá trị của nông nghiệp hữu cơ với cuộc sống

Đến Mục Đồng farm, các em học sinh của trường THCS Genesis Nam Từ Liêm được tham quan trang trại sản xuất sữa hữu cơ đạt chứng nhận JAS mà còn được trực tiếp thanh trùng sữa tươi hữu cơ, cho bò ăn,… qua đó hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất sữa đạt chứng nhận hữu cơ Nhật Bản, cách nhận biết các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ trên thị trường. Hoạt động nằm trong khuôn khổ nghiên cứu liên ngành “Dự báo và giám sát can thiệp dinh dưỡng - NIFAM” do CODAS phối hợp với các bên liên quan thực hiện nghiên cứu.
Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất

Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất

Nghị quyết Huyện ủy Na Rì (Bắc Kạn) đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp huyện phát triển toàn diện, bền vững, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung gắn với sản xuất hàng hoá có giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa "cất cánh”

Nông nghiệp hữu cơ ở Đắk Nông: Nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa "cất cánh”

Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại, thì tại Đắk Nông, nhiều nông dân và hợp tác xã vẫn loay hoay với thủ tục, chi phí và thông tin. Việc thiếu chính sách hỗ trợ cụ thể, cũng như sự kết nối giữa “ba nhà”: nông dân, doanh nghiệp và nhà nước đang khiến con đường đi đến chứng nhận hữu cơ đầy chông gai và thử thách.
Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt

Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt

Nấm hữu cơ đang trở thành một phần trong xu hướng nông nghiệp sạch toàn cầu. Nhưng để đưa sản phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Nấm Tốt Nameco, là một hành trình không hề đơn giản.
Sản phẩm hữu cơ ngày càng mang nhiều lợi ích quan trọng trong xã hội hiện đại

Sản phẩm hữu cơ ngày càng mang nhiều lợi ích quan trọng trong xã hội hiện đại

Hiện nay con người đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp sống lành mạnh và thân thiện với thiên nhiên. Một trong những lựa chọn được quan tâm hàng đầu là việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Sản phẩm hữu cơ bao gồm, thực phẩm, mỹ phẩm, và cả hàng tiêu dùng, là những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng chất hóa học tổng hợp, không biến đổi gen, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Sản phẩm hữu cơ mang lại nhiều lợi ích trong xã hội hiện đại, từ sức khỏe, môi trường, kinh tế – xã hội, không những vậy, trong tương lai không xa sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng toàn cầu.
Tạo "hành lang" chính sách tốt để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

Tạo "hành lang" chính sách tốt để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND huyện Na Rì sát sao trong việc tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành trong thời gian qua nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án và thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính