Thứ sáu 11/07/2025 08:04Thứ sáu 11/07/2025 08:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có sản xuất hữu cơ đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh này.

Những thành quả đáng ghi nhận

Trong những năm gần đây, nhất là từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 - 2025, Tuyên Quang đã có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, xem đó là một trong 3 khâu “đột phá”. Thực tế, sau hơn 2 năm thực hiện, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đã có những bước phát triển tích cực; việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nhận thấy vai trò quan trọng của việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh đã tập trung củng cố, kiện toàn và hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các hợp tác xã (HTX). Trong 2 năm đã thành lập mới 153 HTX. Các HTX ngày càng phát huy vai trò “hạt nhân”, “lực lượng cốt lõi” trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Toàn tỉnh có 57 HTX áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; 77 HTX có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho 82 sản phẩm. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hữu cơ sản xuất theo PGS; duy trì áp dụng dán tem QR truy xuất nguồn gốc trên 100% các sản phẩm hữu cơ…

Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang chứng kiến ký kết thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp với chủ thể sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao HTX Sáng Nhung về tiêu thụ sản phẩm
Lãnh đạo UBND tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang chứng kiến ký kết thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp với chủ thể sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao HTX Sáng Nhung về tiêu thụ sản phẩm

Số lượng các HTX tham gia vào các chuỗi liên kết sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn ngày càng tăng, phát huy hiệu quả, cụ thể như: Toàn tỉnh có 76 liên kết, HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tỷ lệ giá trị sản phẩm thông qua hình thức liên kết ước đạt trên 21% (cam, chè, mía, lạc, lúa, rau, dược liệu, bưởi, gấc, sachi, chanh, hoa nhài, lợn, trâu, bò, dê, gà, vịt, cá, gỗ rừng trồng…), có 44 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, 75 HTX, 16.607 hộ gia đình tham gia hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ 20 sản phẩm nông sản. Toàn tỉnh có 335 trang trại, trong đó: 182 trang trại trồng trọt, 111 trang trại chăn nuôi, 7 trang trại lâm nghiệp, 35 trang trại tổng hợp.

Để tạo cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh quảng bá, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển các sản phẩm OCOP, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP trên địa bàn 94 xã, phường, thị trấn của 134 chủ thể (gồm 104 HTX, 11 doanh nghiệp, 4 tổ chức hợp tác và 15 hộ kinh doanh), trong đó có 149 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 42 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 01 sản phẩm trình Hội đồng OCOP quốc gia đánh giá phân hạng 5 sao (sản phẩm chè shan tuyết Hồng Thái loại 1 tôm 1 lá).

Sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái của HTX Sơn trà được nhận cúp Bạc “Sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng”, lọt vào top 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương và được vinh danh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”.
Sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái của HTX Sơn trà được nhận cúp Bạc “Sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng”, lọt vào top 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương và được vinh danh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”.

Về số lượng sản phẩm, tỉnh Tuyên Quang đứng thứ 4/14 tỉnh miền núi phía Bắc. Các sản phẩm được công nhận, xếp hạng OCOP sẽ được tỉnh ưu tiên lựa chọn, giới thiệu trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa lên các sàn giao dịch điện tử như: Sendo, Voso, Post Mart, Cuccu, Shopee…, kết nối liên kết trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông sản đến các siêu thị, các đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm có uy tín trên toàn quốc; giá bán sản phẩm sau khi tham gia Chương trình tăng từ 10% - 30%, đã tạo động lực cho chủ thể và các thành viên liên kết phát triển sản phẩm, nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 28 chuỗi liên kết sản phẩm an toàn; đã có 107 sản phẩm đã được bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, có trên 200 sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, 04 sản phẩm có chỉ dân địa lý (Cam sành Hàm Yên, Chè Shan tuyết Hồng Thái, bưởi Soi Hà, rượu ngô men lá Nà Hang).

Tuy nhiên, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đã có đổi mới nhưng còn chậm, số HTX trực tiếp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ với nông dân thông qua hợp đồng chưa nhiều, thiếu tính bền vững; đầu ra cho một số sản phẩm nông sản còn gặp khó khăn, nhất là vào thời điểm chính vụ (như nhóm cây ăn quả có múi, rau, củ, thủy sản có giá trị kinh tế cao)… Việc phát triển các sản phẩm OCOP, hữu cơ quy mô còn nhỏ, tỷ lệ sản phẩm đạt hạng 4 sao còn ít, mới chiếm 21,5% tổng số sản phẩm đã được công nhận, chưa có sản phẩm đạt hạng 5 sao…Việc thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị còn hạn chế…

Cần nhiều giải pháp phát triển đa dạng các hình thức sản xuất hữu cơ và nông nghiệp bền vững

Để tiếp tục phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ và nông nghiệp bền vững, tỉnh Tuyên Quang đã đề ra nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính như:

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung, nhiệm vụ thực hiện khâu “đột phá”: “Phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới”. Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức cho người nông dân về lợi ích của sản xuất hữu cơ và nông nghiệp bền vững; Tuyên truyền, quảng bá về quy trình sản xuất, nhất là việc tuân thủ chặt chẽ quy trình và các tiêu chuẩn bắt buộc của sản xuất hữu cơ.

Duy trì và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung (lúa, cam bưởi, chè, lạc, mía…). Tăng cường chuyển giao, ứng dụng giống cây trồng mới có năng xuất cao, chất lượng tốt; mở rộng sản xuất canh tác hữu cơ; ứng dụng nông ngiệp công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn; thực hiện cấp mã số vùng trồng và hoàn thiện sản phẩm chuối, chè đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.

Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP, hữu cơ và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn./.

Bài liên quan

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, coi đây là hướng đi bền vững, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường... để đưa nông sản tỉnh vươn xa hơn.
Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km² và dân số khoảng 792.000 người. Với những đặc điểm đặc thù và điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… cho thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với ưu thế bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn… đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Nới rộng "cửa" vốn: Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã được vay đến 5 tỷ đồng

Khu vực kinh tế tập thể, với hạt nhân là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, từ lâu đã được xác định là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội của đất nước. Với việc Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức cho phép hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đến 5 tỷ đồng, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển của mô hình kinh tế này
Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xây dựng chuỗi giá trị liên kết: Bài học phát triển thị trường nông sản ở Xín Mần

Xín Mần, mảnh đất biên cương Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang) , đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhờ hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp. Bằng việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ "2 nhà" nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhiều nông sản đặc trưng của huyện đã vượt qua biên giới, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Thiên đường Hữu cơ Eifel: Nơi đất mẹ được trân trọng

Ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt và những khu rừng rậm rạp của vùng núi Eifel phía tây nước Đức, một phong trào nông nghiệp lặng lẽ nhưng mạnh mẽ đã bén rễ và nở rộ. Nơi đây không chỉ là một vùng đất với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn là một hình mẫu tiêu biểu cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nơi mà đất màu được xem như một kho báu vô giá và được chăm sóc bằng tất cả sự tận tâm.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 4: Nơi hội tụ lúa, rươi, cua, cáy ở Minh Tân

Thái Bình, mảnh đất được mệnh danh là "quê lúa" của Việt Nam, luôn ẩn chứa những câu chuyện thú vị về nông nghiệp và văn hóa địa phương. Nằm trong lòng tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân thuộc huyện Kiến Xương là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới, nơi những sản vật đặc trưng như lúa, rươi, cua và cáy đã trở thành niềm tự hào của người dân và là nguồn sống bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Nông nghiệp trước thuế quan mới: Thách thức và cơ hội chuyển mình

Ngành nông nghiệp Việt Nam, trụ cột kinh tế và nguồn sống của hàng triệu người dân, đang đứng trước những biến động sâu sắc từ các chính sách thuế quan mới trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thay đổi trong chính sách thuế của các quốc gia, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn, tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội để ngành nông nghiệp nước nhà tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn.
Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Bài 3: Người "thổi lửa" cho nông nghiệp sạch ở Minh Tân

Ở một vùng đất nông nghiệp trù phú như Kiến Xương, Thái Bình, nơi những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài nơi có cửa sông mặn lợ với những đặc sản độc đáo như rươi, cua, cáy đã đi vào tiềm thức người dân, câu chuyện về Hoàng Văn Ba, nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Tân, là một điển hình sống động cho tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm.
Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường cho nông dân

Từ ngày 26–28/6/2025, tại Ba Bể, Bắc Kạn, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 30 học viên là nông dân nòng cốt, cán bộ địa phương, cán bộ Hội Nông dân xã/huyện, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Bể và đại diện hợp tác xã đến từ 4 xã: Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê và Khang Ninh.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh

Ngày 27/6/2025, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Diễn đàn “Nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp hữu cơ và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã”.
Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Theo dấu chân những người làm lúa sạch - Bài 1: Từ bản hợp đồng "3 nhà" liên kết tạo giá trị

Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, an toàn và nâng cao giá trị, mô hình liên kết sản xuất giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra mô hình này đã được nói đến từ lâu, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, để mô hình thực sự hiệu quả đòi hỏi đột phá cả lý luận và thực tiễn.
Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Cần xây dựng đề án sản xuất trồng trọt giảm phát thải

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có một Đề án tổng thể cho ngành trồng trọt về giảm phát thải.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Một cách tiếp cận bền vững trong nông nghiệp

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một cách tiếp cận bền vững và có hệ thống để kiểm soát dịch hại, ưu tiên ngăn ngừa và giám sát, đồng thời sử dụng nhiều chiến lược để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính