Thứ sáu 18/07/2025 10:09Thứ sáu 18/07/2025 10:09 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, duy trì tiêu chuẩn hữu cơ là một hành trình không ngừng nghỉ và đầy thách thức. Để duy trì chất lượng đường dài, mở rộng quy mô, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng tuân thủ các quy định và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (bên phải) thăm mô hình trồng nấm hương hữu cơ của Công ty Cổ phần Nấm tốt Nameco. (Ảnh: Kiều Tâm)

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo đơn vị hành chính cũ, nếu như năm 2018, trên địa bàn cả nước có 46 địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ thì đến năm 2023 đã có 63 địa phương thực hiện.

Theo báo cáo của 38 địa phương (theo đơn vị hành chính cũ), đến năm 2023, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ là 75.020ha (trong đó 82% là đất trồng trọt). Đồng thời, đã có 38.780ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn của EU, Mỹ, Nhật. Đến nay, các địa phương đang chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với 260.725ha đất trồng trọt.

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được thực hiện thành công, là điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp miền Bắc. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có không ít mô hình chuyển đổi sang canh tác hữu cơ không thành công, hoặc chuyển đổi được vài năm phải bỏ dở do khó khăn về vốn ban đầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất…

Làm sao để cân bằng giữa bài toán lợi nhuận và giá trị xanh là câu chuyện chung của nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Để nông nghiệp hữu cơ trở thành một phép cộng dài hạn, người làm nông nghiệp không thể chỉ dừng lại ở sự tự phát, đầu tư ban đầu mà phải có tầm nhìn xa, dài hạn, quy hoạch rõ ràng.

Làm hữu cơ có quy hoạch

Định hướng phát triển nấm sạch từ năm 2014, sau 6 năm kể từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Nấm tốt Nameco đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam trên 1ha diện tích sản xuất. Từ đó đến nay, doanh nghiệp vẫn duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, hướng tới đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.

Kết quả này có được nhờ quy trình sản xuất bài bản, kết hợp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Là người đứng sau những thành công này, anh Mai Văn Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nấm tốt Nameco cho biết: “Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, điều cốt lõi là phải quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, trong đó phải đảm bảo 6 yếu tố nền tảng, gồm: Cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính, sản phẩm, thị trường và công nghệ”.

Liên hệ thực tế, anh Hưng lý giải, doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy sản xuất nấm của công ty có quy mô rộng xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ (nay là xã Hương Cần, tỉnh Phú Thọ). Nhà máy có quy mô 3ha, trong đó có 2ha vùng đệm, 1ha sản xuất đã được cấp chứng nhận hữu cơ. Ngoài nhà máy, Nameco còn 5 điểm khai thác vệ tinh, đảm bảo sản lượng để cung cấp cho các đại lý tại 30 tỉnh, thành trên cả nước.

Được biết, xã Hương Cần, tỉnh Phú Thọ có lợi thế diện tích rừng trồng lớn, phụ phẩm lâm nghiệp phát sinh nhiều. Đây là nguồn nguyên liệu sạch giá rẻ, dồi dào để làm giá thể trồng nấm.

Tại nhà máy, các phụ phẩm sau khi thu mua sẽ được nghiền nhỏ tùy theo yêu cầu của từng loại nấm, trộn thêm cùng cám gạo và một số thành phần khác rồi đóng thành các bịch giá thể. Sau đó, các sản phẩm sẽ trải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt, từ khâu tiệt trùng, cấy giống…, đảm bảo nấm sinh trưởng trong môi trường sạch, an toàn.

Đảm bảo chất lượng đầu ra nông sản, quy trình sản xuất nấm sạch của doanh nghiệp đã được tích hợp các công nghệ nuôi trồng nấm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đầu tư thêm dây chuyền sấy lạnh, chiết xuất dịch nấm. Các công việc còn lại được thực hiện bởi chính lao động địa phương, phần lớn là phụ nữ, đã được doanh nghiệp tập huấn sản xuất nấm sạch, nấm hữu cơ.

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Sản phẩm nấm sạch tại Công ty Cổ phần Nấm tốt Nameco được sản xuất theo quy trình hiện đại, khoa học, có quy hoạch từ vùng trồng đến thị trường tiêu thụ. (Ảnh: Kiều Tâm)

Sản phẩm nấm sạch đạt tiêu chuẩn sẽ được Công ty cổ phần Nấm Tốt Nameco phân phối qua các đại lý. Hiện Nấm Tốt đã phân phối sản phẩm tới hàng chục hệ thống siêu thị: Dalat Mart, Trâu Vàng, Linh Mart, Đức Thành Mart, Clever Food, Kyo Food, Vita market, Làng Việt Mart, 365 Mart… nhà hàng chay, cơ sở Phật giáo lớn như: chùa Khai Nguyên, chùa Yên Đức…

Bên cạnh những kết quả trên, trong thực tế, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Nấm Tốt còn đối mặt với nhiều rào cản như: tiếp cận vốn vay, đặc biệt là các gói tín dụng xanh; nông sản có giá thành cao hơn mặt bằng chung thị trường, thời hạn bảo quản ngắn; hạn chế về chính sách và tiêu chuẩn đồng bộ…

“Đây không chỉ là rào cản với Nấm Tốt mà còn là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp, HTX làm hữu cơ khác. Chúng tôi đề xuất cần có những chính sách, đặc biệt là những chính sách tài chính đặc thù cho sản xuất nông nghiệp tuần hoàn để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm, phát triển nấm sạch bền vững”, anh Hưng tâm sự.

Xây dựng chuỗi giá trị từ liên kết "4 nhà"

Còn tại xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (nay là xã Phù Yên, tỉnh Sơn La), hàng trăm ha lúa của hơn 1.000 hộ dân đã được cấp chứng nhận hữu cơ, cho các giống lúa: BC15, J02, Đài thơm 8, lúa nếp bản địa, lúa tẻ bản địa.

Đây là “trái ngọt” sau nhiều năm các dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ được đẩy mạnh triển khai tại Phù Yên.

Từ năm 2019, dự án “Xây dựng mô hình HTX liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị” được Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La triển khai trên quy mô 120 ha tại xã Quang Huy. Dự án hỗ trợ 70% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tổ chức tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ thành lập HTX Dịch vụ Nông nghiệp Quang Huy. Sau 2 vụ trồng thử nghiệm dự án trồng lúa hữu cơ cho kết quả tốt. Đến năm 2022, đã có hơn 1.300 hộ dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích hơn 210 ha.

Đồng thời, UBND huyện Phù Yên (cũ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu “Gạo Phù Yên”. Đến nay, "Gạo Phù Yên" được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, gồm các giống lúa: BC15, J02, Đài thơm 8, đảm bảo các tiêu chí: Cảm quan, lý hóa và an toàn thực phẩm.

Tiếp tục phát huy hiệu quả giá trị sản phẩm “Gạo hữu cơ” và “Gạo Phù Yên”, huyện Phù Yên (cũ) đã thực hiện mô hình “Ruộng nhà mình” với mục tiêu duy trì, mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ. Theo đó, có 45 tổ chức, cá nhân cùng tham gia sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trên hơn 82ha tổng diện tích thực hiện, mỗi tập thể, cá nhân nhận diện tích “Ruộng nhà mình” để sản xuất, tiêu thụ cùng nông dân.

Tham gia mô hình, các hộ được tư vấn, xác định đầu ra sản phẩm ổn định, giải quyết khó khăn về vốn đầu tư sản xuất bằng việc đồng sở hữu số diện tích ruộng sản xuất với các đảng viên, các phòng, ban của huyện và được ứng một phần kinh phí sản xuất theo thỏa thuận. Với cách làm này, cả hệ thống chính trị của địa phương cùng vào cuộc, nhằm xây dựng, phát huy tối đa giá trị Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo hữu cơ” và “Gạo Phù Yên”.

Trao đổi với phóng viên, bà Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, một HTX được hưởng lợi từ những dự án này cho biết: “Ngày mới triển khai dự án, khái niệm “nông nghiệp hữu cơ” vẫn còn xa lạ với bà con chúng tôi. Nhiều hộ mới đầu còn e ngại e ngại vì lo trong thời gian cải tạo đất, năng suất sẽ sụt giảm. Nhưng nhờ có chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền, công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ, sự đồng hành, hỗ trợ của các doanh nghiệp, chuyên gia… chúng tôi đã xây dựng thành công mô hình sản xuất gạo hữu cơ, thương hiệu gạo Phù Yên”.

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 2: Duy trì chất lượng đường dài

Sau nhiều năm triển khai, mô hình trồng lúa hữu cơ của xã Phù Yên, tỉnh Sơn La vẫn đem lại hiệu quả kinh tế ổn định cho bà con nhờ có sự chung tay của chính quyền địa phương - doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông. (Ảnh: Kiều Tâm)

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, sản phẩm gạo Phù Yên đã xây dựng được uy tín trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định hơn cho người dân địa phương. Theo bà Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, áp dụng quy trình canh tác hữu cơ, giá gạo Phù Yên có thể lên đến 50.000 - 70.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với giá thông thường. Hạt gạo thơm ngon, dẻo hơn, có bao bì, thương hiệu nên dễ tiêu thụ. Từ đầu vụ, nhiều khách quen đã liên hệ HTX đặt hàng làm quà biếu.

“Có nhiều doanh nghiệp lớn đã liên hệ chúng tôi để bao tiêu đầu ra sản phẩm với mức giá tốt, nhưng do sản lượng hiện tại chưa đáp ứng, chúng tôi phải từ chối.

Trong thời gian tới, HTX mong muốn sẽ được hỗ trợ chuyển giao các phương pháp, công nghệ, kiến thức mới để nâng cao sản lượng, duy trì chất lượng, phát triển thương hiệu “Gạo Phù Yên” kết hợp du lịch canh nông, đáp ứng nhu cầu thị trường. Chỉ khi trồng lúa đã cho thu nhập tốt, đầu ra ổn định, bà con mới có lực để duy trì mô hình trồng lúa hữu cơ, lúa sạch”, bà Ngân chia sẻ.

Bài liên quan

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ cuối: Những thách thức và định hướng phát triển PGS trong tương lai

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn ngay từ những ngày đầu hoạt động, nhưng với tiềm năng phát triển nhanh chóng của các sản phẩm hữu cơ cùng với vai trò quan trọng của hệ thống PGS trong việc hỗ trợ sản xuất. Cần phải có một cơ chế rõ ràng để định hướng PGS phát triển hơn nữa trong tương lai nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 1: Khởi đầu từ những cộng đồng tử tế

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giữa những phép tính lợi nhuận ngắn hạn, có những cộng đồng đang chọn chuyển đổi hữu cơ để thực hiện một phép cộng khác - cộng sự sẻ chia, cộng ý thức, cộng trách nhiệm. Họ là những cộng đồng tử tế, tiên phong vẽ thêm màu xanh bền vững cho bức tranh nông nghiệp hữu cơ miền Bắc Việt Nam..
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 3: Những lợi ích khi tham gia chứng nhận PGS

Không chỉ cung cấp chứng nhận bảo đảm sự an toàn, được đánh giá bởi nhiều cá nhân và tổ chức liên quan trực tiếp đến việc giám sát, cam kết chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường. Hệ thống PGS, còn mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho các bên tham gia nhằm hỗ trợ mở rộng sản xuất và kết nối thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu quý: Tiềm năng lớn dưới tán rừng tự nhiên

Trồng cây thảo dược quý dưới tán rừng tự nhiên đang là hướng đi mới, bền vững, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây ở các khu vực miền núi. Việc trồng dược liệu dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho nhân dân mà còn giảm tải sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên, giúp khai thác, bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2:  Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 2: Quy trình để người nông dân tham gia chứng nhận PGS

Để đạt được chứng nhận PGS, người sản xuất phải trải qua một quá trình học tập để hiểu biết về tiêu chuẩn và kỹ thuật, được kiểm tra nghiêm ngặt sự tuân thủ, thông qua các hoạt động đánh giá, có sự tham gia của nhiều bên liên quan như nông dân, tổ chức điều phối, người tiêu dùng và chuyên gia... Quá trình này không chỉ đánh giá tính tuân thủ về mặt kỹ thuật mà còn chú trọng đến sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

Hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ - Kỳ 1: Những bước đi đầu tiên gắn liền với chứng nhận PGS

PGS là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất tuân theo các quy trình của sản xuất. Hiểu một cách đơn giản, PGS là hệ thống chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo các nguyên tắc và quy chuẩn hữu cơ, được thống nhất với sự tham gia của nhiều bên trong chuỗi sản xuất – cung ứng – tiêu thụ.
Người phụ nữ Tày đưa miến dong Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ Tày đưa miến dong Việt Nam ra thế giới

Từ một cây trồng dùng để chống đói, qua bàn tay của chị Nguyễn Thị Hoan, sinh năm 1972, giám đốc Hợp tác xã miến dong Tài Hoan (HTX) ở thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, tỉnh Thái Nguyên đã đưa miến dong đạt được tiêu chuẩn OCOP 5 sao quốc gia và có mặt ở thị trường nhiều nước trên thế giới.
Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Chè Shan Tuyết Khau Mút - Giấc mơ xanh giữa đại ngàn Tuyên Quang

Trong nhiều thập kỷ qua, nền nông nghiệp đã chứng kiến sự "bùng phát" của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Ban đầu, đó là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng trước sâu bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và thiếu kiểm soát các loại hóa chất này đã để lại hậu quả nghiêm trọng khiến đất đai ngày càng bạc màu, hệ sinh thái bị xáo trộn, những vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, thiên địch bị phá vỡ khiến sâu bệnh tái phát ngày càng khó kiểm soát.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ cuối: Điểm tựa vững chắc nơi biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ cuối: Điểm tựa vững chắc nơi biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững mạnh”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính