Thứ ba 22/10/2024 17:36Thứ ba 22/10/2024 17:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Dừa sáp Trà Vinh: Từ đặc sản địa phương đến thương hiệu quốc gia

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dừa sáp Trà Vinh, đang vươn xa hơn trên thị trường nhờ thay đổi trong việc mở rộng diện tích, ứng dụng khoa học kỹ thuật và đa dạng hóa sản phẩm.
Dừa sáp Trà Vinh: Từ đặc sản địa phương đến thương hiệu quốc gia

Tỉnh Trà Vinh hiện có 1.277ha trồng dừa sáp với khoảng 250.000 cây - Ảnh minh họa.

Dừa sáp Trà Vinh, với cơm dừa dày dẻo như sáp, nước dừa sền sệt và vị ngọt thanh độc đáo, đã khẳng định vị thế "ông hoàng" trong số các loại dừa. Hơn 100 năm kể từ khi xuất hiện tại vùng đất Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, dừa sáp không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần thay đổi đời sống người dân.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế của loại cây trồng này, tỉnh Trà Vinh đã đẩy mạnh phát triển, mở rộng diện tích trồng dừa sáp từ 43ha vào năm 2005 lên 170ha vào năm 2017 và đạt 1.277ha vào năm 2024, với khoảng 250.000 cây. Huyện Cầu Kè được xem là "thủ phủ" dừa sáp của tỉnh, chiếm 92% diện tích trồng dừa sáp toàn tỉnh với 1.145ha, sản lượng trung bình hàng năm trên 3 triệu trái.

So với các loại cây trồng khác, dừa sáp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Người trồng dừa sáp có thể thu về bình quân trên 300 triệu đồng/ha/năm đối với giống thường và trên 700 triệu đồng/ha/năm đối với giống dừa sáp nuôi cấy phôi, cao gấp 3-4 lần so với trồng dừa thường. Năng suất dừa sáp giống thường đạt khoảng 20-25 trái/cây/năm, trong khi giống dừa sáp nuôi cấy phôi cho năng suất gấp đôi, đạt 55-60 trái/cây/năm. Với giá bán dao động từ 70.000 - 120.000 đồng/trái, lợi nhuận đạt khoảng 85 - 90% sau khi trừ chi phí.

Để nâng cao năng suất và chất lượng dừa sáp, tỉnh Trà Vinh không ngừng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giống dừa sáp nuôi cấy phôi do Trường Đại học Trà Vinh nghiên cứu có khả năng chịu phèn, mặn, tỷ lệ cho trái sáp trên 75%/buồng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng dừa. Hiện nay, diện tích trồng dừa sáp nuôi cấy phôi đã đạt khoảng 31ha.

Dừa sáp Trà Vinh hiện chủ yếu được tiêu thụ ở dạng tươi. Tuy nhiên, tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm đa dạng như kẹo dừa sáp, mứt dừa sáp, dầu dừa sáp,... góp phần nâng cao giá trị gia tăng. Toàn tỉnh hiện có hơn 100 sản phẩm được chế biến từ dừa sáp; trong đó, 15 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao trở lên.

Tỉnh Trà Vinh đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng dừa sáp toàn tỉnh ổn định 1.500 ha, sản lượng khoảng 3,8 triệu quả; trong đó, ít nhất 200 ha dừa sáp trồng theo hướng hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP. Đồng thời, thu hút ít nhất 3 doanh nghiệp liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã và hộ trồng dừa sáp xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ các chuỗi sản phẩm dừa sáp có giá trị gia tăng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu dừa sáp Trà Vinh thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Việc xây dựng thương hiệu cho dừa sáp Trà Vinh không chỉ giúp người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng sản phẩm, mà còn góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của dừa sáp trên thị trường, đồng thời khẳng định vị thế "ông hoàng" của loại đặc sản này.

Hưng Yên: Mùa nhãn bội thu, đặc sản Hưng Yên: Mùa nhãn bội thu, đặc sản "cháy hàng"
Hà Nam: Ao cá Hà Nam: Ao cá "thay áo mới" nuôi ốc nhồi
Cá bổi U Minh: Cá bổi U Minh: "Đặc sản" giữa rừng tràm

Bài liên quan

Dừa sáp cấy mô: Bước đột phá cho nông nghiệp Trà Vinh

Dừa sáp cấy mô: Bước đột phá cho nông nghiệp Trà Vinh

Dừa sáp cấy mô cho năng suất vượt trội, giá thành cây giống hợp lý, mở ra triển vọng mới cho việc nhân giống và phát triển đặc sản Trà Vinh.
Dừa sáp Trà Vinh chinh phục thế giới

Dừa sáp Trà Vinh chinh phục thế giới

Dừa sáp Trà Vinh có tiềm năng phát triển đa ngành, từ chế biến thực phẩm, xuất khẩu đến du lịch và thủ công mỹ nghệ, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao.

CÁC TIN BÀI KHÁC

OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương

OCOP và những câu chuyện đổi thay trên quê hương

OCOP đang thổi làn gió mới vào kinh tế nông thôn Việt Nam, với hơn 7.800 sản phẩm được công nhận, tạo ra doanh thu hơn 200.000 tỷ đồng và bức tranh kinh tế nông thôn đa sắc màu.
Vân Hồ đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông

Vân Hồ đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Chế biến và sản xuất dược liệu ở Quảng Bình: Tiềm năng lớn, khó khăn chất chồng

Chế biến và sản xuất dược liệu ở Quảng Bình: Tiềm năng lớn, khó khăn chất chồng

Với 143,1 ha cây dược liệu tỉnh Quảng Bình, ngành chế biến và sản xuất dược liệu có cơ sở thuận lợi để phát triển nhưng thực tế đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách cần khắc phục.
"Ăn chè" cho thịt ngon: Mô hình chăn nuôi độc đáo tại Thái Nguyên

"Ăn chè" cho thịt ngon: Mô hình chăn nuôi độc đáo tại Thái Nguyên

Nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy lợn ăn chè xanh cho thịt nạc hơn, ít mỡ hơn, thơm ngon và an toàn hơn, mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng cho ngành chăn nuôi của tỉnh.
Cam Hà Tĩnh "thắng" lớn nhờ chất lượng

Cam Hà Tĩnh "thắng" lớn nhờ chất lượng

Dù sản lượng giảm nhẹ do ảnh hưởng của thời tiết, cam Hà Tĩnh vẫn vào mùa thu hoạch với chất lượng vượt trội, vị ngọt đậm đà và giá bán cao hơn năm ngoái.
Dừa sáp cấy mô: Bước đột phá cho nông nghiệp Trà Vinh

Dừa sáp cấy mô: Bước đột phá cho nông nghiệp Trà Vinh

Dừa sáp cấy mô cho năng suất vượt trội, giá thành cây giống hợp lý, mở ra triển vọng mới cho việc nhân giống và phát triển đặc sản Trà Vinh.
[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

[Longform] Vai trò của Axit Humic trong quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển như hiện nay thì việc sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường đã trở thành yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ hệ sinh thái. Trong đó, Axit Humic - một hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong đất và trầm tích đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe đất và tăng cường hiệu suất cây trồng. Bên cạnh đó, các loại phân bón hữu cơ khác chiết xuất từ động thực vật cũng góp phần cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
OCOP Hà Nội: Hành trình nâng tầm giá trị làng nghề

OCOP Hà Nội: Hành trình nâng tầm giá trị làng nghề

Hà Nội đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt chú trọng vào các sản phẩm chế biến sâu, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Thái Nguyên: "Lột xác" cho hạt gạo

Thái Nguyên: "Lột xác" cho hạt gạo

Để nâng cao giá trị hạt gạo, nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã chuyển hướng sang chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm đa dạng, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ

Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ

Đến hết năm 2023, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã trở thành địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất tỉnh Lào Cai với hơn 3.388 ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ. Năm 2024 huyện tiếp tục phát huy thành quả đã gây dựng từ nhiều năm.
Lũ lên, lúa Thu Đông Long An "ngàn cân treo sợi tóc"

Lũ lên, lúa Thu Đông Long An "ngàn cân treo sợi tóc"

Gần 10.000 ha lúa Thu Đông tại hai huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng do lũ lụt và dịch bệnh.
Sơn La hiện đại hóa nông nghiệp

Sơn La hiện đại hóa nông nghiệp

Sơn La đang nỗ lực hiện đại hóa nền nông nghiệp bằng việc áp dụng khoa học công nghệ, nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính