"Tăng trưởng xanh" và "kinh tế xanh" có quan hệ rất mật thiết với nhau - Ảnh minh họa. |
Vấn đề kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay không còn bàn sẽ thực hiện hay không thực hiện mà đã và đang thực sự đặt lên bàn nghị sự trong hoạt động hàng ngày của cả nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, phát triển kinh tế xanh hiện nay còn có một số hạn chế, còn những vấn đề đặt ra đó là: nhận thức, khung pháp lý và gặp phải những rào cản về nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học và công nghệ.
Nền kinh tế xanh là một khuôn khổ kinh tế lồng ghép các vấn đề về môi trường và tính bền vững vào tăng trưởng kinh tế. Nó nhằm mục đích tạo ra sự phát triển kinh tế và tạo việc làm đồng thời đảm bảo thỏa mãn nhu cầu con người nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên vốn rất cần thiết cho sự sống còn của nhân loại. Không giống như các mô hình kinh tế truyền thống thường ưu tiên tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến môi trường, nền kinh tế xanh nhấn mạnh việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
Các mô hình truyền thống có xu hướng coi thường những hậu quả của việc cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Ngược lại, nền kinh tế xanh tìm kiếm sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và tính bền vững sinh thái, thừa nhận tính chất hữu hạn của các nguồn tài nguyên trên hành tinh chúng ta.
Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2045 với nhiều thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo chất lượng môi trường và an sinh xã hội trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi và chịu nhiều tác động tiêu cực do chiến tranh cục bộ; tăng trưởng thấp, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia và biến đổi khí hậu. Và để đảm bảo được những mục tiêu phát triển như trên, từ tháng 9 năm 2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh.
Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững |
Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tăng trưởng xanh |
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững |
Tuy nhiên, quá trình triển khai chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết và điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp bối cảnh mới. Do đó, để có những góc nhìn đa chiều và tổng quát, việc nghiên cứu kinh nghiệm và thông lệ tốt của các quốc gia trên thế giới về xây dựng chiến lược dài hạn về Tăng trưởng xanh, sẽ mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc học hỏi, áp dụng vào tình hình đặc điểm của nền kinh tế - xã hội Việt Nam một cách linh hoạt, hiệu quả và từ đó thực hiện tốt Chiến lược Tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu chung của kinh tế xanh ở Việt Nam nhằm đạt tới: Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, lần đầu tiên, nội hàm của kinh tế xanh ở Việt Nam được Chính phủ xác định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong đó, có ba nhiệm vụ chiến lược được lựa chọn: Một, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Hai, xanh hóa sản xuất; Ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu về cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi xanh tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu năm 2024” tổ chức ngày 24/10/2024. |
Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu năm 2024” diễn ra vừa qua, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, thách thức của thời đại hiện nay chính là việc tích hợp 3 quá trình: chuyển đổi thị trường, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Đây là một yêu cầu khó khăn với điều kiện thực thi khắt khe và tính bất khả thi cao.
PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định, rõ ràng so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới, Việt Nam có xuất phát điểm thấp yếu và tụt hậu hơn nhiều. Chưa kể, quy trình chuyển đổi kinh tế thị trường vẫn còn chưa hoàn thành. Nền kinh tế vẫn còn nhiều nguy cơ và thách thức.
Vì thế, việc chuyển đổi từ “khát vọng nâu” sang “khát vọng xanh” đòi hỏi Việt Nam phải có những cách tiếp cận mới để tránh nguy cơ bị loại khỏi cuộc đua chuyển đổi xanh toàn cầu. Và những nguyên tắc tiếp cận mới để Việt Nam có thể hiện thực hóa được giấc mơ “phát triển xanh”, biến nền “kinh tế nâu” thành nền “kinh tế xanh”, trước tiên, đó là cần xác định các thách thức cấp quốc gia ở đúng tầm, đúng sức. Sau đó mới là bước áp dụng các nguyên tắc tiếp cận cụ thể.
Với các nguyên tắc tiếp cận mới, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đặc biệt nêu rõ như sau: biến thách thức quốc gia thành cơ hội doanh nghiệp và lợi ích xã hội; sử dụng sức mạnh cộng hưởng giữa toàn cầu với dân tộc, giữa nhà nước với doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; trao quyền, tạo điều kiện, chịu trách nhiệm, khuyến khích người chiến thắng; chế tài quốc gia, đồng thuận dân tộc, trụ cột doanh nghiệp, động lực trí tuệ.
Trong quá trình phát triển xanh, chuyển đổi xanh, những nhiệm vụ cần được Việt Nam ưu tiên phải kể tới các tiêu chuẩn, hệ giá trị sống xanh; các thể chế phục vụ và hỗ trợ phát triển xanh. Ngoài ra, nhiệm vụ xanh hóa cơ cấu kinh tế, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và đô thị hóa theo định hướng xanh và thông minh cũng được ưu tiên.
Vậy có thể nói "tăng trưởng xanh" và "kinh tế xanh" có quan hệ rất mật thiết với nhau. Để có được tăng trưởng xanh thì không thể không có kinh tế xanh và ngược lại.