Thứ sáu 18/04/2025 17:15Thứ sáu 18/04/2025 17:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quyết sách lớn tạo dựng tương lai xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Việc chuyển hướng sang kinh tế xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Những quyết sách dẫn đường

Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam vươn lên trở thành một điểm sáng tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Một số nền tảng phát triển công nghiệp quan trọng được xây dựng, như hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống năng lượng cũng như các nhà máy, doanh nghiệp, nguồn nhân lực…

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên việc thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Công nghiệp hóa theo mô hình “kinh tế nâu” với hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, bắt đầu có những hiện tượng “giải công nghiệp hóa” sớm… không thể là sự lựa chọn của tương lai cho bảo đảm phát triển bền vững nền kinh tế. Rõ ràng, trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, chính sách công nghiệp xanh là phương án lựa chọn tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định, phát triển nhanh và bền vững và phát triển kinh tế xanh: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” cũng đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Quyết sách lớn tạo dựng tương lai xanh
Mục tiêu là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phát triển bền vững về môi trường.

Chiến lược đặt ra mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế, trong đó nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao Chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo đó, mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014; đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

Nghị quyết số 29–NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh các ngành, lĩnh vực.

Trong đó, nhấn mạnh “Xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất, công nghệ và thị trường, bảo vệ và phát huy tốt thị trường trong nước. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp sang các ngành có tính nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; chuyển đổi các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng sang các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải các-bon thấp”.

Biến thách thức thành cơ hội

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên, thế giới đang có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp và đối mặt với nhiều nguy cơ về nạn đói, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp… gây ra không ít khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên phương diện toàn cầu.

Ở trong nước, chúng ta đều thấy rõ chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi xanh đã rất rõ ràng, lộ trình bài bản và quyết tâm mạnh mẽ. Nếu chúng ta theo dõi sát, trong rất nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam ra nước ngoài đều đặc biệt nhấn mạnh thông điệp kinh tế số, kinh tế xanh. Đây trở thành một trong những nội dung thảo luận quan trọng khi lãnh đạo Việt Nam thăm các nước Âu châu hay một số nền kinh tế có yếu tố “xanh” là nòng cốt.

Còn nhớ, tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023 vào ngày 14/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng, xem chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tích cực đồng hành và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, tăng cường tăng trưởng xanh, cùng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mang lại hòa bình, thịnh vượng chung cho các dân tộc trên thế giới.

Quyết sách lớn tạo dựng tương lai xanh
Việt Nam cam kết xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình.

Là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cam kết xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Tiếp đó, ngày 2/12/2023, trong chương trình hoạt động tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề “Huy động các nguồn lực cho chuyển đổi xanh” với sự tham gia của 50 doanh nghiệp Việt Nam, 120 doanh nghiệp UAE và quốc tế. Tại đây, các ý kiến đã đánh giá cao những cam kết, nỗ lực của Việt Nam trong giảm phát thải, chuyển đổi xanh kể từ sau COP 26, đặc biệt là việc công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Quyết tâm đã rõ, tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các yếu tố như thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khốc liệt, phức tạp và khó lường, thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, trình độ phát triển khoa học và công nghệ còn thấp; sự phát triển của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế có nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19… cũng là thách thức không nhỏ trong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Nhận biết rõ được những khó khăn nêu trên vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Bài liên quan

Thủ tướng thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh tại Hội nghị P4G

Thủ tướng thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh tại Hội nghị P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị P4G Việt Nam năm 2025 và thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh.
Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Trong bối cảnh phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược của các quốc gia, Hội nghị thượng đỉnh P4G lần này là cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các chiến lược chuyển đổi xanh và bền vững ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Thể lệ Cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Thể lệ Cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững” được phát động, nhận tác phẩm dự thi từ 27/2 - 30/8/2025 và tổ chức công bố, trao giải vào tháng 9 năm 2025.
Phát động cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Phát động cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Sáng 27/2/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.
Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Bốn năm sau khi Việt Nam cam kết Net Zero, doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển hướng "xanh" như thế nào để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.
Mô hình Hợp tác xã: Hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hữu cơ trong thời kỳ mới

Mô hình Hợp tác xã: Hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hữu cơ trong thời kỳ mới

Các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã và đang giữ vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững. Nhờ đó, nông dân không chỉ nâng cao thu nhập mà còn xây dựng chuỗi giá trị xanh, đáp ứng được xu hướng tiêu dùng hiện đại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chi nhánh NHCSXH Cao Bằng: Giải ngân gần 499 tỷ đồng cho hơn 6.300 lượt khách hàng

Chi nhánh NHCSXH Cao Bằng: Giải ngân gần 499 tỷ đồng cho hơn 6.300 lượt khách hàng

Quý I/2025, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng tăng gần 147 tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ gần 151 tỷ đồng.
Cao Bằng: Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Cao Bằng: Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được đánh giá ở mức rất cao. UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1074/UBND-KT ngày 15/4/2025, yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa thiệt hại về tài nguyên rừng, tài sản và con người.
Hà Nam huy động gần 400 người chữa cháy rừng xuyên đêm

Hà Nam huy động gần 400 người chữa cháy rừng xuyên đêm

Chiều ngày 16/4, một ngọn núi ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng xuất hiện đám cháy và bắt đầu lan rộng. Theo người dân cho biết, đám cháy bắt nguồn từ bên kia núi thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình và cháy lan sang khu rừng thuộc địa phận phường Ba Sao.
Cao Bằng: Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp thực hiện 316 dự án, tổng nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng

Cao Bằng: Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp thực hiện 316 dự án, tổng nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng

Hội Nông dân (HND) các cấp tỉnh Cao Bằng trong quý I đã tổ chức cho các hội viên trồng 25.853 cây ăn quả, cây lấy gỗ các loại dịp Tết trồng cây năm 2025. Tổ chức 1.154 cuộc tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho gần 56.100 lượt cán bộ, hội viên; kết nạp 265 hội viên mới; phối hợp tổ chức 16 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 793 lượt hội viên. Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang thực hiện 316 dự án, tổng nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng, với 2.280 hộ nông dân vay vốn.
Nghệ An sẵn sàng chuẩn bị cho mùa du lịch 2025

Nghệ An sẵn sàng chuẩn bị cho mùa du lịch 2025

Nghệ An đang tích cực chuẩn bị cho mùa du lịch 2025 với các dự án lớn nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và tạo sự hấp dẫn cho du khách. Mục tiêu là phát triển ngành du lịch bền vững, bảo vệ thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế địa phương.
Thủ tướng thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh tại Hội nghị P4G

Thủ tướng thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh tại Hội nghị P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị P4G Việt Nam năm 2025 và thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh.
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Quảng Ninh: Phổ biến pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp

Quảng Ninh: Phổ biến pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp

Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã phối hợp với Hội nông dân tỉnh tổ chức 05 lớp tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, đối thoại, giải đáp kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chất lượng.
Lâm Đồng: Công nhận điểm du lịch “Vườn trái cây Nam Nhi”

Lâm Đồng: Công nhận điểm du lịch “Vườn trái cây Nam Nhi”

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa Công nhận “Vườn trái cây Nam Nhi” của Công ty TNHH sản xuất thương mại Chí Cương quản lý là điểm du lịch.
Cao Bằng: Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Cao Bằng: Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Tại tỉnh Cao Bằng, Chi cục Hải quan Khu vực VI tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp với sự tham gia của 60 doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho hơn 300 doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang hoạt động trên địa bàn. Hội nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi trong thực hiện thủ tục hải quan và thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại khu vực biên giới.
Hơn 15.000 nông dân hưởng lợi từ Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại

Hơn 15.000 nông dân hưởng lợi từ Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại

Đó là con số được nhận định trong Hội thảo tổng kết năm 2024 và lập kế hoạch năm 2025 chương trình Hỗ trợ Rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức ngày 16/4/2025.
Đà Nẵng định hình trung tâm du lịch y tế hàng đầu miền Trung

Đà Nẵng định hình trung tâm du lịch y tế hàng đầu miền Trung

Hội thảo phát triển du lịch y tế 2025 khẳng định tầm nhìn đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hàng đầu về chăm sóc sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính