Thứ bảy 21/12/2024 21:22Thứ bảy 21/12/2024 21:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
UBND tỉnh An Giang vừa có Quyết định số 2107/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch "Vùng sản xuất, chế biến thốt nốt theo hướng hữu cơ đến năm 2025 định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hình thành vùng sản xuất thốt nốt theo hướng hữu cơ và phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân ảnh 1

Cây thốt nốt ở huyện biên giới Tri Tôn, An Giang.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2024 - 2025, An Giang sẽ hình thành và phát triển tối thiểu 1 chuỗi sản xuất liên kết gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ được chứng nhận; tỷ lệ sản phẩm thốt nốt hữu cơ đạt 1 - 2% trên tổng sản phẩm của toàn tỉnh. Lợi nhuận thu được từ thốt nốt, sản phẩm từ thốt nốt hữu cơ bằng hoặc cao hơn so với tập quán thông thường từ 0,5 đến 1 lần.

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh hình thành mới tối thiểu 1 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ được chứng nhận; tỷ lệ sản phẩm thốt nốt hữu cơ đạt 3% trên tổng sản phẩm của toàn tỉnh. Lợi nhuận thu được từ thốt nốt, sản phẩm từ thốt nốt hữu cơ bằng hoặc cao hơn so với tập quán thông thường từ 1,5 đến 2 lần.

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân ảnh 2

Cây thốt nốt ở huyện biên giới Tri Tôn, An Giang.

Đến năm 2025 số lượng cây thốt nốt được khai thác sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt từ 200 cây trên 40 năm tuổi; trong đó huyện Tri Tôn 100 cây và thị xã Tịnh Biên 100 cây. Đến năm 2030 số lượng cây thốt nốt được khai thác sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt 500 cây, huyện Tri Tôn 200 cây và thị xã Tịnh Biên 300 cây. Các sản phẩm từ các mô hình sản xuất hữu cơ được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ 80% năm 2025 và 100% vào năm 2030.

Để triển khai kế hoạch thành công, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh sẽ tổ chức tập huấn cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp kiến thức về sản xuất, sơ chế, chế biến đường thốt nốt hữu cơ về an toàn thực phẩm, quy định liên quan về an toàn thực phẩm đối với sơ chế, chế biến thốt nốt hữu cơ. Nâng cao năng lực cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác về kỹ thuật sản xuất thốt nốt hữu cơ; giúp nông dân nâng cao nhận thức về sản xuất thốt nốt hữu cơ, mạnh dạn chuyển đổi sản xuất và nhân rộng mô hình.

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân ảnh 3

Cây thốt nốt ở huyện biên giới Tri Tôn, An Giang.

"An Giang cũng xây dựng thí điểm mô hình sản xuất thốt nốt hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp; hướng dẫn nông dân, hộ, cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác về sản xuất, khai thác mật thốt nốt và chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ. Chuyển đổi vùng trồng lúa và cây trồng xen canh vùng trồng thốt nốt sang sản xuất hữu cơ không dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; gắn kết vùng nguyên liệu sản xuất hữu cơ với doanh nghiệp chế biến thốt nốt hữu cơ", bà Thúy cho biết.

Bên cạnh đó, An Giang sẽ hình thành mới các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia vùng nguyên liệu thốt nốt hữu cơ có liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức nông dân, người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất thốt nốt.

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân ảnh 4

Cây thốt nốt ở huyện biên giới Tri Tôn, An Giang.

Tỉnh cũng hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm thốt nốt hữu cơ; hỗ trợ, tạo điều kiện để các đơn vị, cá nhân thực hiện quy trình thủ tục chứng nhận các sản phẩm thốt nốt theo các tiêu chuẩn hữu cơ; định hướng thị trường tiêu thụ từng sản phẩm thốt nốt hữu cơ, từ đó có giải pháp, qui trình thực hiện cho đúng theo thị trường xuất khẩu yêu cầu.

Để triển khai kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan đẩy mạnh mời gọi thu hút doanh nghiệp đầu tư và bố trí nguồn lực thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư thốt nốt vào hữu cơ; mời gọi doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm thốt nốt hữu cơ; mời gọi doanh nghiệp đầu tư, liên kết, tiêu thụ sản phẩm thốt nốt hữu cơ.

An Giang xây dựng thương hiệu thốt nốt hữu cơ tăng thu nhập cho nông dân ảnh 5

Cây thốt nốt ở huyện biên giới Tri Tôn, An Giang.

Đặc biệt, tỉnh sẽ tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hữu cơ; trong đó, có sản phẩm thốt nốt hữu cơ; phối hợp, hỗ trợ tuyên truyền vận động nông dân tham gia sản xuất thốt nốt hữu cơ và thực hiện các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, hội thảo nhân rộng mô hình...

dantocmiennui.vn

Bài liên quan

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hòa Bình tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị nông sản

Hòa Bình tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị nông sản

Với tính đa dạng về khí hậu, đất đai, cho phép Hòa Bình thích ứng nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây ăn quả, bao gồm cả những cây ôn đới và cây nhiệt đới.
Nông sản sạch Việt Nam vươn mình ra “biển lớn”

Nông sản sạch Việt Nam vươn mình ra “biển lớn”

Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam đạt trên 335 triệu USD/năm, có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nông sản hữu cơ Việt Nam được nhiều thị trường biết đến.
Sản xuất hữu cơ từ các mô hình khảo nghiệm: "Bước đệm" cho phát triển nông nghiệp bền vững

Sản xuất hữu cơ từ các mô hình khảo nghiệm: "Bước đệm" cho phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Tại Nghệ An, các mô hình khảo nghiệm sản xuất hữu cơ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tư duy sản xuất, tạo nền tảng để mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học là xu thế tất yếu

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học là xu thế tất yếu

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học là một xu thế tất yếu, để đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững và hiệu quả.
Lào Cai: Tập trung phát triển vùng quế hữu cơ

Lào Cai: Tập trung phát triển vùng quế hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết, cây quế được đồng bào dân tộc Dao đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai cách đây gần 50 năm tại một số xã vùng thấp: Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn cà phê hữu cơ

Tìm hiểu về tiêu chuẩn cà phê hữu cơ

Câu chuyện cà phê hữu cơ bắt đầu từ những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước, khi trên thế giới xuất hiện loại cà phê độc đáo khác biệt là Blue Mountain ở Jamaica, hay Kopi Luwak của Indonesia mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao, đây chính là lý do đưa đến xu hướng chuyển đổi cà phê canh tác truyền thống sang hướng canh tác hữu cơ.
Châu Âu siết chặt chứng nhận hữu cơ: Tác động và cơ hội cho nông sản Việt

Châu Âu siết chặt chứng nhận hữu cơ: Tác động và cơ hội cho nông sản Việt

Ủy ban Châu Âu vừa ban hành quy định mới siết chặt quản lý chứng nhận hữu cơ cho nông sản nhập khẩu, trong đó có Việt Nam, bổ sung thêm 3 tổ chức được công nhận cấp chứng chỉ này.
Thái Bình được chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ

Thái Bình được chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ

Xã Thụy Thanh (Thái Thụy), tỉnh Thái Bình là địa phương đầu tiên của tỉnh có sản phẩm lúa được cấp chứng nhận hữu cơ.
Hợp tác xã liên kết sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm ổn định cho người dân

Hợp tác xã liên kết sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm ổn định cho người dân

Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thổ Bình (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) thực hiện liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm các hộ dân để vừa bao tiêu đầu ra ổn định cho người dân, vừa nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
Phân bón hữu cơ MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ MT Tây Nguyên Xanh: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, chuyển dần qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ, khi nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch và bền vững ngày càng tăng, phân bón trùn quế đã nổi lên như một giải pháp tối ưu. Không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng, phân bón trùn quế còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Sakura farm: Nâng tầm nông sản Việt bằng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu

Sakura farm: Nâng tầm nông sản Việt bằng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu

Tiên phong trong đề án chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, Sakura farm (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã áp dụng tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu trong canh tác sầu riêng. Điều này đã và đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp hữu cơ của “xứ Trầm Hương”.
Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đang rất lớn. Đây là cơ sở để tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên những lợi thế của địa phương. Với một tỉnh có điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí còn tương đối sạch, có nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính