Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực 1 phân công nhiệm vụ. |
Quyết liệt để đảm bảo an toàn
Theo đại diện lãnh đạo Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I cho biết, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước và nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh tại cảng, bến thủy nội địa, đơn vị đã tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm là những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông đường thủy như: phương tiện không đăng ký, đăng kiểm; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn; phương tiện thiếu các dụng cụ cứu sinh, cứu đắm; phương tiện chở hàng hóa quá tải trọng, quá vạch dấu mớn nước an toàn…, đặc biệt xử lý nghiêm đối với phương tiện chở cát, đá, sỏi hoạt động tại các bến lẻ cố tình trốn tránh không làm thủ tục ra, vào cảng, bến theo quy định và các phương tiện vi phạm về đăng ký, đăng kiểm, phương tiện chở hàng quá vạch dấu chuyên chở.
Theo đó, trong quá trình kiểm tra 9 tháng đầu năm 2924, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I đã tiến hành lập biên bản xử phạt 24 trường hợp phương tiện thủy vi phạm, tiền phạt thu được là: 148.500.000 đồng.
Ngày từ đầu năm 2024, tập trung trung chủ yếu tuyên truyền các quy định về kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại cảng, bến thủy nội địa; hướng dẫn các phương tiện thủy hoàn thiện các thủ tục về đăng ký, đăng kiểm; hướng dẫn chủ cảng, bến thực hiện các quy định về công tác phòng cháy chữa cháy; công tác bảo vệ môi trường; công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; công tác ứng phó sự cố tràn dầu; Tuyên truyền hướng dẫn và triển khai thực hiện Nghị định 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Kết quả, hàng nghìn thuyền viên, người lái phương tiện thường xuyên được trang bị thêm kiến thức về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, 100% doanh nghiệp vận tải, cảng, bến thuỷ nội địa ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa.
Nhiều giải pháp đồng bộ
Năm 2024, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, sát với tình hình thực tiễn, trong đó đã ban hành các chương trình, kế hoạch để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm được giao. Nhờ đó, đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản các chủ cảng bến, các chủ khai thác cảng, bến thủy nội địa đã được công bố, cấp phép đều tuân thủ các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm về điều kiện hoạt động, điều kiện an toàn công trình, vùng nước cảng, bến; điều kiện về xếp dỡ hàng hóa, hoạt động của trang thiết bị xếp dỡ…
Cảng vụ viên kiểm tra các thiết bị an toàn trên phương tiện thủy |
Đồng thời đã tham gia đóng góp ý kiến tích cực với các địa phương trong công tác quy hoạch bến thủy nội địa; tham gia thống kê, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải tỏa các bến hoạt động không phép, trái phép. Đơn vị đã thực hiện giải pháp thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt. Giải pháp dùng hình thức quét mã QR code trên giấy phép để thực hiện chuyển khoản đối với các khoản phí, lệ phí vào rời cảng bến của phương tiện đã giúp rút ngắn các thủ tục hành chính, từng bước chính quy, hiện đại giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc quản lý giao thông đường thủy nội địa tại đơn vị.
Ngoài ra, đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các đối tượng tham gia giao thông đường thủy nội địa; phối hợp với các địa phương, các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra sở GTVT... để kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phạm vi trách nhiệm được giao. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua công tác kiểm tra, cấp giấy phép cho phương tiện vào, rời cảng, bến; Đồng thời, tăng cường công tác quản lý về điều kiện hoạt động của phương tiện, thuyền viên; thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, làm thủ tục cho phương tiện vào, rời các cảng, bến thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm được giao; thu phí, lệ phí theo đúng quy định; không tổ chức cấp phép vào, rời cho phương tiện từ bến không phép, các cảng, bến không đủ điều kiện hoạt động. Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý cảng, bến, quản lý phương tiện thủy; thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Tổ chức kiểm tra, rà soát tài sản, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, phương tiện trong phạm vi trách nhiệm. Chủ động chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời sửa chữa kết cấu hạ tầng bị hư hỏng, yêu cầu các chủ cảng, bến, chủ phương tiện bổ sung, sửa chữa và thay thế kịp thời các trang thiết bị an toàn của cảng, bến bị hư hại do thiên tai gây ra, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
Cảng vụ viên kiểm tra hoạt động an toàn cảng bến |
Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong công tác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa cho các hoạt động tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ cảng, bến hoàn thiện hồ sơ, thủ tục công bố mới, công bố lại cảng thủy nội địa. Xử lý nghiêm các hành vi tổ chức cho phương tiện vào neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách tại các vị trí chưa được công bố cấp phép hoạt động; xếp dỡ hàng hóa không đúng mục đích được cấp phép.