Thứ tư 21/05/2025 11:10Thứ tư 21/05/2025 11:10 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nói đến quýt Cao Bằng phải kể đến quýt Trà Lĩnh. Quýt Trà Lĩnh được trồng nhiều tại các xã: Quang Hán, Lưu Ngọc, Cao Chương và thị trấn Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh cũ), nay thuộc huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán được ví như “thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh. Từ trồng quýt, người dân Quang Hán thu lợi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng vài năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn để lại khi 93 ha quýt xã Quang Hán bị thu hẹp từng năm, đến nay chỉ còn gần 2 ha, do cây quýt bị mắc bệnh đục thân, thối rễ làm cây chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Vườn quýt 350 cây của ông Triệu Văn Đoàn, xóm Bản Pát, xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh trung bình cho thu lợi hơn 300 triệu đồng mỗi năm từ bán quýt. Ảnh Quốc Sơn.

Từ cây xóa nghèo…

Là cây đặc hữu của địa phương có giá trị kinh tế cao, nhưng một thời gian dài trước những năm đầu 2000, cây quýt gần như bị “bỏ rơi” với nhiều lý do. Tư duy kinh tế gia đình của người dân lúc đó còn nặng về “hạt thóc, bắp ngô”, hơn nữa quýt Trà Lĩnh chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, nên người dân không mặn mà mở rộng diện tích.

Nhận thấy cây quýt Trà Lĩnh là cây đặc hữu, với nhiều ưu điểm vượt trội khác biệt với quýt các địa phương khác. Quả quýt có hương thơm đặc trưng, quả nhỏ tròn đều, quả chín vỏ màu vàng, sáng bóng, khi ăn vị ngọt đậm mà thanh dịu. Cây có tiềm năng phát triển trở thành cây trồng sản xuất hàng hóa tạo lợi thế xóa nghèo bền vững cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Năm 2005, bằng nhiều giải pháp hữu hiệu, với quyết tâm và sự chỉ đạo quyết liệt của huyện, cùng sự vào cuộc của các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng, được người dân hưởng ứng, tin tưởng vào tiềm năng, giá trị kinh tế cây quýt nâng lại, cây quýt Trà Lĩnh đã được “đánh thức”, nhanh chóng phát triển mở rộng diện tích, hình thành vùng trồng quýt chuyên canh với quy mô lớn tập trung tại các xã: Quang Hán, Cao Chương, Lưu Ngọc và thị trấn Trà Lĩnh của huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán trồng nhiều nhất, ví như”thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh.

Để hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng quýt, năm 2012, huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng, bảo tồn và phát triển giống quýt đặc sản Trà Lĩnh” nhằm chọn tạo, phục tráng, nhân giống, cung cấp cho các nông hộ trên địa bàn huyện. Năm 2016, quýt Trà Lĩnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Quýt Trà Lĩnh”, giúp người dân có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tăng thu nhập, xóa nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.

Theo ông Triệu Văn Đoàn, xóm Bản Pát, xã Cao Chương, vườn đồi 350 cây quýt của gia đình ông được trồng năm 2009, cây giống được chính gia đình tự ươm từ hạt quýt bản địa, nên đến nay vườn quýt vẫn phát triển tốt, cây khỏe, không bị sâu bệnh, quả quýt giữ được hương vị thơm ngon. Trung bình hàng năm vườn quýt cho gia đình thu 10 tấn quả, thu lợi hơn 300 triệu đồng.

Giá trị kinh tế từ trồng quýt Trà Lĩnh mang lại đã mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Cây quýt thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững, vươn lên làm giàu của người dân vùng trồng quýt huyện Trùng Khánh. Nhiều hộ thu lợi hàng trăm triệu đồng, những năm được mùa, được giá, không ít hộ thu lợi đến vài trăm triệu đồng từ bán quýt.

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Khách được trải nghiệm, trực tiếp hái quả, mua quýt tại vườn của bà Khằm Thị Nguyên, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh những năm vườn quýt chưa bị nhiễm bệnh. Ảnh Quốc Sơn.

… Đến nỗi buồn để lại

Những năm trước, cứ vào mùa quýt chín hay dịp giáp Tết nguyên đán, xã Quang Hán lại nhộn nhịp thương lái đến thu mua, nhiều lượt khách trong, ngoài tỉnh vào tận vườn quýt các hộ để trải nghiệm, được trực tiếp hái, mua quýt tại vườn. Nhưng 2 – 3 năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn tiếc nuối của các hộ trồng quýt xã Quang Hán khi mà cây quýt của xã bị nhiễm bệnh đục thân, tự thối rễ, lá xoăn vàng, cây đậu quả nhưng không chín được hoặc cây bị chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.

Theo ông Bế Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Hán, tình trạng các vườn quýt nhiễm bệnh xảy ra trên địa bàn xã Quang Hán từ năm 2019. Trước tình hình dịch bệnh trên cây quýt ở xã, UBND huyện đã cử nhiều đoàn cán bộ, kỹ sư nông nghiệp đến tìm hiểu, nghiên cứu phương án cứu chữa, trị bệnh cho cây. Qua các mẫu phân tích, những cây quýt ở Quang Hán bị bệnh vàng lá, thối rễ (bệnh Greening – bệnh vàng lá gân xanh), loại bệnh nguy hiểm hay xuất hiện trên các loại cây ăn quả có múi, chưa có thuốc đặc trị.

“Xã Quang Hán có 93 ha quýt, do bị loại bệnh này làm cây bị đục thân, tự hỏng rễ, lá xoăn vàng, cây yếu dần rồi chết, hoặc cây có sống cho đậu quả nhưng quả không chín được, nếu có chín thì quả bị cứng, múi khô không có nước. Loại bệnh này gây hư hại rất lớn, các hộ có vườn quýt buộc phải chặt bỏ hàng loạt, đến nay cả xã chỉ còn khoảng hơn 2 ha quýt. Gia đình tôi có 1 ha quýt cũng phải chặt bỏ chỉ còn lại vài cây”. Phó Chủ tịch UBND xã Quang Hán Bế Văn Cương cho biết thêm.

Bày bán hơn 20 kg quýt thu hái từ vườn quýt gia đình tại chợ Trà Lĩnh, với giọng nói tiếc nuối, bà Phi Thị Bay, bản Niếng, xã Quang Hán cho hay, gia đình trồng gần 500 cây quýt, những năm cây quýt chưa bị bệnh, vườn quýt luôn cho gia đình thu trăm triệu đồng. Giờ thì gia đình đã phải chặt bỏ hơn trăm cây bị nhiễm bệnh. Chắc mùa quýt này chỉ thu được hơn 20 triệu đồng từ bán quýt.

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Vườn quýt hơn 170 cây của bà Khằm Thị Nguyên, xóm Vững bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh bị nhiễm bệnh đã chặt bỏ. Ảnh Quốc Sơn.

Với vườn quýt hơn 170 cây của bà Khằm Thị Nguyên, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, hằng năm vào mùa quýt chín hay cận Tết Nguyên đán, thường có nhiều lượt khách ghé thăm trải nghiệm, để trực tiếp được hái quả, mua quýt tại vườn. Vườn quýt đã cho gia đình bà Nguyên thu lợi gần trăm triệu đồng/năm. Một nguồn thu đáng kể để gia đình bà có cơ hội vươn lên làm giàu.

“Thế nhưng năm 2919, vườn quýt của gia đình bị nhiễm bệnh đục thân, hỏng rễ, lá xoăn vàng, cây yếu dần, cây cho đậu quả nhưng không chín, múi quýt khô cứng, không có nước. Gia đình đã dùng mọi cách chữa trị, kể cả phun thuốc nhưng không được, buộc phải chặt bỏ cả vườn để trồng cây khác thay thế”. Bà Nguyên xót xa nói.

Theo ông Đàm Văn Đỗ, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Chương, xã Cao Chương có 25 ha trồng quýt. Cây quýt đã đem lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ trồng quýt trong xã. Nhiều hộ thu lợi từ vườn quýt hàng trăm triệu đồng mỗi năm, như các hộ: Nông Văn Bằng, Bế Văn Hiển cùng xóm Lũng Luông; Triệu Văn Đoàn, Triệu Văn Kết, Triệu Văn Cao, xóm Bản Pát. Song một số vườn của một số hộ trong xã cũng đã xuất hiện bệnh sâu đục thân, thối rễ, lá vàng trên cây quýt. Xã đã khuyến cáo các hộ trồng quýt chủ động biện pháp phòng trừ, kịp thời chặt bỏ cây bị bệnh, vệ sinh môi trường vườn để tránh dịch bệnh lây lan diện rộng. Đồng thời chăm bón cây đúng quy trình kỹ thuật đối với cây chưa nhiễm bệnh để đảm bảo an toàn cho vườn cây.

Nhiều năm qua, cây quýt đã thực sự trở thành cây trồng giữ vai trò quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa nghèo, vươn lên làm giàu bền vững đối với các hộ trồng quýt ở Trà Lĩnh. Việc cây quýt bị nhiễm bệnh phải chặt bỏ hàng loạt ở xã Quang Hán đã để lại nỗi buồn tiếc nuối cho các hộ dân nơi đây.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng giám sát và phản biện xã hội năm 2025 cho cán bộ, hội viên nông dân tại 5 huyện, thành phố.
Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Bảo Lạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng – nơi mỗi ngôi nhà nằm tách biệt trên từng triền đồi cao, việc xây một mái nhà kiên cố không chỉ là chuyện tiền bạc, mà còn là hành trình vượt khó, vượt dốc và vượt cả những hủ tục ngàn đời. Ấy vậy mà, bằng sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự hỗ trợ của tín dụng chính sách và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của cộng đồng, hàng trăm ngôi nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao này đã được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang. Đó không chỉ là những viên gạch, bao xi măng được vận chuyển bằng đôi vai qua đồi núi, mà là khát vọng thoát nghèo, là niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi địa đầu Tổ quốc.
Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn khó khăn về nhà ở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới của tỉnh. Để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, từ năm 2021 đến nay, Cao Bằng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa, gần 12 nghìn nhà tạm, nhà dột nát đã được xoá bỏ, thay thế bằng các căn nhà xây kiên cố, giúp tiếp sức cho người nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp tơ lụa vượt khó, khôi phục sản xuất

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp tơ lụa vượt khó, khôi phục sản xuất

Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 9-10% trong năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ươm tơ, dệt lụa, đây là một trong những ngành nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2025, tách thửa đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Năm 2025, tách thửa đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Khi làm thủ tục tách thửa đất nông nghiêp, người dân sẽ phải trả phí đo đạc, phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và phí làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Kon Tum là một tỉnh miền núi cao nguyên với khí hậu mát mẻ quanh năm, hiện đang từng bước định hình vị thế trong ngành nông nghiệp chất lượng cao thông qua chiến lược phát triển cà phê xứ lạnh.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Theo Thông tư, Bộ Công Thương quy định lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2025 là 75.427 tấn.
Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 2/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.
Kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật

Kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật

Bộ Công an ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BCA ngày 14/4/2025 quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân. Theo đó, việc kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính