Tỉnh Hòa Bình có gần 16 ngàn ha cây ăn quả các loại, trong đó chủ lực là nhóm cây có múi (cam, bưởi, quýt, chanh). |
Phát biểu tại diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc” tại Hòa Bình, ngày 6/12/2024, Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, toàn tỉnh Hòa Bình có gần 16 ngàn ha cây ăn quả các loại. Trong đó chủ lực là nhóm cây có múi (cam, bưởi, quýt, chanh) với diện tích trên 10 ngàn ha. Ngoài ra có trên 1.200ha nhãn, gần 1.500 ha chuối và một số cây ăn quả khác như xoài, vải, táo, thanh long.
Xác định rõ việc sản xuất, phát triển cây ăn quả là lĩnh vực quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của địa phương. 10 năm trở lại đây, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm này như: Chính sách cải tạo vườn tạp; chính sách hỗ trợ cây giống; chính sách hỗ trợ chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cũng kịp thời ban hành các đề án, kế hoạch phát triển cây ăn quả, đặc biệt là đề án Tái canh cây ăn quả có múi. Triển khai mạnh mẽ, đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch Covid-19.
Định hướng phát triển các loại cây ăn quả chủ lực của đã được tích hợp trong quy hoạch tỉnh đến 2030, tầm nhìn 2050 với quan điểm rõ ràng: Không phát triển nóng mà tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị.
Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 88 mã số vùng trồng cho các loại cây ăn quả với. Trong đó có 53 mã số phục vụ xuất khẩu với diện tích 375ha. Có 2.431 ha cây ăn quả các loại được chứng nhận GlobalGAP, VietGAP, an toàn thực phẩm, hữu cơ.
Nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác và các cơ chế, chính sách đã nêu. Sản xuất cây ăn quả của tỉnh Hòa Bình đã có những bước tiến vững chắc. Đến nay, nhiều sản phẩm cây ăn quả chủ lực của tỉnh đã được tiêu thụ ổn định ở nhiều chuỗi siêu thị và các thành phố lớn trong nước. Đặc biệt trong 3 năm gần đây, nhiều sản phẩm cây ăn quả như chuối, nhãn, cam, bưởi đã được xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, Canada, Vương Quốc Anh, EU, Hàn Quốc; đưa hoạt động xuất khẩu nông sản thành thành tích đột phá của Ngành nông nghiệp trong nhiệm kỳ. Việc xuất khẩu đã tạo hiệu ứng tích cực với thị trường trong nước, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng sản phẩm, đem lại nguồn lợi tốt hơn cho người sản xuất cây ăn quả và tạo thêm việc làm cho hoạt động sơ chế, đóng gói.
Cũng theo ông Sứ, bên cạnh thành tựu, việc phát triển cây quả của tỉnh vẫn còn 1 số hạn chế như mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng chưa rõ nét, chủ yếu tiêu thụ tươi do khâu bảo quản, chế biến còn nhiều hạn chế… làm giá trị sản xuất chưa đạt được như kỳ vọng.
Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả Sản xuất cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc nói riêng có tiềm năng lớn, nhưng cần giải quyết các vấn đề liên quan ... |
Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8: Sắc cam rực rỡ trên đất Hòa Bình Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại-Du lịch tỉnh Hòa Bình đã khai mạc tối 6/12 tại huyện Cao ... |
Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 và Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Hòa Bình đã khai mạc tối 6/12 tại huyện Cao Phong với hơn 100 gian hàng trưng bày đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP và các hoạt động văn hóa đặc sắc. Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 8 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, giới thiệu sản phẩm địa phương đến với du khách trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác, mở rộng tiêu thụ. Đồng thời, lễ hội còn góp phần quảng bá du lịch, giới thiệu vẻ đẹp văn hóa độc đáo của huyện Cao Phong nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Được biết, cam Cao Phong đã được cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý vào năm 2014 và nằm trong "Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng" năm 2016. |