Thứ năm 23/01/2025 17:54Thứ năm 23/01/2025 17:54 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sản xuất cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc nói riêng có tiềm năng lớn, nhưng cần giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo quản, liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường để phát triển bền vững.
Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh phía Bắc
Có 6 thị trường chính đã mở cửa được thị trường cho cây ăn quả, nhiều nhất là Trung Quốc, kế đó là Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngành rau quả của Việt Nam đang khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, với các sản phẩm chủ lực như: Sầu riêng, thanh long, chuối, mít và xoài. Với kết quả này, ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024.

Trong những năm gần đây, việc mở cửa thị trường quốc tế cho các loại nông sản và trái cây tươi của Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, việc nhập khẩu các loại trái cây vào thị trường Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã mở ra nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, việc chuẩn hóa và thí nghiệm các sản phẩm trở nên vô cùng quan trọng. Các quy định về kiểm dịch thực vật, quản lý vùng trồng, đóng gói và chế biến đều phải được tuân thủ chặt chẽ. Việc này không chỉ giúp tăng cường uy tín và cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế mà còn tạo ra môi trường kinh doanh bền vững và lâu dài trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Nhằm đưa ra hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh phía Bắc, cập nhật tiến độ mở cửa thị trường và yêu cầu kỹ thuật của một số thị trường đối với sản phẩm cây ăn quả. Đồng thời giới thiệu, phổ biến các quy trình, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý tổng hợp sinh vật gây hại trên một số loại cây ăn quả chủ lực và các giải pháp sơ chế, chế biến, bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm rau quả.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ NN-PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Hội Làm vườn Việt Nam, Cục Trồng trọt, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc” tại Hòa Bình, ngày 6/12/2024.

Ông Trần Anh Hùng, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch 2, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Ông Trần Anh Hùng, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch 2, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Trần Anh Hùng, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch 2, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, cho biết, nước ta có điều kiện sinh thái đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có thể phát triển được nhiều loại cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, trong đó nhiều loại có năng suất và chất lượng khá tốt.

Cây ăn quả của Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặc biệt là các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Trung Quốc… Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD. Năm 2023, tổng diện tích cây ăn quả toàn quốc có 1.269,4 ngàn ha, sản lượng đạt 13.887,3 ngàn tấn; ĐBSCL là vùng có diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 31,8%), tiếp đến là vùng trung du miền núi phía Bắc (chiếm 21,4%). Chủng loại cây ăn quả đa dạng, phong phú; trong đó chuối có diện tích lớn nhất (chiếm 12,72% tổng diện tích), sầu riêng xếp ngay phía sau.

Về thị trường tiêu thụ, ông Hùng cho rằng đối với thị trường trong nước cần hình thành sàn giao dịch sản phẩm cây ăn quả; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm cây ăn quả.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần tăng cường xuất khẩu vào các thị trường truyền thống; đồng thời, tiếp tục mở rộng các thị trường: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada , Hàn Quốc, Nga, ASEAN, EU, Trung Đông, Bắc Phi... và đẩy mạnh xuất khẩu quả chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Việt Nam đang nỗ lực không ngừng trong việc đàm phán xuất khẩu nông sản với nhiều đối tác thương mại khác nhau trên thế giới, nhằm tận dụng tối đa cơ hội gia nhập những thị trường khó tính.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đã mở cửa thị trường cho 19 loại nông sản có nguồn gốc thực vật và quả tươi xuất khẩu chính ngạch sang một số thị trường chính như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Úc, bao gồm: Thanh long, mít, dưa hấu, nhãn, vải, chuối, xoài, chôm chôm, măng cụt, chanh leo, sầu riêng tươi, ớt tươi, thạch đen, khoai lang, dừa, sầu riêng đông lạnh, vú sữa, bưởi và chanh.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu với 16 loại mặt hàng, tiếp theo là Hoa Kỳ với 7 mặt hàng. Trong thời gian tới, Cục Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho một số loại trái cây có tiềm năng khác như ổi và na.

Các tỉnh phía Bắc, với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, phát triển nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi, mận và đào. Một số vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả lớn như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương), nhãn Hưng Yên; nhãn, xoài (Sơn La), cam Cao Phong (Hòa Bình), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), na (Lạng Sơn và Quảng Ninh), cam Vinh (Nghệ An), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh)…

Thị trường tiêu thụ chính đối với các loại cây ăn quả của các tỉnh phía Bắc vẫn là nội địa, với các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, thị trường xuất khẩu cũng mở ra nhiều cơ hội và bước đầu đã gặt hái được những kết quả khả quan, đặc biệt với vải thiều và nhãn. Các thị trường quan trọng gồm Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, gây rủi ro cao nếu xảy ra thay đổi về chính sách nhập khẩu.

Hơn nữa, khó khăn trong bảo quản sau thu hoạch khiến sản phẩm dễ hư hỏng. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp. Nhu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong xuất khẩu ngày càng khắt khe…

Ông Trần Văn Chiến, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I.
Ông Trần Văn Chiến, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I.

Ông Trần Văn Chiến, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục BVTV thông tin, có 6 thị trường chính đã mở cửa được thị trường cho cây ăn quả, nhiều nhất là Trung Quốc, kế đó là Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Quy định chung về kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm ở thị trường xuất khẩu gồm: Phải được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch trước khi xuất khẩu; Không nhiễm các sinh vật gây hại bị cấm; Đảm bảo truy xuất nguồn gốc lô hàng xuất khẩu; Đóng gói, dán nhãn đáp ứng yêu cầu của các thị trường; Kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cảng đến.

Ngoài ra, mỗi thị trường lại có yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, Hoa Kỳ cấm các loại sinh vật gây hại trên bưởi như ruồi đục quả, sâu đục quả, một số loại nấm. Trong khi đó, New Zealand lại cấm thêm rầy chổng cánh, rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ...

Hàn Quốc, cũng là thị trường đã mở cửa được thị trường với quả bưởi, lại yêu cầu cơ sở xử lý hơi nước nóng phải đặt trong cơ sở đóng gói và được Cục BVTV phê duyệt. Việc xử lý phải được thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam.

Với thị trường EU, nơi có yêu cầu khắt khe bậc nhất thế giới, lại không cần đánh giá nguy cơ dịch hại và không cần có phê duyệt chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của phía EU trước khi xuất khẩu sang EU.

Nhưng EU yêu cầu cây có múi phải được xử lý bằng dung dịch Calcium Hypochlorid hoặc Sodium hypochlorid (nồng độ 200ppm, thời gian tối thiểu 2 phút) tại các cơ sở xử lý được phép hành nghề do Cục BVTV cấp.

Nói thêm về thị trường xuất khẩu trọng điểm Trung Quốc, ông Chiến thông tin, chỉ được xuất khẩu qua một số cửa khẩu được chỉ định. Cùng với đó, bao bì đóng gói phải sạch sẽ, chưa qua sử dụng. Mỗi hộp đóng gói và phải được dán bằng chữ tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh theo quy định.

Tin vui cho những người sản xuất, là dự kiến trong năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cùng với đó, ổi, chanh và mít đã được Cục BVTV gửi hồ sơ mở cửa thị trường cho phía bạn. Ngoài ra, quả vải cũng đang hoàn tất hồ sơ để sang Hàn Quốc.

Sản xuất cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc nói riêng có tiềm năng lớn, nhưng cần giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo quản, liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường để phát triển bền vững.

Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình..
Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình..

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chia sẻ, với tính đa dạng về khí hậu, đất đai, cho phép Hòa Bình thích ứng nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây ăn quả, bao gồm cả những cây ôn đới và cây nhiệt đới. Toàn tỉnh có gần 16 ngàn ha CAQ các loại. Trong đó chủ lực là nhóm cây có múi (cam, bưởi, quýt, chanh) với diện tích trên 10 ngàn ha. Ngoài ra có trên 1.200ha nhãn, gần 1.500 ha chuối và một số CAQ khác như xoài, vải, táo, thanh long.

Định hướng phát triển các loại cây ăn quả chủ lực của đã được tích hợp trong quy hoạch tỉnh đến 2030, tầm nhìn 2050 với quan điểm rõ ràng: Không phát triển nóng mà tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 88 mã số vùng trồng cho các loại cây ăn quả với. Trong đó có 53 mã số phục vụ xuất khẩu với diện tích 375ha. Có 2.431 ha CAQ các loại được chứng nhận GlobalGAP, VietGAP, an toàn thực phẩm, hữu cơ.

Diễn đàn kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối giao thương hiệu quả giữa các bên, bao gồm các địa phương, đơn vị sản xuất, nhà cung ứng rau quả và nông sản, các doanh nghiệp thu mua, phân phối, bán lẻ, đơn vị chế biến, vận chuyển, cũng như các sàn thương mại điện tử trên cả nước…; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đảm bảo tính bền vững, hài hòa lợi ích, giảm bớt khâu trung gian, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh, giúp gia tăng chất lượng, giá trị, các doanh nghiệp chủ động được nguồn cung với giá cả ổn định.

Bài liên quan

Lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi: Cảnh báo về sức khỏe và môi trường

Lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi: Cảnh báo về sức khỏe và môi trường

Trong ngành chăn nuôi hiện đại, việc tối đa hóa lợi nhuận thường được đặt lên hàng đầu, và một trong những phương pháp được sử dụng để đạt được mục tiêu này là sử dụng thuốc tăng trọng cho vật nuôi. Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong việc rút ngắn thời gian nuôi và tăng sản lượng thịt, việc lạm dụng thuốc tăng trọng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Vĩnh Phúc: Liên kết chuỗi trở thành bước tiến vững chắc cho nông nghiệp bền vững

Vĩnh Phúc: Liên kết chuỗi trở thành bước tiến vững chắc cho nông nghiệp bền vững

Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, với gần 30 mô hình sản xuất và tiêu thụ rau, nấm, thịt, trứng, sữa và các sản phẩm nông sản an toàn khác, góp phần nâng cao giá trị và đảm bảo đầu ra ổn định cho người nông dân.
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I: Nhiều nỗ lực bảo đảm ATGT đường thuỷ

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I: Nhiều nỗ lực bảo đảm ATGT đường thuỷ

Năm 2024, Cảng vụ Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực I đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Thái Bình: Nâng tầm nông sản bằng liên kết chuỗi giá trị

Thái Bình: Nâng tầm nông sản bằng liên kết chuỗi giá trị

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, tỉnh Thái Bình đang đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm.
Hòa Bình tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị nông sản

Hòa Bình tập trung nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị nông sản

Với tính đa dạng về khí hậu, đất đai, cho phép Hòa Bình thích ứng nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây ăn quả, bao gồm cả những cây ôn đới và cây nhiệt đới.
Quảng Ninh: Tích cực triển khai giải pháp để tháo gỡ "thẻ vàng" IUU

Quảng Ninh: Tích cực triển khai giải pháp để tháo gỡ "thẻ vàng" IUU

Tỉnh Quảng Ninh hiện nay đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và các hoạt động để thực hiện mục tiêu gỡ "thẻ vàng" thủy sản IUU.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hà Giang: Huyện Quản Bạ vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cây vụ đông

Hà Giang: Huyện Quản Bạ vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cây vụ đông

Huyện Quản Bạ, Hà Giang đã thực hiện gieo trồng được 1.307,7/1.295 ha, đạt 101% kế hoạch, vượt 12,7 ha so với mục tiêu đề ra.
Quảng Ninh sẽ có 11 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Quảng Ninh sẽ có 11 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Ninh sẽ có 11 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, trong đó có 2 điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao và 9 điểm tầm thấp.
Nông nghiệp Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục để lại những dấu ấn lịch sử

Nông nghiệp Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục để lại những dấu ấn lịch sử

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức để đạt được những thành tựu ấn tượng, thiết lập những kỷ lục mới về xuất khẩu và xuất siêu. Bức tranh nông nghiệp năm 2024 không chỉ phản ánh sự tăng trưởng về sản lượng và giá trị, mà còn thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất, ứng dụng công nghệ và hội nhập quốc tế.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương thăm, chúc Tết tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

Trưởng Ban Nội chính Trung ương thăm, chúc Tết tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

Ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương vừa đến thăm, tặng quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lào Cai: Tập trung khẩn trương sản xuất lúa xuân

Lào Cai: Tập trung khẩn trương sản xuất lúa xuân

Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Lào Cai đang tích cực, khẩn trương triển khai gieo cấy vụ lúa xuân theo đúng khung thời vụ.
Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 4/CĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.
Lào Cai: Chủ động phòng chống hạn, thiếu nước sản xuất nông nghiệp

Lào Cai: Chủ động phòng chống hạn, thiếu nước sản xuất nông nghiệp

Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai có công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan có phương án, chủ động phòng, chống hạn, thiếu nước vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 và Hè Thu năm 2025.
“Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” món quà Tết đầy ý nghĩa ấm lòng người dân TP.Hải Phòng

“Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” món quà Tết đầy ý nghĩa ấm lòng người dân TP.Hải Phòng

Sáng 16/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức chương trình trao quà Tết tặng công nhân lao động, gia đình chính sách, hộ cận nghèo với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hải Dương: Trên 17 000 ha đất gieo cấy lúa đã được đổ ải

Hải Dương: Trên 17 000 ha đất gieo cấy lúa đã được đổ ải

Tỉnh Hải Dương đã lấy nước đổ ải được 17.044 ha đất cấy lúa, chiếm 33,5% tổng diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân 2024-2025.
Quảng Ninh: Khởi công Cụm Công nghiệp Đông Mai

Quảng Ninh: Khởi công Cụm Công nghiệp Đông Mai

Tại TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ khởi công Cụm Công nghiệp Đông Mai. Tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng.
Thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu

Thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 96/QĐ-TTg thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025.
Đặc sản vùng miền "cháy hàng" tại phiên chợ OCOP TPHCM

Đặc sản vùng miền "cháy hàng" tại phiên chợ OCOP TPHCM

Đặc sản vùng miền "cháy hàng" tại phiên chợ OCOP TPHCM, chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của các sản phẩm độc đáo đến từ khắp mọi miền đất nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính