Thứ hai 14/04/2025 22:01Thứ hai 14/04/2025 22:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thực phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá đây là sản phẩm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho chính người sản xuất.

Để có góc nhìn thực tiễn về sản xuất và nhận diện sản phẩm hữu cơ trên thị trường phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Từ Thị Tuyết Nhung - UVBTV Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA).

PV: Xin bà cho biết, mục đích của phương pháp sản xuất hữu cơ là gì?

Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Sản xuất hữu cơ là sử dụng các phương pháp thực hành nông nghiệp bền vững, không sử dụng các đầu vào hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản hóa học,… Thay vào đó là sử dụng các loại phân hữu cơ như phân ủ, phân xanh, phân lên men từ phụ phẩm thực vật, ốc, cá, từ rác hữu cơ nhà bếp hoặc phân hữu cơ vi sinh được công nhận cho phép dùng trong sản xuất hữu cơ… Để bảo vệ sức khỏe cây trồng, chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học không có nguồn gốc biến đổi gen, ví dụ như các nấm xanh (Metarhizium), nấm trắng (Beauveria), nấm (Trichoderma), vi khuẩn BT… trong danh mục được phép sử dụng của tiêu chuẩn hữu cơ.

Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường
Bà Từ Thị Tuyết Nhung (đứng trước) luôn đồng hành cùng bà con nông dân.

Mục đích của sản xuất hữu cơ là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn không tồn dư chất độc hại cho sức khỏe của con người, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên của đất nước. Sản xuất hữu cơ không có nhiều lựa chọn thay thế các đầu vào như sản xuất thông thường, vì thế người sản xuất hữu cơ phải có chiến lược phòng ngừa, sử dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp tập trung vào việc tăng đa dạng sinh học, tạo ra môi trường sống thích hợp cho côn trùng, thiên địch tự nhiên góp phần điều tiết chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, đồng thời sử dụng phân hữu cơ nuôi đất, nuôi cây sinh trưởng phát triển tốt tạo ra sức đề kháng tự nhiên cho cây trồng, chống lại sâu, bệnh mà không cần sử dụng các hóa chất độc hại để kiểm soát.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp nông dân nâng cao kiến thức, tay nghề, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ tư duy truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Hơn thế, giá trị nông sản hữu cơ cũng vượt trội so với giá bán thông thường. Đơn cử như các mặt hàng quế, hồi, điều nhân, hồ tiêu hay cơm dừa, giá bán dòng sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn chứng nhận Organic EU và Organic USDA cao hơn từ 10% đến 25%, thậm chí cao hơn nữa so với sản phẩm thông thường cùng loại.

Không những thế, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng hữu cơ tại nhiều thị trường, như: châu Âu, Hoa Kỳ ngày một gia tăng, do thay đổi thói quen ăn uống, người tiêu dùng có xu thế ăn các sản phẩm sạch có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng giảm cân, thay thế thịt và các sản phẩm thông thường.

PV: Bà nhìn nhận như thế nào về thực trạng hiện nay của sản phẩm hữu cơ trên thị trường?

Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Theo Liên đoàn các tổ chức nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM), nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Để sản phẩm được ghi nhãn bán là “hữu cơ” người sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn hữu cơ mà họ chọn làm theo. Loại trừ các đầu vào hóa học tổng hợp là bắt buộc, sản xuất được dựa vào nguyên lý của tiến trình sinh thái, tăng cường đa dạng sinh học và khép kín chu trình thích nghi với điều kiện địa phương thay vì sử dụng các yếu tố đầu vào bất lợi khác. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống với những tiến bộ khoa học kỹ thuật có chọn lọc, mang lại lợi ích cho môi trường, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và mọi đời sống có liên quan.

Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường
Sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe tìm kiếm và lựa chọn.

Hiện nay nhiều sản phẩm “gắn tên” hữu cơ trên thị trường không biết có đúng tiêu chuẩn hay không, khi người tiêu dùng luôn đặt câu hỏi liệu sản phẩm có thực sự là hữu cơ hay không? Đặc biệt công tác quản lý các sản phẩm hữu cơ trên thị trường hiện nay vẫn đang còn gặp nhiều thách thức, đáng chú ý một số thuật ngữ thường dùng hiện nay như hướng hữu cơ rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Làm hữu cơ là phải làm theo tiêu chuẩn, theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ do Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó làm hữu cơ thì người sản xuất phải công bố tiêu chuẩn hữu cơ mình làm và phải trải qua giai đoạn chuyển đổi nhất định trước khi được đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ.

PV: Cần làm gì để nâng cao kiến thức và thay đổi tư duy người sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng như người tiêu dùng, thưa bà?

Bà Từ Thị Tuyết Nhung: Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam nhỏ nhưng vẫn có rất nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, giúp nâng tầm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Tính đến cuối năm 2023, cả nước hiện có 495.000 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chiếm 4,3% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, chiếm 0,69% diện tích sản xuất hữu cơ của thế giới.

Sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe tìm kiếm và lựa chọn. Để sản xuất ra sản phẩm đúng với giá trị hữu cơ, người sản xuất phải dám đánh đổi những tổn thất nhất định ở giai đoạn đầu chuyển đổi, rất cần người tiêu dùng thấu hiểu, chia sẻ sẽ là nguồn động lực to lớn giúp nông dân tiếp tục sản xuất.

Hiện Trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ (CODAS), trực thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đang thực hiện một nghiên cứu liên ngành với nhiều đối tác (Đại học Bonn, Học viện Nông nghiệp, Đại học Y tế Công cộng, Viện rau quả Trung ương, Viện nghiên cứu sinh thái và chính sách xã hội” về “Dự báo và giám sát can thiệp dinh dưỡng - NIFAM (Nutrition Intervention Forecasting and Monitoring)”.

Sản xuất hữu cơ, không chỉ tuân thủ các yêu cầu ở trên đồng ruộng, mà phải quản lý ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị từ canh tác trên đồng ruộng, thu hoạch, chế biến, phân phối để đảm bảo nguyên vẹn giá trị hữu cơ đến tận bàn ăn của người tiêu dùng.

Nhằm nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng hiểu về sản phẩm hữu cơ, biết cách nhận diện các nhãn thực phẩm khác nhau để lựa chọn thực phẩm an toàn, bổ dưỡng với giá cả hợp lý là một trong những hoạt động của nghiên cứu NIFAM với mục tiêu xác định và thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả về chi phí cải thiện bền vững chế độ ăn uống của cư dân ở đô thị Hà Nội, giảm tình trạng suy dinh dưỡng dưới các hình thức khác nhau. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường,... tăng cường sức đề kháng của con người, giúp phòng chống bệnh tật; thúc đẩy phát triển một xã hội bền vững.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà.

Bài liên quan

Vì sao sử dụng sản phẩm hữu cơ đang trở thành xu thế?

Vì sao sử dụng sản phẩm hữu cơ đang trở thành xu thế?

Sản phẩm hữu cơ ngày càng được sử dụng nhiều hơn và trở thành xu thế trong xã hội hiện đại, bởi nhiều lý do quan trọng với sức khỏe, môi trường.
Thực phẩm hữu cơ và nỗi lo ung thư

Thực phẩm hữu cơ và nỗi lo ung thư

Trong bối cảnh tỷ lệ ung thư gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi, lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thông thường trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
Xu hướng "tiêu dùng xanh" lựa chọn thực phẩm hữu cơ bảo vệ sức khỏe, thân thiện môi trường

Xu hướng "tiêu dùng xanh" lựa chọn thực phẩm hữu cơ bảo vệ sức khỏe, thân thiện môi trường

Xu hướng “tiêu dùng xanh” đang được nhiều người dân lựa chọn, việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ nhằm bảo vệ sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Vì sao người Việt chuyển hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ?

Vì sao người Việt chuyển hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ?

Những năm trở lại đây, rất nhiều gia đình Việt chuyển hướng sang sử dụng thực phẩm hữu cơ. Xu hướng này bắt nguồn từ việc nhiều căn bệnh về hệ tiêu hóa tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do “thực phẩm bẩn” lan tràn.
Cơ hội nào cho thực phẩm hữu cơ?

Cơ hội nào cho thực phẩm hữu cơ?

Thực phẩm hữu cơ không chỉ là xu hướng tiêu dùng hiện đại mà còn là lựa chọn thông minh cho sức khỏe.
Thực phẩm hữu cơ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mới

Thực phẩm hữu cơ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mới

Ngành thực phẩm hữu cơ châu Âu đang phục hồi mạnh mẽ với doanh số tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 6,4% trong năm qua, khẳng định xu hướng tiêu dùng bền vững đang lên ngôi.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Một góc nhìn về Nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị

Một góc nhìn về Nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị

Trong chuyến hành hương nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước về Quảng Trị vùng đất bị ảnh hưởng bom đạn và hóa chất độc hại nhiều nhất trong chiến tranh, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu về nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ trên mảnh đất gió Lào cát trắng này.
Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?
Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Nỗ lực kiến tạo tương lai xanh

Tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), đặc biệt là các tổ chức quốc tế, đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ phát triển. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, họ đang góp phần kiến tạo một nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ của Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020, với mục tiêu là trang bị, cập nhật kiến thức, thông tin và các kỹ năng cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ công tác quản lý, tập huấn về NNHC.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2025-2030, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và hiện đại.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Hành trình đưa sản phẩm hữu cơ Việt Nam hội nhập quốc tế

Hành trình đưa sản phẩm hữu cơ Việt Nam hội nhập quốc tế

Những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước đang phát triển mạnh về nông nghiệp hữu cơ. Ngành này đang nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước và hội nhập quốc tế.
Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong cuộc cách mạng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp

Gió Đại Phong là một phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp điển hình ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1961-1965, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Phong trào này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
Thủy điện nhìn từ hai mặt

Thủy điện nhìn từ hai mặt

Thủy điện, nguồn năng lượng được tạo ra từ sức nước, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho toàn thế giới trong nhiều thập kỷ. Việc xây dựng các đập thủy điện và hồ chứa đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, nhưng đồng thời cũng gây ra những tác động đáng kể đến môi trường và cộng đồng dân cư. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về cả lợi ích lẫn tác hại của thủy điện, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn năng lượng này.
Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm

“Muốn thành công không có con đường nào khác là phải làm. Trồng cây cũng như nuôi con, phải chăm, phải theo dõi chứ không phải chỉ biết cho ăn, mà không quan tâm đến liều lượng. Chỉ biết cho ăn, ép ăn, thúc ăn sẽ khiến trẻ phát phì, trồng cây cũng vậy thôi” - đây là phát biểu chia sẻ của Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định với bà con nông dân tại buổi kiểm tra về việc triển khai thực hiện Dự án mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bí xanh thơm tại huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn).
Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Tiềm năng và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nông thôn Việt Nam

Sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ tại các vùng nông thôn Việt Nam đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm sạch và an toàn tăng cao, cũng như việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trở nên cấp thiết. Quá trình phát triển này có nhiều tiềm năng to lớn, tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức trở ngại.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính