Thứ năm 03/04/2025 15:37Thứ năm 03/04/2025 15:37 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển chè hữu cơ bền vững ở Việt Nam trong điều kiện Biến đổi khí hậu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
GS.TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp hữu cơ – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết, phát triển chè hữu cơ bền vững ở Việt Nam trong điều kiện Biến đổi khí hậu hiện nay được ưu tiên hàng đầu với những tiềm năng sẵn có.

Tiềm năng, thế mạnh phát triển chè hữu cơ

Theo GS.TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp hữu cơ – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết hiện nay cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương. Theo Viện Quy Hoạch & Thiết Kế Nông Nghiệp, năm 2022 cả nước có 34 tỉnh thành trồng chè; các tỉnh có diện tích chè lớn là Thái Nguyên 22,3 nghìn ha, Hà Giang 20,37 nghìn ha, Phú Thọ 15,41 nghìn ha, Lâm Đồng 11,29 nghìn ha.

Sản lượng chè của Việt Nam tập trung chính tại hai vùng là vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích chè tính đến hết năm 2021 đạt khoảng 122,6 nghìn ha; năng suất chè đạt 97,5 tạ/ha (năng suất chè đạt cao nhất từ trước đến nay), cao hơn so với năm 2010 là 2,29 tạ/ha, sản lượng trên 1,07 triệu tấn tăng khoảng 227,6 nghìn tấn so với năm 2010.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm vùng chè chủ lực tại Tân Cương - Thái Nguyên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm vùng chè chủ lực tại Tân Cương - Thái Nguyên.

Nhiều vùng chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè thảo dược...

Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc trồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai vùng miền núi trung du. Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, từ đó làm giảm đi sự cách biệt giữa vùng thành thị và vùng miền núi.

Tại Việt Nam nhiều vùng chè có tiềm năng lớn để phát triển hữu cơ
Tại Việt Nam nhiều vùng chè có tiềm năng lớn để phát triển hữu cơ

Cũng theo GS. TS. Đào Thanh Vân mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP (Thực hành Nông nghiệp tốt) ở các cấp: quốc gia (VietGAP), khu vực (AsianGAP) và toàn cầu (GlobalGAP) và sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ cấp Quốc gia (TCVN 11041 – 6; 2018. Phần 6: Chè hữu cơ); tiêu chuẩn quốc tế: JAS, IFORM, EU, USDA… nhưng đến nay diện tích triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và sản phẩm được cấp giấy chứng nhận hữu cơ vẫn đạt tỷ lệ còn thấp, khoảng trên 7.500 ha (chiếm khoảng 6% trong tổng diện tích chè).

Thực trạng phát triển chè hữu cơ

Theo GS. TS. Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp hữu cơ – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết: “Trong đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”, diện tích cây chè đến năm 2025 là 23.500 ha (trong đó có 235 ha được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ, chiếm 1,0% diện tích) và đến năm 2030 là 24.500 ha (trong đó có 500 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ, chiếm 2,0% diện tích).

Năm 2022, diện tích chè tại Thái Nguyên đã được cấp chứng nhận VietGAP khoảng 5000 ha (chiếm khoảng 22,5%); diện tích áp dụng sản xuất hữu cơ gần 100 ha (trong đó năm 2022 đã có 59,11 ha được cấp chứng nhận hữu cơ và dự kiến năm 2024 cấp chứng nhận hữu cơ cho 33 ha (hiện đang thực hiện chuyển đổi sang canh tác hữu cơ)”.

Tại Tuyên Quang, toàn tỉnh có 849,9 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đó: 93 ha chè được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; 27,5 ha chè được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ.

Lào Cai có diện tích chè sản xuất chè theo VietGAP là 827,5 ha, huyện Bảo Yên (100 ha), Công ty chè Bắc Hà có 696,5 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ... Yên Bái diện tích chè được chứng nhận hữu cơ 427 ha. Hà Giang diện tích chè hữu cơ đạt 7.071,3 ha...

Theo GS. TS. Đào Thanh Vân, hiện nay tại các địa phương, các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất chè, đặc biệt là sản xuất chè an toàn, GAP, hữu cơ cũng đã được áp dụng; sử dụng phân bón hữu cơ, sinh học, thuốc BVTV sinh học, vi sinh vật có ích..., tuy nhiên số lượng chưa nhiều.

Đặc biệt trong canh tác hữu cơ thì tính “Toàn vẹn hữu cơ”, tức là áp dụng triệt để quy trình sản xuất hữu cơ (Từ canh tác đến thu hoạch, chế biến) còn chưa liên tục nên sản phẩm thường khó được chứng nhận hữu cơ ở các Tổ chức chứng nhận Quốc tế.

Các giải pháp trong phát triển chè hữu cơ

GS. TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp hữu cơ – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
GS. TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Nông nghiệp hữu cơ – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

GS. TS Đào Thanh Vân cho biết: “Chè là thức uống hàng ngày của người Việt, do vậy yêu cầu về sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng lại càng cần thiết, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra ngày càng khốc liện kể cả về tần suất và mức độ. Các giải pháp chính trong phát triển sản xuất chè hữu cơ trong hoàn cảnh hiện nay là:

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của sản xuất và sử dụng sản phẩm chè hữu cơ, từ đó thay đổi hành vi, có thói quen áp dụng sản xuất hữu cơ, sử dụng sản phẩm hữu cơ; thực hiện từng bước vững chắc, xây dựng mô hình điểm và nhân rộng.

Các địa phương có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và chế biến chè hữu cơ cần lựa chọn và xác định đối tượng (giống chè) và vùng sản xuất chè hữu cơ (nên lựa chọn các giống chè Shan, chọn các vùng ít bị tác động bởi quá trình canh tác thâm canh, dễ cách ly - Chè vùng cao)… để tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất chè hữu cơ, lồng ghép sản xuất chè hữu cơ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Bản thân các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, nông dân cần tư duy, đầu tư xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình sản xuất và chế biến chè hữu cơ theo chuỗi giá trị phù hợp quy hoạch và đặc thù địa phương, trong đó doanh nghiệp phải trở thành nòng cốt dẫn dắt, đa dạng hóa nhiều sản phẩm chè hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao; chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến sản phẩm chè hữu cơ, đảm bảo chất lượng; chủ động trong xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ.

Nhà nước có chính sách và đầu tư có trọng tâm khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến chè hữu cơ như: đào tạo nguồn nhân lực, các đề tài, dự án, chương trình khoa học có tính ứng dụng cao như công nghệ sinh học trong sản xuất chè hữu cơ, nghiên cứu quy trình canh tác, chế biến phù hợp; nghiên cứu các vật tư đầu vào phục vụ cho canh tác và chế biến chè hữu cơ: phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Nghiên cứu chọn tạo giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại tốt, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ”.

Cũng theo GS. TS. Đào Thanh Vân, định hướng này có thể góp phần giúp cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua tranh thủ tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất có truy suất nguồn gốc, xác định mã số vùng trồng, vùng chế biến… nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, hội nhập quốc tế, từ đó nâng cao thu nhập cho người sản xuất, duy trì và cải thiện sức khỏe của cộng đồng thông qua sử dụng các sản phẩm hữu cơ, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Trà Việt.

Bài liên quan

Đại Từ (Thái Nguyên): Phát triển chè hữu cơ, nâng tầm giá trị  sản phẩm

Đại Từ (Thái Nguyên): Phát triển chè hữu cơ, nâng tầm giá trị sản phẩm

Hội nghị tổng kết ngành chè Đại Từ năm 2024 khẳng định vị thế "Tứ đại danh trà" với giá trị sản phẩm đạt 3.200 tỷ đồng, đồng thời đề ra phương hướng phát triển chè hữu cơ, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và liên kết chuỗi giá trị.
Chè hữu cơ PGS: Bước tiến mới cho vùng chè Shan tuyết Lâm Bình

Chè hữu cơ PGS: Bước tiến mới cho vùng chè Shan tuyết Lâm Bình

Năm 2024, Hội Nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang đã triển khai mô hình sản xuất chè hữu cơ PGS tại huyện Lâm Bình, Tuyên Quang, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc

Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc

Được hình thành từ một tổ hợp tác nhỏ, đến nay HTX chè Hảo Đạt đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại xứ chè Thái Nguyên với rất nhiều sản phẩm cao cấp, trong đó Hảo Đạt là đơn vị duy nhất tại tỉnh có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia về trà. Đặc biệt, Hảo Đạt còn mạnh dạn đầu tư một khu không gian văn hóa trà đặc sắc.
Phát triển chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Phát triển chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Trong tình hình người tiêu dùng rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Quý 1/2025, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 15,71 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước và mục tiêu trong năm nay là đạt 64-65 tỷ USD.
Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Nhờ quy trình chăm sóc đặc biệt, cam Hai Đông có chất lượng vô cùng đặc biệt, vỏ dày vừa đủ, chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu. Hành trình đưa cam Hai Đông từ núi rừng Măng Đen về tới Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội không đơn thuần là câu chuyện kinh doanh mà là mạch kết nối những con người cùng chung một niềm tin sống thuận tự nhiên, sống lành,…
Giỗ Tổ Hùng Vương - Hành trình tri ân cội nguồn dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương - Hành trình tri ân cội nguồn dân tộc

Mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, triệu con tim người Việt lại hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), nơi cội nguồn dân tộc, để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Đây không chỉ là một ngày lễ trọng đại mà còn là biểu tượng thiêng liêng của tinh thần đoàn kết và lòng biết ơn trong văn hóa Việt Nam.
Mở “cánh cửa” cho nông sản hữu cơ Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Mở “cánh cửa” cho nông sản hữu cơ Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Trung Quốc, với dân số hơn 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng đang chứng kiến sự gia tăng mạnh trong nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn, hữu cơ.
Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Thực hiện công văn số 353/SNN-CCTTKC của sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng về việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm Cam sành tỉnh Vĩnh Long. Năm 2025, sản lượng Cam sành tỉnh Vĩnh Long ước tính thu thoạch hơn 900 nghìn tấn, với diện tích trồng hơn 17 nghìn ha, năng suất đạt 57 tấn/ha.
Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Sở Công thương Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 24/KH-SCT, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Canh tác hữu cơ – Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại

Canh tác hữu cơ – Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng, canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Không chỉ mang lại sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, phương pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất.
Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Hàng trăm ha chè xanh tại Nghệ An đang chịu ảnh hưởng nặng nề do thời tiết khắc nghiệt. Sương muối và rét đậm kéo dài khiến cây chè không thể đâm chồi, đẩy giá chè xanh tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, nhưng nguồn cung vẫn rất hạn chế.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Cây chè Đoỏng Pán, một giống chè quý hiếm đã tồn tại hơn 60 năm tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, mang đậm đặc trưng văn hóa và lịch sử của người dân nơi đây. Cây chè Đoỏng Pán đã trở thành cây trồng chủ lực, đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Độc Lập, nhưng việc sản xuất chè tại đây vẫn gặp nhiều vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây là những thách thức lớn ảnh hưởng đến phát triển bền vững của vùng chè Đoỏng Pán.
Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Tỉnh Cao Bằng hiện có 144 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Những sản phẩm này không chỉ khẳng định chất lượng mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ ổn định, tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và giá cà-phê tăng đột biến, tỉnh Đắk Lắk đã và đang thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng nông nghiệp chủ lực này.
Thủy sản Việt Nam tìm lối đi mới tại thị trường Mỹ

Thủy sản Việt Nam tìm lối đi mới tại thị trường Mỹ

Mỹ hiện vẫn là thị trường xuất khẩu trọng điểm của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định nghiêm ngặt từ Luật Bảo vệ Thú biển (MMPA) và Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) đang đặt ra không ít thách thức. Việt Nam cần tìm ra những hướng đi phù hợp để đảm bảo duy trì kim ngạch xuất khẩu và nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính