Thứ bảy 28/09/2024 20:23Thứ bảy 28/09/2024 20:23 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong tình hình người tiêu dùng rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam.
Phát triển chè hữu cơ ở Thái Nguyên
Vùng Chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại THT Sản xuất chè Hữu cơ Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).

Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 2 thách thức vô cùng to lớn đó là an toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu (BĐKH). Nếu BĐKH bắt buộc chúng ta phải triển khai nhanh một nền nông nghiệp thích ứng với môi trường mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và phương pháp canh tác thích hợp với điều kiện mới do các yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, thì thực phẩm không an toàn sẽ đem đến nhiều hệ lụy trầm trọng hơn vì đây là nguyên nhân phá hủy môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều thế hệ con cháu mai sau. Trong tình hình người tiêu dùng rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam.

Tình hình sản xuất chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó chè được xác định là cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao. Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được vùng sản xuất chè nguyên liệu với quy mô lớn gần 22.500 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 267,5 nghìn tấn/năm, giá trị sản phẩm chè đạt 12,3 nghìn tỷ đồng. Tỉnh Thái Nguyên đã xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với 13 sản phẩm chè bao gồm 1 chỉ dẫn địa lý, 10 nhãn hiệu tập thể và 2 nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và được bảo hộ tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đã tạo ra rất nhiều cơ hội để sản phẩm chè Thái Nguyên phát triển cả về giá trị, chất lượng, uy tín thương hiệu và có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trong đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định Chè là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh với các chỉ tiêu: diện tích chè đến năm 2025 là 23.500 ha (trong đó có 235 ha được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ, chiếm 1,0% diện tích) và đến năm 2030 là 24.500 ha (trong đó có 500 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ, chiếm 2,0% diện tích).

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước đã thực hiện sản xuất chè hữu cơ tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương từ những năm 1990 do các tổ chức NGO tài trợ nhưng ở quy mô nhỏ nên không phát triển. Từ năm 2020 đến nay, thực hiện phong trào sản xuất Nông nghiệp hữu cơ do Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát động, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư sản xuất và tích cực vận động nông dân chuyển đổi diện tích chè đã đạt tiêu chuẩn VietGAP sang sản xuất theo tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ (TCVN 11041 – 2/2017). Với sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến cấp xã và sự đồng tình của người làm chè trên địa bàn tỉnh, đến năm 2024, diện tích chè đã được cấp chứng nhận VietGAP có 5140ha (chiếm 22,5%) và diện tích đã được cấp chứng nhận hữu cơ là 110ha (chiếm gần 0,5% so với tổng diện tích chè). Có thể nói đây là một trong những thành công nổi bật của ngành chè Thái Nguyên trong việc chuyển đổi nhận thức và phương thức canh tác của người làm chè theo áp dụng quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các khâu sản xuất chè nguyên liệu, chế biến, thực hiện chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Với 14 đơn vị thực hiện trên diện tích 110 ha chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ và có sự tham gia của 349 hộ nông dân ở các THT, HTX và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã là những mô hình sản xuất chè có hiệu quả. Mặc dù trong giai đoạn chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, người sản xuất còn nhiều bỡ ngỡ, năng suất, sản lượng chè năm đầu chuyển đổi có bị giảm sút, tuy nhiên bù lại giá của sản phẩm được nâng cao 30 – 50%, đặc biệt sau thời gian chuyển đổi, cây chè được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ tự chế biến… đã hồi phục, đất được cải tạo, mầu mỡ hơn, chất lượng chè được nâng cao và được tiêu thụ với giá cao hơn. Điều đó đã mang lại sự tin tưởng về phương thức canh tác bền vững của người dân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và mức độ tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ Thái Nguyên ngày càng nhiều trên thị trường trong nước.

Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong sản xuất chè hữu cơ ở Thái Nguyên

Thuận lợi và cơ hội

Kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện sản xuất chè hữu cơ của tỉnh tuy còn hạn chế nhưng đó là sự chuyển đổi to lớn về nhận thức và phương thức canh tác của người làm chè Thái Nguyên. Để có được kết quả trên là do các yếu tố thuận lợi như sau:

- Cây chè gắn bó với người dân Thái Nguyên từ lâu đời, người dân có kinh nghiệm và truyền thống làm chè, nhất là trước đây là có thời gian dài chè là cây vườn nhà, phù hợp với canh tác hữu cơ. Cây chè có khả năng thích ứng rộng nên được trồng ở cả 9/9 huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên. Nhiều vùng chè của Thái Nguyên có diện tích tương đối tập trung: Huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa và TP. Thái Nguyên, nên dễ khoanh vùng, tạo vùng cách ly để có thể chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.

- Đã có nhiều chính sách thúc đẩy NNHC: Chỉnh phủ đã có Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về “Nông nghiệp hữu cơ” và Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 phê duyệt đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” và đã có các tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 11041 -2: 2017 về Trồng trọt hữu cơ và TCVN 11041 -6: 2018 về Chè Hữu cơ. Đồng thời tỉnh Thái Nguyên đã có đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó có các nội dung và chính sách hỗ trợ cho phát triển chè hữu cơ.

- Khoa học công nghệ trong chọn tạo, nhân giống, sản xuất, chế biến chè hữu cơ ngày càng phát triển, nhất là tạo ra các vật tư đầu vào phục vụ cho canh tác chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ trong nước và quốc tế. Do vậy công tác giống và kỹ thuật canh tác chè hữu cơ ở Thái Nguyên đã được nghiên cứu và ứng dụng: Sử dụng các bộ giống thích hợp cho sản xuất chè hữu cơ: Trung Du, LDP1,TRI777, các giống chè nhập nội chất lượng tốt đã được trồng lâu năm và thích nghi ở Thái Nguyên; các công nghệ tưới, che sáng, sử dụng phân hữu cơ sinh học thay thể cho phân khoáng, sử dụng nấm đối kháng, các chế phẩm sinh học… để phòng trừ sâu bệnh hại, đám bảo cho chất lượng sản phẩm chè hữu cơ và tính toàn vẹn của canh tác hữu cơ.

- Trước đây, tỉnh Thái Nguyên đã từng có các mô hình sản xuất chè hữu cơ với các hình thức tổ chức khác nhau: hộ gia đình, THT, doanh nghiệp thực hiện canh tác hữu cơ và được chứng nhận hữu cơ của các tổ chức chứng nhận quốc tế: IFOAM, ACT tạo tiền đề và cơ sở thực tiễn cho việc chuyển đổi sản xuất chè hữu cơ thành công.

- Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và chuẩn OCOP (3 – 5 sao) có giá trị và đã được thị trường biết đến, là điều kiện thuận lợi để có thể chuyển cấp sản phẩm sang sản phẩm chè Hữu cơ.

- Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ bước đầu được hình thành (18 chuỗi) với các tác nhân có trách nhiệm với sản phẩm hữu cơ tham gia, tạo điều kiện cho các sản phẩm chè hữu cơ có chỗ đứng trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Sản phẩm chè hữu cơ có tiềm năng để đa dạng hóa sản phẩm, tạo các sản phẩm mới thích hợp với nhiều thị trường, nhiều ngành hàng: chè matcha, chè dược liệu…

Khó khăn và thách thức

Nhận thức về canh tác hữu cơ và sản phẩm chè hữu cơ còn hạn chế ở cả người sản xuất và nhà quản lý.

Quy mô sản xuất chè chủ yếu là hộ gia đình, nhiều vườn chè phân tán, xen kẽ với khu dân cư nên khó khăn cho việc tạo vùng sản xuất quy mô lớn, vùng cách ly, dẫn đến tính “Toàn vẹn hữu cơ” không đảm bảo trong sản xuất, thu hoạch và chế biến.

Năng suất và sản lượng chè khi chuyển đổi sang canh tác hữu cơ bị sụt giảm (30 – 40% so với sản xuất thông thường), mẫu mã sản phẩm chè kém (nhất là đối với dòng sản phẩm chè búp, chè nõn, chè đinh – là loại tiêu thụ chính trên thị trường nội địa), dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất.

Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác;

Nhân sự được đào tạo và có kinh nghiệm về sản xuất Nông nghiệp hữu cơ chưa nhiều.

Hạ tầng phụ trợ (chứng nhận, xúc tiến thương mại, cơ chế đầu tư, dịch vụ đầu vào cho sản xuất hữu cơ…) còn hạn chế.

Đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm.

Rào cản thương mại về chất lượng sản phẩm chè hữu cơ trong nước và trên thế giới ngày càng khắt khe gây khó khăn cho tiêu thụ và xuất khẩu.

Yêu cầu về chứng nhận Hữu cơ quốc tế đối với các sản phẩm chè theo các tiêu chuẩn JAS, IFOAM, EU, USDA… rất chặt chẽ.

Các giải pháp trong phát triển chè hữu cơ trong thời gian tới

Chè là thức uống hàng ngày của người Việt, do vậy yêu cầu về sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng lại càng cần thiết, các giải pháp chính trong phát triển sản xuất chè hữu cơ nói chung và chè hữu cơ của Thái Nguyên nói riêng là:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của sản xuất và sử dụng sản phẩm chè hữu cơ, từ đó thay đổi hành vi, có thói quen áp dụng sản xuất hữu cơ, sử dụng sản phẩm hữu cơ; thực hiện từng bước vững chắc, xây dựng mô hình điểm và nhân rộng.

- Các địa phương có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và chế biến chè hữu cơ cần lựa chọn và xác định đối tượng (giống chè) và vùng sản xuất chè hữu cơ (nên lựa chọn các giống chè đã được chọn tạo phù hợp với điều kiện của địa phương, chọn các vùng ít bị tác động bởi quá trình canh tác thâm canh, dễ cách ly)… để tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất chè hữu cơ, lồng ghép sản xuất chè hữu cơ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

- Bản thân các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, nông dân cần tư duy, đầu tư xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình sản xuất và chế biến chè hữu cơ theo chuỗi giá trị phù hợp quy hoạch và đặc thù địa phương, trong đó doanh nghiệp phải trở thành nòng cốt dẫn dắt, đa dạng hóa nhiều sản phẩm chè hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao; chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến sản phẩm chè hữu cơ, đảm bảo chất lượng; chủ động trong xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ.

- Nhà nước có chính sách và đầu tư có trọng tâm khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến chè hữu cơ: như đào tạo nguồn nhân lực, các đề tài, dự án, chương trình khoa học có tính ứng dụng cao như công nghệ sinh học trong sản xuất chè hữu cơ, nghiên cứu quy trình canh tác, chế biến phù hợp; nghiên cứu các vật tư đầu vào phục vụ cho canh tác và chế biến chè hữu cơ: phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Nghiên cứu chọn tạo giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với dịch hại tốt, phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, được thể hiện rõ trong Quyết định số 150/QĐ-Ttg ngày 28/01/2022 về Phê duyệt “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” là “… Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Thực hiện chiến lược này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo môi trường sinh thái, nâng cao thương hiệu sản phẩm “chè Thái Nguyên” ở trong nước và quốc tế.n

Bài liên quan

Diễn biến lũ: Sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968

Diễn biến lũ: Sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42m); tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống.
Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, HTX

Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, HTX

Bộ Công Thương tổ chức khóa tập huấn tại Thái Nguyên, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số cho doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương, thúc đẩy chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại.
Thái Nguyên tiên phong trong cuộc "cách mạng xanh" với mô hình lúa hữu cơ

Thái Nguyên tiên phong trong cuộc "cách mạng xanh" với mô hình lúa hữu cơ

Thái Nguyên đang tiên phong trong việc áp dụng mô hình sản xuất lúa hữu cơ quy mô lớn, sử dụng giống lúa chất lượng cao và phân bón hữu cơ, nhằm tạo ra sản phẩm gạo an toàn và bền vững.
Huyện Phú Lương, Thái Nguyên tiên phong trong sản xuất nông nghiệp xanh

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên tiên phong trong sản xuất nông nghiệp xanh

Mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường đang được triển khai mạnh mẽ tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã mở ra hướng đi bền vững cho phát triển nông nghiệp
Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc

Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc

Được hình thành từ một tổ hợp tác nhỏ, đến nay HTX chè Hảo Đạt đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại xứ chè Thái Nguyên với rất nhiều sản phẩm cao cấp, trong đó Hảo Đạt là đơn vị duy nhất tại tỉnh có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia về trà. Đặc biệt, Hảo Đạt còn mạnh dạn đầu tư một khu không gian văn hóa trà đặc sắc.
Thúc đẩy đưa Thái Nguyên thành trung tâm chế biến chè

Thúc đẩy đưa Thái Nguyên thành trung tâm chế biến chè

Thái Nguyên đã được lựa chọn là vùng trọng điểm phát triển cây chè, nhằm đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ chè, hướng tới mục tiêu biến Thái Nguyên thành trung tâm chế biến chè quốc gia trong giai đoạn 2021-2030 và đến năm 2050.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trang trại hữu cơ: Điển hình thành công của nông nghiệp phát triển

Trang trại hữu cơ: Điển hình thành công của nông nghiệp phát triển

Trang trại hữu cơ đã chứng minh thành công của mô hình tuần hoàn, biến phế phẩm thành "vàng" và mang lại thu nhập cao, đồng thời bảo vệ môi trường.
Trồng dưa lưới công nghệ cao hướng theo mô hình hữu cơ ở vùng núi cát Quảng Điền

Trồng dưa lưới công nghệ cao hướng theo mô hình hữu cơ ở vùng núi cát Quảng Điền

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên ở vùng núi cát xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) mang lại hiệu quả về kinh tế vượt trội so với sản xuất thông thường.
Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc

Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc

Phát triển cây dược liệu đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực miền núi phía Bắc.
Xây dựng mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị

Xây dựng mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị

Giống đậu xanh 12ĐX02 có khả năng phân cành vừa nên mô hình bố trí mật độ không quá dày, hàng cách hàng 35 - 40cm, cây cách cây 12 - 15cm. Lượng giống gieo phù hợp từ 18 - 20kg/ha. Sau gieo 10 - 15 ngày, nông dân phá váng, làm cỏ, vun gốc nhẹ; sau 30 - 35 ngày vun gốc cao để hạn chế cây bị đổ ngã.
Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được triển khai ở Sóc Trăng với quy mô 50 ha, có 46 hộ tham gia, thực hiện liên tục trong 3 vụ hè thu 2024, đông xuân 2024 - 2025 và hè thu 2025.
Gạo hữu cơ Tánh Linh: Từ đồng xanh chinh phục thị trường lớn

Gạo hữu cơ Tánh Linh: Từ đồng xanh chinh phục thị trường lớn

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình gạo hữu cơ huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho nền nông nghiệp địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương

Nông nghiệp hữu cơ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương

Với những giải pháp đồng bộ trong phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường, chú trọng sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao..., ngành nông nghiệp Bình Định đang thu được kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Hưng Yên: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm

Hưng Yên: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm

Hưng Yên đang nỗ lực phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng tới mục tiêu tăng diện tích đất trồng trọt hữu cơ lên 1% vào năm 2025 và 1,5% vào năm 2030, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm.
Ứng dụng công nghệ cao, hướng tới 1 triệu ha lúa chất lượng

Ứng dụng công nghệ cao, hướng tới 1 triệu ha lúa chất lượng

Long An quyết tâm thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại và phát triển.
Huyện Khánh Sơn trên hành trình hữu cơ

Huyện Khánh Sơn trên hành trình hữu cơ

Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên còn nhiều thách thức về tư duy, kỹ thuật, đầu tư và thị trường.
Huyện Yên Châu "thức tỉnh" vườn cây sau mùa quả

Huyện Yên Châu "thức tỉnh" vườn cây sau mùa quả

Nhờ áp dụng hiệu quả kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch, diện tích cây ăn quả tại huyện Yên Châu phát triển tốt, hứa hẹn những vụ mùa bội thu cho người nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính