Thứ ba 01/07/2025 21:11Thứ ba 01/07/2025 21:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau khi sáp nhập, tỉnh Thái Nguyên sẽ có diện tích đất nông, lâm nghiệp khá lớn (trên 700 nghìn héc-ta), trong đó có hơn 150 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, trồng cây hằng năm, cây lâu năm
Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá
Nhiều năm nay, người dân Thái Nguyên đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới vào gieo trồng - Ảnh baothainguyen.vn

“Điểm danh” các cây trồng thế mạnh

Có thể khẳng định, sau sáp nhập, chè tiếp tục là cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Trước sáp nhập, tỉnh Thái Nguyên có 22,2 nghìn héc - ta chè, tỉnh Bắc Kạn có gần 1.800ha chè. Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (cũ), năng suất chè bình quân ước đạt 127tạ/ha, sản lượng chè búp tươi năm 2024 ước đạt 272,8 nghìn tấn, sản lượng chè sau chế biến ước đạt 54,6 nghìn tấn, giá trị sản phẩm trà ước đạt 13,8 nghìn tỷ đồng.

Hầu hết diện tích chè sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh được áp dụng theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ với khoảng 17.800ha, trong đó, diện tích được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP đến nay có khoảng gần 6.000ha, diện tích được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ là 120ha. Hiện nay, diện tích chè giống mới có năng suất, chất lượng cao ước đạt trên 18,4 nghìn ha, chiếm 82.8% tổng diện tích chè toàn tỉnh.

Đối với tỉnh Bắc Kạn (cũ), đến nay, toàn tỉnh cũng có hằng trăm héc-ta chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài cây chè, sản xuất lúa bao thai thành hàng hóa cũng là một thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập. Từ 1-7, diện tích sản xuất lúa bao thai của tỉnh Thái Nguyên có khoảng gần 10 nghìn héc-ta, sản lượng dự kiến đạt trên 50 nghìn tấn mỗi năm.

Nhờ có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, gạo bao thai của Thái Nguyên không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt gạo trắng, khi nấu thành cơm có vị ngọt đậm đặc trưng mà còn chế biến thành bún, phở khô… được người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi năm, giá trị thu được từ sản xuất lúa bao thai có thể lên đến vài trăm tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Một số cây trồng thế mạnh khác của Thái Nguyên phải kể đến là cam, quýt. Nhiều năm nay, tỉnh Bắc Kạn (cũ), đã phát triển và xây dựng thành công thương hiệu các loại quả đặc sản này. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 4.200ha trồng cam, quýt, mỗi năm mang lại nguồn thu hằng trăm tỷ đồng. Cùng với đó, hồng không hạt, bí thơm, quả mơ, chuối “tây”… cũng là những cây trồng mang lại nguồn thu cho người dân Thái Nguyên.

Như vậy, sau sáp nhập, Thái Nguyên có khá nhiều cây trồng thế mạnh. Nếu khai thác tốt các tiềm năng này, việc nâng cao giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh không còn là bài toán khó giải…

Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

Trước sáp nhập Thái Nguyên có hơn 185 nghìn héc-ta, Bắc Kạn có hơn 400 nghìn hec-ta đất lâm nghiệp. Sau sáp nhập, phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường theo chức năng của từng loại rừng tiếp tục là hướng đi đúng của tỉnh.

Trong đó, trồng rừng gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo vùng nguyên liệu ổn định cung cấp cho nhà máy, cơ sở chế biến trên địa bàn sẽ tiếp tục được quan tâm. Việc mở rộng vùng trồng quế tại các địa bàn có thổ nhưỡng khí hậu phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cũng được chú trọng.

Đến nay, chỉ riêng tỉnh Thái Nguyên (cũ) đã phát triển được gần 16 nghìn héc-ta rừng gỗ lớn, hơn 5.000ha quế và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC (SA-FM/COC) cho hơn 11,3 nghìn héc-ta rừng.

Để nâng cao giá trị kinh tế rừng, việc phát triển trồng rừng, chế biến gỗ từ rừng trồng là hướng đi mà Thái Nguyên nên tiếp tục quan tâm sau sáp nhập. Trong đó, các cấp, ngành chức năng cần căn cứ địa hình, khí hậu, thực tế sản xuất của người dân và các địa phương để tiến hành rà soát, phân vùng các loại cây trồng. Đồng thời đánh giá tiềm năng, nhu cầu của các chủ sở hữu rừng để chuyển đổi theo hướng tập trung, đáp ứng nhu cầu chế biến quy mô lớn. Chủ động nghiên cứu, tuyển chọn các loại cây lâm nghiệp có giá trị cao, nhất là các loại cây bản địa, có giá trị trên thị trường vào trồng...

Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất

Đáng mừng là trước khi sáp nhập, người dân 2 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn đều đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến, mở rộng diện tích sử dụng nhà màng, nhà lưới, ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển bán tự động; kỹ thuật canh tác giá thể; công nghệ sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất hữu cơ.

Điểm nhấn là nông dân đã chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng tăng diện tích giống lúa có năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng năng suất, sản lượng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lúa theo hướng tăng giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Đồng thời,phát triển một số vùng sản xuất lúa đặc sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, có thương hiệu sản phẩm.

Trong sản xuất chè, người dân không chỉ tập trung mở rộng diện tích chè, chuyển dịch cơ cấu giống trong trồng mới, trồng thay thế bằng các giống có năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn thực phẩm mà còn đẩy mạnh sản xuất chè an toàn áp dụng tiêu chuẩn GAP, hữu cơ; hình thành vùng sản xuất chè tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến chè.

Riêng với cây ăn quả, cùng với thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống, bà con đã ứng dụng công nghệ quản lý nước, tưới nước bằng hệ thống tưới tiết kiệm; ứng dụng quy trình sản xuất cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP… vào sản xuất. Xây dựng được một số vùng cây ăn quả sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng, mẫu mã và giá trị sản phẩm quả có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt…

Thực tế cho thấy, sau sáp nhập, dù còn không ít thách thức như trình độ dân trí không đồng đều, kết cấu hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ… nhưng chắc chắn việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên sẽ có những bước tiến mới khi chúng ta khai thác có hiệu quả thế mạnh đối với các cây trồng chủ lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm…

Bài liên quan

Truyền thông về phát triển nông nghiệp hữu cơ dấu ấn và tiếng gọi trưởng thành

Truyền thông về phát triển nông nghiệp hữu cơ dấu ấn và tiếng gọi trưởng thành

Phát triển nông nghiệp hữu cơ cho nông sản tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng, với môi trường không còn là định hướng mà là một tất yếu hành động. Vì thế, truyền thông, báo chí phải vượt lên tư duy “công cụ hỗ trợ” để trở thành “động lực” phát triển toàn diện, vững vàng…
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Thuận Châu chuyển hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Thuận Châu chuyển hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/3/2021 của BCH Đảng bộ huyện Thuận Châu (Sơn La) về phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Đinh Văn Vương đã tự thiết kế logo nhãn hiệu Chè Thái Nguyên để dán vào các gói chè, doanh thu từ tháng 11/2024 đến nay là gần 46 tỉ đồng.
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phổ Yên: Đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường thu ngân sách tạo đà phát triển

Phổ Yên: Đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường thu ngân sách tạo đà phát triển

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, đồng thời đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.
Quảng Ninh: Người nông dân tập trung thu hoạch vụ lúa xuân

Quảng Ninh: Người nông dân tập trung thu hoạch vụ lúa xuân

Tính đến thời điểm này, người nông dân đã thu hoạch lúa vụ xuân toàn tỉnh về cơ bản đạt kết quả tốt, đạt 70% diện tích vụ xuân.
Quảng Ninh: Ngành lâm nghiệp tập trung cho nhiệm vụ trồng rừng

Quảng Ninh: Ngành lâm nghiệp tập trung cho nhiệm vụ trồng rừng

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu trồng hơn 32.000ha rừng, trong đó có hơn 2.880ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hơn 29.200ha rừng sản xuất. Đến hết tháng 5/2025, toàn tỉnh đã trồng được hơn 22.700ha rừng, bằng 86,4% kế hoạch năm.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những dấu ấn không thể phai mờ đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những dấu ấn không thể phai mờ đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

Đánh giá về vai trò của Báo chí Cách mạng Việt Nam, GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định “trong bất cứ lĩnh vực nào, nhiệm vụ chiến lược nào, báo chí cũng có những đóng góp vô cùng to lớn để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử 100 năm qua”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, các chi tổ hội nghề nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân.
Ốc bươu vàng dày đặc ngoài đồng, nông dân Nghệ An vất vả cứu mùa vụ

Ốc bươu vàng dày đặc ngoài đồng, nông dân Nghệ An vất vả cứu mùa vụ

Trên nhiều cánh đồng Nghệ An, ốc bươu vàng đang sinh sôi dày đặc, gây hại nghiêm trọng đến trà lúa non mới gieo cấy. Để giữ lại vụ mùa, hàng trăm hộ nông dân phải soi đèn ra đồng từ nửa đêm, bắt ốc bằng tay, dẫn dụ bằng lá khoai, thân chuối. Cảnh tượng cả làng đổ ra đồng giữa đêm khuya không còn xa lạ, mà trở thành “cuộc chiến” dai dẳng để giữ từng khóm mạ khỏi bị cắn trụi.
Thị trường nông sản 01/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh 8.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 01/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh 8.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng, đáng chú ý tăng giá cực mạnh từ 3.000 - 8.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thái Bình: Đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu, không chỉ để bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao giá trị sản phẩm, tạo sinh kế lâu dài cho người nông dân.
Nuôi Hươu ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao

Nuôi Hươu ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao

Mảnh đất Nghệ An và Hà Tĩnh, với địa hình bán sơn địa và khí hậu thuận lợi, từ lâu đã trở thành cái nôi của nghề nuôi hươu lấy nhung. Không chỉ là một nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao, nuôi hươu còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo nên sinh kế bền vững cho hàng nghìn hộ gia đình ở dải đất miền Trung này.
Bài 2: Nguyễn Tiến Ky - Người đàn ông 30 năm đau đáu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

Bài 2: Nguyễn Tiến Ky - Người đàn ông 30 năm đau đáu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

GS.TS Dương Xuân Ngọc - chuyên ngành chính trị học giới thiệu ông với tôi từ lâu nhưng vì nhiều việc nên chưa gặp được, theo GS Ngọc đây là một chuyên gia khá độc đáo và rất tâm huyết với nông nghiệp sạch. Vừa rồi, nhân có chuyến về Thái Bình kiểm tra dự án ông đang làm tại huyện Kiến Xương, ông mời tôi đi cùng để “mục sở thị” mô hình ông đang theo đuổi. Tôi vốn cũng quan tâm vấn đề nông nghiệp hữu cơ nên rất háo hức.
Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Hải Phòng, một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong việc thực hiện chương trình này, khẳng định vị thế là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM.
Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Thời điểm này, nhiều diện tích lúa hè thu đã phát triển xanh tốt thì trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có hơn 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không đổi, đáng chú ý cà phê giảm 1.600 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Ngày 29/6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi lễ khai mạc “Không gian triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu”.
Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

“Đánh vật” với mô hình nuôi cầy vòi mốc sau nhiều năm, đến nay, anh Đặng Hải Vân thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.
Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Bình phối hợp với Ban Đại diện Hội đồng Quản trị thành phố Đồng Hới đã hỗ trợ cho hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính