Thứ năm 03/07/2025 11:19Thứ năm 03/07/2025 11:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Được hình thành từ một tổ hợp tác nhỏ, đến nay HTX chè Hảo Đạt đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại xứ chè Thái Nguyên với rất nhiều sản phẩm cao cấp, trong đó Hảo Đạt là đơn vị duy nhất tại tỉnh có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia về trà. Đặc biệt, Hảo Đạt còn mạnh dạn đầu tư một khu không gian văn hóa trà đặc sắc.
Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc
Khách đến thăm khu trưng bày sẽ được mời thưởng trà và xem thước phim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm HTX Chè Hảo Đạt vào năm 2023.

Đến thăm HTX chè Hảo Đạt trong một ngày đầu tháng 6, cách bố trí, sắp xếp khoa học của HTX đã gây ấn tượng mạnh với đoàn công tác của Tạp chí Hữu cơ Việt Nam, với một bên là khu trưng bày, bán, đóng gói và văn phòng; một bên đối diện là khu không gian văn hóa trà và chế biến chè.

Ngay sau khi bước vào khu trưng bày (gian hàng), khách hàng sẽ cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp khi được nhân viên của HTX tiếp đón nồng hậu, mời thưởng trà và thăm quan các khu trưng bày sản phẩm. Đặc biệt, trong khu trưng bày có một màn hình cỡ lớn trình chiếu thước phim ghi lại chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới HTX chè Hảo Đạt vào ngày 10/01/2023, một vinh dự với tỉnh Thái Nguyên nói chung và HTX chè Hảo Đạt nói riêng.

Đối diện của khu trưng bày (gian hàng) qua con đường huyết mạch “Tân Cương” là không gian văn hóa trà với căn nhà gỗ năm gian, được bố trí những bộ bàn ghế tràng kỷ, phong cách cổ xưa mang đến không gian truyền thống ấm áp cho du khách. Cùng với đó là không gian trải nghiệm sao chè truyền thống, những bộ trang phục dân tộc và một số đồ dùng vật dụng để du khách trải nghiệm các hoạt động về thu hái, chế biến chè được khai trương vào năm 2019.

Theo chia sẻ của bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX chè Hảo Đạt, sau nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm làm chè, đến năm 2011 bà quyết định thành lập tổ hợp tác với quy mô nhỏ. Phải đến năm 2016, HTX chè Hảo Đạt mới chính thức ra đời với 7 thành viên, đến nay HTX đã có tới 50 thành viên với tổng diện tích canh tác lên tới 120 ha và sản lượng mỗi năm khoảng 20.000 tấn chè búp tươi. Thu nhập của các hộ gia đình là thành viên HTX rất ổn định khoảng 67 triệu/sào/năm.

Hiện Hảo Đạt có 3 dòng sản phẩm chính gồm: chè Đinh, chè Tôm Nõn, chè Móc Câu. Sản phẩm chè Tôm Nõn Đạt chứng nhận OCOP 5 sao (Hảo Đạt là đơn vị duy nhất tại tỉnh có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia về trà), sản phẩm chè Đinh và chè Móc Câu đạt chứng nhận OCOP 4 sao.

Đặc biệt, tính đến nay HTX Hảo Đạt đã có 5 ha chè được cấp Chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hữu cơ theo TCVN 11041:2-2017 và có nhiều diện tích chè đang trong quá trình chuyển đổi Hữu cơ. Theo “thuyền trường” của HTX, việc sản xuất chè Hữu cơ và chuyển đổi dần sang Hữu cơ là định hướng lâu dài của HTX, bởi canh tác (sản xuất) Hữu cơ ngoài việc giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất, sản lượng ổn định mà còn cho chất lượng chè ngon vượt trội và giá bán sản phẩm cũng tốt hơn.

Chè Hảo Đạt: Từ OCOP 5 sao, hữu cơ thượng hạng đến không gian văn hóa trà đặc sắc
GS.TS Đào Thanh Vân thăm quan khu sơ chế chè cùng bà Đào Thanh Hảo.

Nghệ nhân trà Đào Thanh Hảo còn chia sẻ, bà đã mời các chuyên gia, nhà khoa học và tổ chức các lớp tập huấn đào tạo canh tác Hữu cơ cho người sản xuất. Đây là một trong những nỗ lực của HTX trong việc nhân rộng diện tích chè Hữu cơ, dù hành trình này đang gặp không ít khó khăn do rào cản về nhận thức.

Ngoài ra, với mục tiêu đưa chè Tân Cương vươn tầm quốc tế, HTX Chè Hảo Đạt tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hai sản phẩm Chè Đinh và Chè Móc Câu. Hai sản phẩm này hiện đang đạt OCOP 4 sao và được hướng đến đạt chứng nhận OCOP 5 sao trong thời gian tới.

Bà Hảo tiết lộ, sau khi các sản phẩm chè của HTX được cấp chứng nhận OCOP đã góp phần khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm chè Hảo Đạt, tạo dựng niềm tin vững chắc cho khách hàng. Doanh thu của HTX sau khi có được chứng nhận OCOP đã tăng trưởng gấp 20 - 30% so với trước, đây chính là động lực để Hảo Đạt không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến chất lượng, mẫu mã.

Cùng với việc với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX Chè Hảo Đạt còn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế. Các thị trường mục tiêu được hướng đến là những quốc gia đã được châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc - những thị trường có nhu cầu cao về chè chất lượng cao và an toàn, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), nơi sản phẩm chè đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” thông qua hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên mình châu Âu (EVFTA).

Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, cung cấp ra thị trường các loại chè sạch, chè an toàn, HTX còn đứng ra liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho bà con trong xã Tân Cương với giá thu mua ổn định từ 50.000 - 400.000 đồng/kg chè tươi, tránh được tình trạng bị tư thương ép giá.

Về khu không gian văn hoá trà, bà Hảo cho biết đến nay khu vực này ngày một hoàn thiện và tạo được những dấu ấn với du khách trong nước và quốc tế. Thường xuyên có khoảng vài chục nhân viên (công nhân) làm việc để sẵn sàng đón tiếp chu đáo mỗi khi có khách du lịch ghé thăm.

Hiện tại khu không gian văn hoá trà có khá nhiều các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách như: Tham quan, check in, trải nghiệm về văn hóa trà hoàn toàn miễn phí (hái chè, sao chè, thưởng trà…), dịch vụ nhà hàng ẩm thực, lưu trú cộng đồng… để nơi đây trở thành một điểm du lịch cộng đồng không thể bỏ qua mỗi khi du khách ghé thăm HTX chè Hảo Đạt cũng như vùng chè Tân Cương.

Bài liên quan

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Người phụ nữ đam mê xây dựng thương hiệu chè hữu cơ

Người phụ nữ đam mê xây dựng thương hiệu chè hữu cơ

Trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, những tấm gương tiên phong như bà Trịnh Tú Anh - Giám đốc Hợp tác xã chè hữu cơ Tây Trúc Xanh là minh chứng sống động cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và cống hiến vì cộng đồng. Sinh năm 1962, bà Trịnh Tú Anh đã dành trọn tâm huyết và trí tuệ để xây dựng mô hình chè hữu cơ tại Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hành trình của bà không chỉ là câu chuyện về sự nghiệp cá nhân mà còn là biểu tượng của lòng kiên trì, khát vọng phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
OCOP – Nâng tầm sản phẩm, kết nối thị trường

OCOP – Nâng tầm sản phẩm, kết nối thị trường

Qua hơn 6 năm, huyện Hoà An triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Chương trình trở thành một trong những giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững của Hoà An.
Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Chuyển đổi số - Giải pháp dài hạn nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ hội chợ, kết nối cung cầu đến thương mại điện tử, các giải pháp đang dần phát huy hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Sắp diễn ra Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025

Sắp diễn ra Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025

Từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, sẽ diễn ra Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh.
Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua đầu tư hạ tầng thủy lợi, ứng dụng sản xuất hiện đại và liên kết doanh nghiệp, HTX không chỉ nâng cao năng suất mà còn thúc đẩy phát triển nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

Làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp một trang trại thu hút nhiều du khách và tạo điều kiện để khách trải nghiệm, hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ.
Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng ngành trà Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Theo khảo sát, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu đa phần là trà xanh dạng thô, chưa qua chế biến với giá dao động từ 1.2-2.8 USD/kg, trong khi sản phẩm tinh chế của Nhật Bản có thể đạt tới 20-80 USD/kg.
Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh bắt mắt về “Organic Apples” từ Mỹ, “Organic Milk” từ Úc hay “EU Organic Veggie” tại các kệ siêu thị, cửa hàng cao cấp, và thậm chí trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng lối “sính ngoại” và tâm lý “đắt sắt ra miếng” có đang thực sự đúng đối với sản phẩm, thực phẩm hữu cơ?
Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phê duyệt mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu – Bước tiến lớn chinh phục thị trường Trung Quốc

Phê duyệt mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu – Bước tiến lớn chinh phục thị trường Trung Quốc

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản thông báo về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức phê duyệt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói (CSĐG) sầu riêng của tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng địa phương nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tiếng "xèo xèo" quyến rũ, sắc vàng rộm của bánh Xèo

Tiếng "xèo xèo" quyến rũ, sắc vàng rộm của bánh Xèo

Trong bức tranh ẩm thực Việt Nam đa dạng và phong phú, bánh xèo nổi lên như một món ăn dân dã mà đầy quyến rũ, với tiếng "xèo xèo" vui tai khi đổ bánh, sắc vàng rộm hấp dẫn và hương thơm nồng nàn lan tỏa khắp không gian. Không chỉ là một món ăn đường phố quen thuộc, bánh xèo còn là hiện thân của sự khéo léo, sáng tạo trong ẩm thực Việt, mang trong mình hương vị đặc trưng của từng vùng miền, gói trọn hồn quê trong từng chiếc bánh giòn tan.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 3: Gỡ “nút thắt” thị trường

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 3: Gỡ “nút thắt” thị trường

Dù nỗ lực tạo ra nông sản sạch, nhiều nông dân tại Thanh Hóa vẫn đang đối mặt với bài toán khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực trạng này đang trở thành "nút thắt" lớn, kìm hãm sự phát triển và lan rộng của nền nông nghiệp hữu cơ tại địa phương.
Quảng Bình: Huyện Lệ Thuỷ tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi

Quảng Bình: Huyện Lệ Thuỷ tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi

Lực lượng chức năng tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với bà con chăn nuôi trên địa bàn tăng cường tiêm các loại vắc-xin trên đàn vật nuôi để phòng chống dịch bệnh…
OCOP - Nâng tầm nông sản bản địa, lan tỏa giá trị văn hóa vùng cao

OCOP - Nâng tầm nông sản bản địa, lan tỏa giá trị văn hóa vùng cao

Tỉnh Cao Bằng sau hơn 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khai thác hiệu quả tiềm năng nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, tiêu biểu của địa phương. Chương trình đã phát huy tốt giá trị nghề truyền thống, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là đối với người dân tộc thiểu số. Các sản phẩm OCOP mang đậm hương vị bản địa và giá trị bản sắc văn hoá vùng cao đã và đang từng bước có mặt tại các thị trường lớn.
Thúc đẩy phát triển sầu riêng Việt Nam: Từ “vua"của các loại trái cây đến biểu tượng xuất khẩu tỷ đô

Thúc đẩy phát triển sầu riêng Việt Nam: Từ “vua"của các loại trái cây đến biểu tượng xuất khẩu tỷ đô

Sầu riêng, loại trái cây được mệnh danh là “vua" của các loại trái cây không chỉ nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng, mà còn đang trở thành một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao bậc nhất của Việt Nam.
Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Trong thời đại mà sức khỏe và môi trường được đặt lên hàng đầu, thực phẩm hữu cơ đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm hữu cơ để duy trì độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của chúng.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản  đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính