Thứ tư 19/03/2025 22:15Thứ tư 19/03/2025 22:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông nghiệp hữu cơ: Thị trường, thách thức và giải pháp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Gần đây chúng ta nói nhiều về nông nghiệp hữu cơ, được coi là một giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong bối cảnh càng ngày chúng ta càng thấy nguy cơ hiện hữu của “canh tác hóa học”, khai thác đến suy kiệt đất đai, nguồn nước.

Đây là chủ trương đúng đắn, nhưng còn khá mới mẻ, vì lâu nay chúng ta tập trung làm nông nghiệp an toàn nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, hiểu đúng bản chất của nông nghiệp hữu cơ, những khác biệt so với nông nghiệp an toàn, khó khăn thách thức, nhận diện thị trường, xu hướng phát triển để có bước giải pháp phù hợp là cần thiết.

Sự khác biệt giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp an toàn

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ tuyệt đối an toàn cho người mà còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, công bằng cho mọi sinh vật sống trong hệ sinh thái, bền vững cho hôm nay và mai sau. Nông nghiệp hữu cơ có nhiều đặc thù, khác biệt so với nông nghiệp an toàn:

Mô hình nhóm rau hữu cơ Xóm Mòng - Lương Sơn - Hòa Bình được PGS Việt Nam chứng nhận

Một là, cơ sở phải trải qua giai đoạn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ ít nhất 12 tháng đối với cây ngắn ngày, 18 tháng đối với cây dài ngày hoặc tối thiểu 6 tuần đối với gia cầm lấy trứng hoặc 12 tháng đối với trâu, bò… (dự thảo TCVN mới về nông nghiệp hữu cơ). Trong giai đoạn này, phải thực hiện đúng tiêu chuẩn nhưng sản phẩm lại chưa được coi là hữu cơ.

Hai là, không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, thuốc trừ cỏ, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; thuốc kháng sinh, hoóc môn tăng trưởng; không sử dụng sản phẩm từ công nghệ biến đổi gen, công nghệ nano, xử lý chiếu xạ; chỉ dùng kháng sinh, thuốc thú y tổng hợp khi không còn cách nào khác và nếu sử dụng quá 1 lần cho vật nuôi có vòng đời dưới 1 năm thì sản phẩm đó không còn là hữu cơ…

Ba là, vật tư, công nghệ đầu vào trong sản xuất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên và theo danh mục tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; ưu tiên sử dụng nguồn hữu cơ tại chỗ (xác thực vật, phân động vật…) để duy trì độ phì của đất và cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng.

Bốn là, quan tâm đến cuộc sống của các thành viên trong hệ sinh thái, như hệ vi sinh vật trong đất, loài thiên địch hay đảm bảo diện tích tối thiểu về đồng cỏ, nơi chăn thả, chuồng trại/đầu con; giảm đau đớn, căng thẳng cho con vật khi giết mổ…

Năm là, sản phẩm hữu cơ phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) hoặc của PGS - hệ thống bảo đảm cùng tham gia, áp dụng cho hộ nông dân và bán trong nước (Brazil, Ấn Độ thừa nhận).

Do yêu cầu rất cao như trên, nên sản xuất hữu cơ là khuyến khích, khác với sản xuất an toàn là bắt buộc. Gần đây, trên công luận có nói đến "sản xuất sạch", "sản phẩm sạch", tuy nhiên không có văn bản pháp lý nào quy định về điều này. Theo tôi nên thống nhất có 2 nhóm gồm sản phẩm an toàn (có 2 cấp độ: phù hợp quy chuẩn hoặc phù hợp VietGAP - khuyến khích, vì vẫn dùng hóa chất tổng hợp) và sản phẩm hữu cơ để người tiêu dùng dễ phân biệt. Không nên gọi "sản xuất theo hướng hữu cơ" đối với sản phẩm mới đáp ứng một số tiêu chí hữu cơ, chưa được chứng nhận, đây vẫn coi là sản phẩm an toàn.

Thách thức của nông nghiệp hữu cơ

Cần khẳng định làm nông nghiệp hữu cơ không dễ dàng, nhiều khó khăn và thách thức:

Một là, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp hơn so với sản xuất an toàn, do không dùng phân bón hóa học, hoóc môn tăng trưởng, công nghệ gen, công nghệ na nô...

Hai là, đối mặt với dịch bệnh do không dùng thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế tối đa dùng thuốc thú y, kháng sinh tổng hợp, trong khi cơ sở hữu cơ và không hữu cơ nằm liền kề, đan xen, mặc dù có vùng đệm nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh là rất cao.

Ba là, sản xuất hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn (thu gom xác thực vật, làm phân hữu cơ, làm cỏ, bẫy bả…),.

Bốn là, giá thành sản phẩm hữu cơ cao hơn đáng kể so với sản phẩm an toàn do năng suất thấp, chi phí cao (lao động thủ công, phí chứng nhận, diện tích chăn thả, chuồng trại/đầu con lớn hơn…) nên thị trường giới hạn là nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Vì vậy, vấn đề an ninh lương thực cần được tính đến khi xác định quy mô, lộ trình phát triển nông nghiệp hữu cơ và chỉ sản xuất hữu cơ khi có thị trường, hiệu quả cao hơn.

Thị trường và xu thế của nông nghiệp hữu cơ

Cần khẳng định nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, ngày càng phát triển bởi vì nông nghiệp hữu cơ là loại hình nông nghiệp bền vững nhất. Thế giới ngày càng văn minh, người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi cho mình mà còn cho thế hệ mai sau. Nhóm người tiêu dùng đó đang tăng dần và đó là lý do vì sao thị trường nông sản hữu cơ thế giới đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (FiBL) tổng giá trị của thị trường hữu cơ thế giới tăng bình quân 10 - 15% mỗi năm, từ 15,5 tỷ USD (1999) lên 28,7 tỷ USD (2004), 54,9 tỷ USD (2009), 63 tỉ USD (2012) và 80 tỉ USD (2014). Năm 2015 riêng thị trường thực phẩm và đồ uống đạt trên 81,6 tỷ USD, lớn nhất là Mỹ (27,1 tỷ USD), Đức (7,9 tỷ USD) và Pháp (4,8 tỷ USD)…

Ở trong nước, thị trường sản phẩm hữu cơ mới hình thành vài năm nay và đang tăng trưởng. Một bộ phận người tiêu dùng trung lưu ở thành phố, có nhu cầu sản phẩm hữu cơ, chủ yếu vì muốn đảm bảo an toàn thực phẩm. Một số mô hình hiệu quả như Rau hữu cơ PGS Thanh Xuân – Hà Nội, Lương Sơn, Tân Lạc – Hòa Bình, Văn Trác – Hà Nam; Ecolink-Ecomart, Oganic Đà Lạt, Phú Viễn - Cà Mau; TH (1.000 con bò sữa), Vinamilk (500 con bò sữa); lợn Bảo Châu, Hoa Viên (Hà Nội); nước giải khát TH Herbals…

Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ nước ta đang ở giai đoạn ban đầu, để phát triển bền vững theo tôi nên triển khai các biện pháp sau:

Mô hình nhóm rau hữu cơ Thanh Thủy - Trác Văn - Duy Tiên - Hà Nam được PGS Việt Nam chứng nhận

Một là, xác định rõ khung pháp lý tại dự thảo Nghị định nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất hữu cơ không bắt buộc nhưng do tính đặc thù, giá bán cao nên rất dễ bị lợi dụng, làm thị trường hữu cơ không minh bạch, vi phạm quyền người tiêu dùng. Vì vậy, sản xuất hữu cơ phải theo tiêu chuẩn được nhà nước chấp thuận, được chứng nhận phù hợp, có nhãn, lô gô minh bạch… Nhà nước cần ưu tiên cho cơ sở sản xuất hữu cơ được hưởng các chính sách đã ban hành và có chính sách đặc thù đối với hộ nông dân, hợp tác xã. Cần xử lý tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”; bảo vệ người sản xuất hữu cơ chân chính, thị trường hữu cơ non trẻ.

Hai là, sớm ban hành TCVN mới về nông nghiệp hữu cơ (thay thế TCVN 1141:2015). Đây là quy định kỹ thuật rất quan trọng, tiếp cận, hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, nhưng phải cụ thể, “Việt Nam hóa” để nông dân hiểu và áp dụng được. Việc rà soát, chỉnh sửa, đặc biệt là bổ sung vật tư đầu vào được phép sử dụng là rất cần thiết; cần đổi mới mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc hữu cơ để năng suất hữu cơ cao hơn, chi phí thấp hơn.

Ba là, phát triển thị trường sản phẩm hữu cơ ở trong và ngoài nước. Thị trường không tự nhiên mà có nên rất cần vai trò của doanh nghiệp liên kết với nông dân, vai trò khâu nối của Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Nhà nước cần hỗ trợ phát triển thị trường, ví dụ hỗ trợ “bữa ăn hữu cơ” tại các trường học, nhà ăn công cộng, các điểm bán lẻ; đưa sản xuất hữu cơ vào chương trình giáo dục các cấp; hỗ trợ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng… như kinh nghiệm của các nước .

Bốn là, ưu tiên những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm đang có thị trường xuất khẩu lớn để từng bước chuyển một phần sang sản xuất hữu cơ. Bên cạnh thực phẩm hữu cơ (rau quả, gạo, tiêu, cà phê, chè, sữa, thịt, trứng, tôm, cá tra…) nên quan tâm đúng mức tới dược liệu, mỹ phẩm hữu cơ; không chỉ sản phẩm tươi, thô mà cần chế biến đa dạng để có giá trị cao hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Năm là, ưu tiên quy hoạch vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho đối tương cây trồng, vật nuôi sản xuất hữu cơ; lựa chọn loài cây trồng, vật nuôi và đầu tư nghiên cứu tạo giống mới thích ứng, chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi tốt.

Sáu là, muốn có một ngành sản xuất hữu cơ lớn mạnh, cần khuyến khích sản xuất các vật tư đầu vào (hạt giống, con giống hữu cơ; phân bón hữu cơ, vi sinh vật có ích, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ, thuốc thảo mộc...).

Bảy là, nông nghiệp hữu cơ rất thân thiện với môi trường. Nhà nước nên chính thức chấp nhận sản xuất hữu cơ là hoạt động thân thiện với môi trường, sản phẩm hữu cơ có chứng nhận được gắn Nhãn xanh Việt Nam mà không cần thủ tục xét duyệt và được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo luật bảo vệ môi trường.

khuyennong.lamdong.gov.vn

Bài liên quan

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Khánh Hòa: Hướng tới nông nghiệp hữu cơ, nâng tầm giá trị

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi tất yếu tại tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các huyện miền núi, mang lại lợi ích về sức khỏe, môi trường và kinh tế, mở ra tương lai tươi sáng cho nông nghiệp.
Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Công nghệ Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường thiết bị nông nghiệp Việt Nam

Hàn Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Làn gió mới cho bữa ăn sạch

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với gần 500.000 ha sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch.
Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Kỳ vọng đột phá từ mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản

Đồng Tháp đột phá với mô hình phân hữu cơ truyền thống Nhật Bản, hướng tới phát triển nông nghiệp xanh.
Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Nông nghiệp hữu cơ - Nhất cử lưỡng tiện

Những năm qua, các địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Cụm từ "giải cứu nông sản" đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nó xuất hiện mỗi khi một loại nông sản nào đó rơi vào tình trạng dư thừa, giá rớt thảm hại, người nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.
GS.VS.TSKH. Đái Duy Ban: Nhà khoa học tiên phong vì sức khỏe cộng đồng

GS.VS.TSKH. Đái Duy Ban: Nhà khoa học tiên phong vì sức khỏe cộng đồng

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Khoa học (GS.VS.TSKH) Đái Duy Ban là một nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến trong lĩnh vực hóa sinh y học và dược liệu.
Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang có tổng diện tích chè gần 8.373 ha; cây chè được trồng tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên; vùng chè Shan tuyết tại huyện Na Hang, Lâm Bình với diện tích chè Shan tuyết hiện có trên 1.300 ha.
Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp hữu cơ là một nền tảng khả thi để phát triển hệ thống canh tác bền vững, cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Giảm phát, vấn đề không thể coi thường

Giảm phát, vấn đề không thể coi thường

Cũng như lạm phát và thiểu phát, giảm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, xảy ra khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế giảm xuống theo thời gian. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thực phẩm và bệnh ung thư ở Việt Nam

Thực phẩm và bệnh ung thư ở Việt Nam

Ung thư đang trở thành một vấn đề sức khỏe nhức nhối tại Việt Nam, với số ca mắc mới và tử vong ngày càng gia tăng. Bên cạnh các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư. Bài viết này sẽ phân tích mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh ung thư, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Quốc gia nào phát triển nông nghiệp hữu cơ nhất trên thế giới?

Quốc gia nào phát triển nông nghiệp hữu cơ nhất trên thế giới?

Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới do những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, để xác định quốc gia nào phát triển nông nghiệp hữu cơ nhất là một câu hỏi phức tạp, bởi vì có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá, chẳng hạn như diện tích đất canh tác hữu cơ, số lượng trang trại hữu cơ, doanh số bán hàng các sản phẩm hữu cơ, mức độ hỗ trợ của chính phủ, và nhận thức của người tiêu dùng.
Làm sao để vùng đất chiến lược Tây Nguyên mãi mãi xanh

Làm sao để vùng đất chiến lược Tây Nguyên mãi mãi xanh

Tây Nguyên, với vị trí địa lý đặc biệt, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bức tranh địa lý tổng thể của Việt Nam. Không chỉ là một vùng đất với những cao nguyên bazan màu mỡ, khí hậu ôn hòa và cảnh quan hùng vĩ, Tây Nguyên còn là một địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái.
Ngày xuân nói chuyện cây xanh

Ngày xuân nói chuyện cây xanh

Tôi là người đi nước ngoài không nhiều. Nhưng tôi là người thích quan sát, nhất là khi đến mỗi vùng đất lạ. Một trong những việc mà tôi thích làm nhất tại mỗi nơi mình đến là đi xem cây. So với những nơi tôi qua, chưa thấy nơi nào ít cây hơn thủ đô vì hòa bình của chúng ta, nơi từng được ca ngợi là rợp bóng cây xanh và gieo vào suy nghĩ của không ít người rằng Hà Nội nhiều cây nhất thế giới! Nhưng hình như nhầm.
Thiểu phát tác hại không kém gì lạm phát

Thiểu phát tác hại không kém gì lạm phát

Thiểu phát, một thuật ngữ ít được nhắc đến hơn so với lạm phát, nhưng lại mang trong mình những hệ lụy không kém phần nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Hiểu rõ về thiểu phát là chìa khóa để nhận diện và ứng phó với những thách thức mà nó đặt ra.
Bàn thêm về trí khôn (智慧)

Bàn thêm về trí khôn (智慧)

Công cuộc đốt lò vẫn đang được đảng và nhà nước duy trì với cường độ không giảm khiến nhiều quan chức cao cấp vướng vào lao lý. Cùng với đó là những khoản tiền thất thoát hàng ngàn tỷ đồng khiến bà con mắt tròn mắt dẹt.
“Nếm mật nằm gai”: Ý chí kiên định vượt khó vươn lên

“Nếm mật nằm gai”: Ý chí kiên định vượt khó vươn lên

Thành ngữ “nếm mật nằm gai” (嘗膽臥薪) là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất về ý chí kiên cường, sự nhẫn nại phi thường và tinh thần phục thù trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc. Thành ngữ này xuất phát từ câu chuyện lịch sử về Việt vương Câu Tiễn và đã trở thành một bài học sâu sắc về cách đối diện và vượt qua nghịch cảnh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính