Thứ bảy 19/04/2025 10:47Thứ bảy 19/04/2025 10:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Cách mạng Xanh 4.0 không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm tiêu hao tài nguyên, cắt giảm phát thải và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và qua đó tạo tiền đề nâng cao sinh kế của người nông dân, tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng.
Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường chủ trì phiên thảo luận cấp cao “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững”.

Yêu cầu tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững

Sáng 17/4, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì phiên thảo luận cấp cao “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững”. Phiên thảo luận nằm trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (Hội nghị P4G).

Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay “hiện nay, chúng ta đang đứng trước những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đa dạng sinh học suy giảm nhanh chóng, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu đứt gãy do biến động địa chính trị và sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, an ninh lương thực bị đe dọa, và khoảng cách phát triển giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, những nhóm dễ bị tổn thương nhất là nông dân nghèo, người tiêu dùng thu nhập thấp, thiên nhiên mong manh, lại đang gánh chịu hậu quả nặng nề nhất”.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, chúng ta không thể giải quyết khủng hoảng khí hậu bằng cách tạo ra khủng hoảng lương thực. Chúng ta không thể bảo vệ môi trường nếu bỏ quên những người nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Và chúng ta không thể đòi hỏi những quốc gia có thu nhập thấp gìn giữ tài nguyên môi trường bền vững, nếu thế giới không chia sẻ công bằng trách nhiệm và lợi ích.

Trong bối cảnh đó, "Cách mạng Xanh 4.0" không đơn thuần là một lựa chọn, mà là một yêu cầu tất yếu, là một mệnh lệnh hành động. Đây là cuộc cách mạng mang theo kỳ vọng đổi mới toàn diện hệ thống lương thực thông qua ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học và các giải pháp đổi mới sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, cách mạng Xanh 4.0 không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm tiêu hao tài nguyên, cắt giảm phát thải và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và qua đó tạo tiền đề nâng cao sinh kế của người nông dân, tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng.

"Chủ đề “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực-thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững” nhấn mạnh vai trò sống còn của đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh và hợp tác đa bên, hợp tác công-tư trong kiến tạo tương lai bền vững, công bằng cho nhân loại”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng khẳng định, tại Việt Nam, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số; đóng góp 12% GDP quốc gia (số liệu năm 2024).

Từ một quốc gia xuất phát điểm thấp, từng phải đối mặt với đói nghèo và khủng hoảng lương thực, Việt Nam ngày nay đã vươn lên trong nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, đưa các sản phẩm nông sản có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn

Tuy nhiên, với nguồn tài nguyên hạn hẹp, ước tính chỉ có khoảng 10,3 triệu ha đất có thể sử dụng trong nông nghiệp, và nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng không thể có một nền nông nghiệp thịnh vượng nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị đe dọa, nếu đất tiếp tục suy thoái, nếu khí hậu tiếp tục nóng lên.

Theo Bộ trưởng, để giải quyết những thách thức đó, Bộ đang từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi nông nghiệp theo hướng xanh, thông minh và bền vững. Trong đó, xác định đổi mới sáng tạo, tập trung thực chất vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số là cốt lõi để tạo ra đột phá cho ngành nông nghiệp.

Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Toàn cảnh phiên thảo luận cấp cao “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực-thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững”.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng cho biết, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững ở Việt Nam đến năm 2030; Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030. Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” như điểm sáng về chuyển đổi xanh.

“Tất cả đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, có trách nhiệm với thiên nhiên và con người cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng nhận thức sâu sắc rằng: không một quốc gia nào có thể đơn độc đi đến thành công trong hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Đây là một nỗ lực đòi hỏi sự chung tay hành động giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân. Đặc biệt, trong bối cảnh trật tự thương mại toàn cầu đang có nguy cơ phân mảnh, khi những hàng rào thuế quan và chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên.

“Việt Nam tin rằng, chỉ có hợp tác đa phương thực chất, trên nền tảng công bằng và tôn trọng lẫn nhau, mới giúp chúng ta cùng vượt qua những thách thức to lớn của an ninh lương thực, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, phát triển công bằng và bền vững cho mỗi quốc gia và trên quy mô toàn cầu”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Nhấn mạnh vai trò của Diễn đàn P4G là trung tâm kết nối là không gian lý tưởng để xây dựng các sáng kiến hợp tác chung, huy động nguồn lực và chia sẻ tri thức Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đối tác chia sẻ các chủ đề thiết thực sau:

Thứ nhất, là các chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất, chất lượng và đặc biệt là giảm phát thải. Đây là hướng đi tất yếu để ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và đồng thời đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng “0” mà nhiều quốc gia đang hướng tới.

Thứ hai, là vai trò của các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân trong việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và nâng cao năng lực cho người làm nông nghiệp, đặc biệt là nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện giữa các bên là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hiệu quả và tính bền vững của các chương trình chuyển đổi.

Thứ ba, là việc chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình và thực tiễn tốt từ các quốc gia trong phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn, đồng thời bảo đảm an ninh lương thực và sinh kế cho người dân. Những kinh nghiệm quý báu sẽ góp phần làm giàu thêm tư duy và hành động chung của chúng ta.

Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề cập đến 5 giải pháp cụ thể có thể hành động ngay để chuyển đổi hệ thống lương thực.

Chuyển đổi hệ thống lương thực không còn là câu chuyện của từng quốc gia.

Phát biểu kết luận sự kiện, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ ấn tượng với một số ý kiến của các đại biểu. Thứ nhất là sáng kiến chính sách lồng ghép đổi mới sáng tạo chuyển đổi số vào chương trình nông nghiệp vì người nông dân. Hai là, đảm bảo công lý khí hậu và công lý lương thực.

Thứ ba là các sáng kiến, nguồn lực và cơ chế tài chính hỗ trợ nông dân sản xuất quy mô nhỏ và cộng đồng dễ bị tổn thương. Thứ tư là vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong thúc đẩy và triển khai các hành động vì khí hậu, vì an ninh lương thực, vì người nông dân.

Thứ năm, kinh nghiệm của các tổ chức tiên phong trong ứng dụng công nghệ cho chuyển đổi xanh hệ thống lương thực; trong đó có huy động từ khu vực tư nhân.

Và thứ sáu là ý kiến về cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của các quốc gia và nhà tài trợ thúc đẩy áp dụng công nghệ số, công nghệ xanh vào thực tiễn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: "Qua thảo luận hôm nay, chúng ta càng thấy rõ một thực tế, chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm không còn là câu chuyện của từng quốc gia, mà là bài toán toàn cầu; không chỉ là việc của ngành nông nghiệp, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống - từ chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, đến từng người nông dân".

Thông qua phiên thảo luận, người đứng đầu ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam cho rằng các ý kiến đã gợi mở ra 5 giải pháp cụ thể có thể hành động ngay.

Một là, tăng cường đầu tư cho chuyển đổi số và công nghệ xanh trong nông nghiệp, gắn với mục tiêu giảm phát thải, nâng cao năng suất và minh bạch chuỗi cung ứng.

Hai là, phát triển hệ thống tài chính xanh và thị trường carbon công bằng, hiệu quả và dễ tiếp cận cho nông dân và doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Ba là, tăng cường năng lực địa phương - từ chia sẻ dữ liệu mở, đào tạo kỹ năng số, đến chính sách hỗ trợ phù hợp với đặc thù của từng vùng và đối tượng yếu thế.

Bốn là, phát triển các mô hình hợp tác công - tư - cộng đồng (PPCP: Public - Private - Community Partnership), tận dụng thế mạnh của từng bên để chia sẻ rủi ro, đồng hành trong hành động.

Và cuối cùng là hợp tác đa phương và thực chất là con đường duy nhất để cùng nhau vượt qua các khủng hoảng lương thực, các thách thức về khí hậu, sinh kế và môi trường.

"Từ diễn đàn hôm nay, Việt Nam xin khẳng định lại: Chúng tôi cam kết tiếp tục là một đối tác hành động tích cực và trách nhiệm cùng các quốc gia, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững", ông Đỗ Đức Duy chia sẻ với các đại biểu.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kêu gọi, chúng ta hãy cùng biến những cam kết hôm nay thành hành động cụ thể ngày mai, vì một tương lai nơi mọi người dân - từ vùng cao Ethiopia đến đồng bằng Nam Phi, từ đồng ruộng Cần Thơ - Việt Nam đến trang trại hữu cơ Ireland - đều được hưởng lợi từ hệ thống thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, công bằng, thông minh và xanh.

Cuối cùng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kết lại bằng một hình ảnh quen thuộc nhưng đầy ý nghĩa của người nông dân Việt Nam: "Một hạt lúa không chỉ là lương thực - đó còn là tấm lòng của người nông dân, kết tinh của công nghệ, thiên nhiên và khát vọng sống xanh của nhân loại".

Bài liên quan

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Công văn số 793/BNNMT-VP về định hướng tuyên truyền, truyền thông về nông nghiệp và môi trường năm 2025.
Việt Nam ký nghị định thư và thỏa thuận về lĩnh vực nông nghiệp môi trường với Trung Quốc

Việt Nam ký nghị định thư và thỏa thuận về lĩnh vực nông nghiệp môi trường với Trung Quốc

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường hiện 14 loại nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, mang lại doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Trong đó, 6 mặt hàng hai bên đã ký Nghị định thư xuất khẩu (dưa, măng cụt, thạch đen, riêng, chuối tươi và khoai lang) và 6 mặt hàng truyền thống chưa được chuẩn hóa bằng Nghị định thư xuất khẩu (thanh long, chôm chôm, xoài, dày, nhãn, mít). Riêng hàng chanh leo, ớt đang được xuất khẩu thí điểm.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
Tăng cường công tác truyền nhận, kiểm soát dữ liệu quan trắc môi trường tự động

Tăng cường công tác truyền nhận, kiểm soát dữ liệu quan trắc môi trường tự động

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu tăng cường công tác truyền nhận và kiểm soát dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục.
Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Với mức thuế mới của Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế lên đến 46%, nông sản Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, tuy nhiên phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chúng ta phải tập trung cho chỉ đạo sản xuất, làm sao nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, nhưng lại có thể hạ giá thành để cạnh tranh với các thị trường khác.
Hoàn thiện pháp lý cho mô hình chính quyền hai cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Hoàn thiện pháp lý cho mô hình chính quyền hai cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Nhận thức rõ tính cấp bách của nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy yêu cầu Vụ Pháp chế nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch chi tiết về xây dựng nghị định, thông tư, đồng thời theo dõi sát sao tiến độ triển khai. Với quyết tâm cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp là cơ hội để xây dựng một hệ thống chính quyền hiệu quả, minh bạch và gần gũi hơn với người dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

"Điểm yếu chí tử" cần được giải quyết của trí tuệ nhân tạo (AI)

"Điểm yếu chí tử" cần được giải quyết của trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trỗi dậy mạnh mẽ, len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, từ công việc, giải trí đến y tế và giao thông. Với những tiến bộ vượt bậc trong học máy (machine learning), đặc biệt là học sâu (deep learning), AI đã chứng minh khả năng giải quyết những bài toán phức tạp mà trước đây chỉ con người mới có thể đảm nhận. Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu ấn tượng đó, AI vẫn tồn tại những điểm yếu chí mạng, những "gót chân Achilles" có thể cản trở sự phát triển toàn diện và tiềm ẩn những rủi ro không lường trước.
Đèn bắt muỗi sử dụng tia UV thông minh: Giải pháp mới cho môi trường

Đèn bắt muỗi sử dụng tia UV thông minh: Giải pháp mới cho môi trường

Trong cuộc sống hiện đại, việc bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là từ các loài côn trùng gây hại như muỗi, luôn là một ưu tiên hàng đầu. Muỗi không chỉ gây khó chịu với những vết đốt ngứa ngáy mà còn là trung gian truyền nhiễm của nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, chikungunya và Zika...
Chương trình hợp tác "ba bên" tạo chuỗi liên kết sản xuất dược liệu hữu cơ

Chương trình hợp tác "ba bên" tạo chuỗi liên kết sản xuất dược liệu hữu cơ

Tập đoàn Quế Lâm phối hợp với Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đầu vào hữu cơ, các giải pháp khoa học công nghệ xanh, phục vụ sản xuất dược liệu hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi, hiệu quả cao và bền vững.
Nghiệm thu đề tài chọn giống quýt triển vọng phát triển ở Bắc Kạn

Nghiệm thu đề tài chọn giống quýt triển vọng phát triển ở Bắc Kạn

Ngày 15/4, ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì Hội nghị nghiệm thu Đề tài Đánh giá thực trạng và lựa chọn giống quýt triển vọng phát triển.
Bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) nhìn từ một tổ dân phố

Bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) nhìn từ một tổ dân phố

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành những yếu tố then chốt, mang đến những thay đổi sâu rộng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là tại các khu dân cư. Việc ứng dụng công nghệ này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng thông minh, hiện đại và bền vững.
Tận dụng CO2 để tái chế pin: Một giải pháp xanh cho tương lai

Tận dụng CO2 để tái chế pin: Một giải pháp xanh cho tương lai

Sự bùng nổ của thị trường xe điện và các thiết bị điện tử di động đã kéo theo nhu cầu ngày càng tăng về pin lithium-ion (LIBs). Tuy nhiên, tuổi thọ của pin có hạn, dẫn đến lượng chất thải pin khổng lồ, gây ra những thách thức lớn về môi trường và tài nguyên. Các phương pháp tái chế pin truyền thống thường tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng hóa chất độc hại và tạo ra chất thải thứ cấp, làm giảm tính bền vững của quy trình.
Thử nghiệm nuôi gà ri lai và gà mía theo tiêu chuẩn VietGAHP ở Quảng Bình

Thử nghiệm nuôi gà ri lai và gà mía theo tiêu chuẩn VietGAHP ở Quảng Bình

Sở KH-CN Quảng Bình cùng với Công ty TNHH Chăn nuôi Thanh Tùng tiến hành nuôi thử nghiệm nuôi gà ri lai và gà mía theo tiêu chuẩn VietGAHP ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh...
TP.Hải Phòng và tập đoàn FPT hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số

TP.Hải Phòng và tập đoàn FPT hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số

UBND TP. Hải Phòng và Tập đoàn FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Dự án thụ tinh nhân tạo cho đàn bò mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Cao Bằng

Dự án thụ tinh nhân tạo cho đàn bò mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Cao Bằng

Việc áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên đàn bò đã rất phổ biến trên cả nước vì phương pháp này có ưu điểm: bê con sinh ra có tầm vóc và sức đề kháng tốt, tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm qua đường phối giống tự nhiên... Từ năm 2021, khi Dự án “Cải tạo và phát triển đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” do Viện Chăn nuôi triển khai thực hiện đã cho hiệu quả rõ rệt. Người chăn nuôi tiết kiệm thời gian sinh sản của đàn bò, giảm chi phí, tăng thu nhập, bê con sinh ra có thể trạng tốt hơn so với việc phối giống tự nhiên.
Nên chọn bán nông sản trên thương mại điện tử hay bán hàng truyền thống?

Nên chọn bán nông sản trên thương mại điện tử hay bán hàng truyền thống?

Hình thức bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển mạnh mẽ, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp. So với phương thức bán hàng truyền thống vốn đã quen thuộc từ lâu, TMĐT mang đến nhiều cơ hội mới nhưng cũng có những thách thức riêng.
Ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với UBND huyện Tân Yên về công tác sản xuất và chuẩn bị các điều kiện phục vụ xúc tiến, sẵn sàng cho vụ tiêu thụ vải thiều năm 2025.
Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng nổi bật trong ngành nông nghiệp hiện nay. Để thành công trong việc bán nông sản trực tuyến, có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét và tối ưu hóa. Dưới đây là các yếu tố quan trọng về tiêu thụ nông sản qua TMĐT.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính