Thứ bảy 19/04/2025 06:16Thứ bảy 19/04/2025 06:16 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Xây dựng mô hình chè Shan tuyết hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong khuôn khổ dự án “Phục hồi và quản lý nguồn nước cho lưu vực sông Hồng và sông Tiền tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn và Khu bảo tồn & Du lich sinh thái Đồng Tháp Mười”, ngày 09/11/2023, tổ chức WWF Việt Nam và Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo về xây dựng mô hình chè Shan Tuyết hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam.

Tham dự hội thảo có bà Đặng Thị Bích Hường, Phó chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; Ông Thân Dỹ Ngữ, Giám đốc Công ty THHN Hiệp Thành; bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm chứng nhận phù hợp Mekong Cert; bà Lê Cẩm Thủy, đồng sáng lập Công ty cổ phần phát triển Eco Hà Nội.

Quang cảnh Hội thảo
Bà Đặng Thị Bích Hường, Phó Chủ tịch HHNNHC Việt Nam phát biểu

Về phía lãnh đạo huyện và xã có ông Phạm Văn Đức, Trưởng trạm Khuyến nông huyện; bà Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn; ông Đặng Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã; chị Phạm Thị Hạnh, Giám đốc HTX chè Long Cốc; các ông Trần Ngọc Cường - Giám đốc và ông Trần Đăng Hùng - Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ông Đặng Thế Nhân, quản lý Dự án VFF Việt Nam phát biểu
Ông Đặng Thế Nhân, quản lý Dự án VFF Việt Nam phát biểu

Về phía quản lý dự án WWF Việt Nam có ông Đặng Thế Nhân và ông Nguyễn Xuân Hữu - cán bộ điều phối dự án; cùng với sự có mặt đông đủ của các hộ dân trồng chè Shan Tuyết trong vùng dự án ở thôn Dù, Lấp, Cỏi và Lạng.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Viện Quản lý đất đai và PTNT, Đại học Lâm Nghiệp) trình bày về Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS), cách vận hành và bài học kinh nghiệm triển khai ở các địa phương.

Hội thảo là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, nhất là việc triển khai mô hình chè Shan Tuyết hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam với sự giám sát chất lượng của Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng (PGS) và doanh nghiệp thu mua, tạo chuỗi cung ứng hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho VQG và cộng đồng.

Ông Trần Đăng Hùng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn  ngoài cùng bên trái) tặng sản phẩm chè Shan tuyết cho đại biểu
Ông Trần Đăng Hùng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn ngoài cùng bên trái) tặng sản phẩm chè Shan tuyết cho đại biểu

Việc thực hiện mô hình sản xuất chè Shan Tuyết hữu cơ theo Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) nhằm đáp ứng được các mục tiêu: Xây dựng mô hình sản xuất chè Shan Tuyết hữu cơ bền vững theo tiêu chuẩn PGS Việt Nam được cấp chứng nhận PGS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ đầu ra ổn định. Theo đó, thương hiệu sản phẩm hữu cơ chè Shan Tuyết của Xuân Sơn được người tiêu dùng và doanh nghiệp thu mua biết đến, tin tưởng và sử dụng; góp phần tạo thu nhập bền vững cho người dân sinh sống trong và xung quanh VQG Xuân Sơn.

Bài liên quan

Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá: Vươn tầm OCOP 5 sao

Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá: Vươn tầm OCOP 5 sao

Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá của Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã vinh dự đạt chuẩn OCOP tiềm năng 5 sao, mở ra cơ hội phát triển mới cho đặc sản chè vùng cao này.
"Lá vàng" mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Bản Liền

"Lá vàng" mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Bản Liền

Nhờ cây chè Shan Tuyết, người dân xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có thu nhập cao, ổn định, cải thiện đáng kể đời sống.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đất hiếm là cái gì mà thế giới “sôi” sùng sục

Đất hiếm là cái gì mà thế giới “sôi” sùng sục

Đất hiếm, hay còn gọi là nguyên tố đất hiếm (REE), là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, bao gồm scandium (Sc), yttrium (Y) và 15 nguyên tố thuộc nhóm Lanthan (La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu). Mặc dù tên gọi là "đất hiếm", nhưng thực tế chúng không hiếm trong tự nhiên mà phân tán rộng rãi và khó khai thác, chế biến để tách riêng từng nguyên tố.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước chuyển mới trong kinh tế

Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước chuyển mới trong kinh tế

Quyết định 746/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2025, phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045 do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững và có giá trị gia tăng cao.
Vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, một mô hình sản xuất thân thiện với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh mẽ và bền vững, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Hội thảo đầu bờ mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa ở Quảng Bình

Hội thảo đầu bờ mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa ở Quảng Bình

Tại xã Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình vừa diễn ra hội thảo đầu bờ mô hình thí điểm tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa với sự tham gia của các ban nghành liên quan, viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ và Công ty TNHH Green Carbon Japan Việt Nam.
Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo về giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp

Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo về giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp

Nhân dịp kỷ niệm ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”.
Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Phương pháp sản xuất thực phẩm hữu cơ và nhận diện trên thị trường

Thực phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá đây là sản phẩm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho chính người sản xuất.
Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?
Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ của Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020, với mục tiêu là trang bị, cập nhật kiến thức, thông tin và các kỹ năng cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phục vụ công tác quản lý, tập huấn về NNHC.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng toàn cầu nhờ vào lợi ích bền vững đối với môi trường, sức khỏe con người và giá trị kinh tế và đang dần mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng nhằm giải quyết những thách thức hiện tại để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2025-2030, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và hiện đại.
Tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới hiệu quả

Tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới hiệu quả

Đây là ý kiến của ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại buổi khai giảng lớp tập huấn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày 1/4/2025 tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính