Thứ sáu 04/04/2025 18:06Thứ sáu 04/04/2025 18:06 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ứng dụng công nghệ là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có ứng dụng mã số, mã vạch. Mã số, mã vạch chỉ là một trong nhiều công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ghi nhãn điện tử.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. (Ảnh minh họa)
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ghi nhãn điện tử, giúp cho việc kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm, từ đó các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể ứng dụng để truy xuất nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm, quản lý sản xuất, bán hàng, kho bãi, giao nhận vận chuyển.

Quy định về ghi nhãn điện tử là một cách hỗ trợ, bổ sung cho cách ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống (dán, in, đính, đúc, chạm, khắc…) cho các nhà sản xuất truyền đạt thông tin, các nội dung bắt buộc theo quy định. Ghi nhãn điện tử cho phép một số nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được tạo ra theo phương thức điện tử và hiển thị trên màn hình.

Trong quản lý chất lượng sản phẩm, mã số, mã vạch là yếu tố cơ bản liên kết thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm (công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa); là công cụ phục vụ nhà sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm; người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm; tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.

Mã số, mã vạch giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế thông qua việc: tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu; giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho khai báo, thông quan, tính thuế; hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu.

Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch. Để ngăn chặn gian lận xuất xứ từ việc biến một nước nào đó thành điểm trung chuyển hàng xuất khẩu giả sang nước thứ ba, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ để đảm bảo uy tín của sản phẩm, hàng hóa của quốc gia mình.

Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất
Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cải tạo đất SOFIX Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cải tạo đất SOFIX

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Quy định này phù hợp với Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung Điều 7b về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bao gồm mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, nhãn điện tử và các công nghệ dựa trên nền tảng mã số, mã vạch.

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Bài liên quan

Ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản hữu cơ

Ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản hữu cơ

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ, tính minh bạch trong chuỗi cung ứng trở thành yếu tố then chốt. Những lo ngại về hàng giả, thông tin sai lệch nguồn gốc đã làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Công nghệ blockchain nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, cho phép minh bạch hóa toàn bộ quá trình, củng cố niềm tin và thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp công nghệ cao nở rộ: Lan hồ điệp khoe sắc trong nhà kính hiện đại

Nông nghiệp công nghệ cao nở rộ: Lan hồ điệp khoe sắc trong nhà kính hiện đại

Tỉnh Hà Nam đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC), với những mô hình sản xuất hiện đại, ứng dụng tự động hóa và công nghệ số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp.
Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cải tạo đất SOFIX

Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cải tạo đất SOFIX

Công nghệ SOFIX (Soil Fertile Index – Chỉ số dinh dưỡng đất) ra đời, giúp thực hiện chẩn đoán tính chất vi sinh trên cơ sở khoa học kết hợp với tính chất hóa, lý của đất với 19 chỉ tiêu. Công nghệ mang tính đột phá trong hoạt động “làm đất” để đề xuất phân bón nhằm nâng cao mức sản sinh đất cũng như nâng cao năng suất trong nông nghiệp hữu cơ.
Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất

Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất

Muốn có năng suất cao và ổn định, bền vững phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe đất, đặc biệt, phải chú ý đến việc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng hạn chế trong đất làm suy kiệt "sức khỏe" đất.
Loại bỏ rào cản phát triển hệ thống theo dõi nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

Loại bỏ rào cản phát triển hệ thống theo dõi nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành này, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, việc giải quyết những thách thức hiện tại yêu cầu sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản chủ lực mà còn mở ra hướng đi bền vững, hiệu quả cho người nông dân.
Blockchain: Công nghệ thay đổi thế giới

Blockchain: Công nghệ thay đổi thế giới

Blockchain, một công nghệ sổ cái phân tán, đang tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trong nhiều ngành công nghiệp. Từ tài chính đến chuỗi cung ứng, từ chăm sóc sức khỏe đến bầu cử, blockchain hứa hẹn mang lại sự minh bạch, an toàn và hiệu quả chưa từng có.
Viện Công nghệ Thông tin (ITC): Tích cực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Viện Công nghệ Thông tin (ITC): Tích cực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Viện Công nghệ Thông tin (ITC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một trong những đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Với đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, ITC đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2: Đổi mới, hiện đại, hiệu quả

Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2: Đổi mới, hiện đại, hiệu quả

Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 triển khai vận hành máy CT Scanner 32 lát cắt hiện đại, giúp chẩn đoán nhanh và chính xác nhiều bệnh lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải cho cơ sở chính, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân.
Bình Định: Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 6

Bình Định: Tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 6

Ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi

Na Uy xanh hóa nuôi cá hồi nhờ protein tinh chế từ cỏ tươi

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Na Uy nghiên cứu biến cỏ tươi thành một loại thức ăn có khả năng cạnh tranh với các nguồn protein hiện có trong nuôi trồng thủy sản.
Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn: Người tâm huyết với sự tiến bộ của cộng đồng

Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn: Người tâm huyết với sự tiến bộ của cộng đồng

Trong tiến trình xã hội số hóa, chuyển đổi số và AI trở thành xu hướng tất yếu, tác động sâu rộng đến đời sống. Thấu hiểu điều này, Bí thư chi bộ Đinh Ngọc Sơn đã đề xuất ý tưởng bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi, những người đang khao khát làm chủ công nghệ nhưng thiếu cơ hội tiếp cận.
AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số hóa trong ngành nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số vào chăn nuôi không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh, tạo ra những trang trại thông minh và bền vững.
Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Sử dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi đang tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất thực phẩm, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người chăn nuôi.
Hà Nội chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Hà Nội chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Thành phố để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển đổi số và một số đơn vị trực thuộc liên quan về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Cục.
Drone trong nông nghiệp: Tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Drone trong nông nghiệp: Tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy bay không người lái (drone) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp. Drone không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là một phần không thể thiếu trong quản lý nông nghiệp hiện đại. Việc quản lý drone hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính