Áp dụng công nghệ chuẩn đoán cải thiện “sức khỏe” đất
Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Nếu không có đất cuộc sống của con người rất khó khăn. Đất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. Đất chứa một lượng lớn các vi sinh vật đa dạng. Giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng.
Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất Muốn có năng suất cao và ổn định, bền vững phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe đất, đặc biệt, phải chú ý đến việc ... |
Đất được đánh giá là một tài nguyên vô cùng quý giá, điều kiện sống cho con người, động vật và thực vật trên trái đất.
Thế nhưng, ngày nay đất đai đang trở nên cằn cỗi, suy thoái. Do việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Làm cây trồng mất đi khả năng miễn dịch vốn có của nó. Dẫn đến việc lãng phí phân bón và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất cũng như trong sản phẩm.
Do vậy, muốn có năng suất cao và ổn định, bền vững phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe đất, đặc biệt, phải chú ý đến việc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng hạn chế trong đất làm suy kiệt sức khỏe đất trồng.
Theo Bộ NN-PTNT, sức khỏe đất đang là vấn đề được nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm. Thông tin từ FAO, cho thấy, có tới 95% sản lượng lương thực toàn cầu phụ thuộc vào đất. Tuy nhiên, ước tính một phần ba diện tích đất đai trên thế giới đã bị suy thoái. Các chuyên gia ước tính, xói mòn đất có thể dẫn đến thiệt hại 10% sản lượng cây trồng vào năm 2050.
Ở Việt Nam, 70% diện tích đất nằm trên địa hình đồi núi dốc, nên dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến mất các chất dinh dưỡng, đất thường chua, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, do chủ yếu canh tác lúa nước nên xảy ra hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng theo cả chiều ngang và chiều sâu. Với những vùng thâm canh, hiện tượng canh tác quá nhiều thường gây ra suy thoái và kiệt quệ dinh dưỡng.
Tình trạng thoái hóa đất cũng đang trở nên đáng báo động cả với loại hình thoái hóa tự nhiên (hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc cát, hoang mạc đất nhiễm mặn và hoang mạc đất nhiễm phèn) và thoái hóa do tác động của con người (thâm canh, tăng vụ hoặc cơ giới hóa đồng ruộng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phá rừng, đốt rừng hay xây dựng các hồ chứa, các công trình thủy điện).
Không chỉ vậy, ô nhiễm đất do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, phân bón hóa học cũng đã góp phần tiêu diệt hệ sinh vật có ích trong đất, làm giảm độ tơi xốp, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng từ đó làm ảnh hưởng sức khỏe đất và cây trồng.
Sức khỏe của đất đang đối mặt với nhiều vấn đề. Và thực tế đã chứng minh, đất khỏe cây trồng sẽ khỏe, cây trồng khỏe thì con người khỏe nên sức khỏe đất trồng ngày càng trở nên quan trọng. Vậy, để đất khỏe, đâu là giải pháp?
Từ đó, công nghệ SOFIX (Soil Fertile Index – Chỉ số dinh dưỡng đất) ra đời, giúp thực hiện chẩn đoán tính chất vi sinh trên cơ sở khoa học kết hợp với tính chất hóa, lý của đất với 19 chỉ tiêu. "Cha đẻ" của công nghệ SOFIX là giáo sư Kubo Motoki, đến từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản). Đây là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới, mang tính đột phá trong trong vấn đề sức khỏe đất, giúp đề xuất phân bón nhằm nâng cao độ phì đất và nâng cao năng suất trong nông nghiệp hữu cơ.
Theo Giáo sư Kubo Mutoki, công nghệ SOFIX có nguyên lý là sử dụng tuần hoàn các hợp chất hữu cơ và sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón và thuốc BVTV. SOFIX là công nghệ hài hòa vật chất hữu cơ và vi sinh vật giúp nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường. SOFIX chẩn đoán độ phì nhiêu của đất dựa trên số lượng vi sinh vật.
Cho đến nay, tổng mẫu phân tích SOFIX được thực nghiệm tại Nhật Bản là khoảng 10.000 mẫu. Việc canh tác hữu cơ SOFIX đạt năng suất tương đương hoặc cao hơn canh tác hóa học. Giảm chi phí sản xuất 20-30% bằng việc giảm lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. ngoài ra, chất lượng nông sản tăng lên như: lượng ion nitrat trong nông sản giảm đi và lượng Lycopene tăng lên…
Để cải tạo đất hiệu quả thì việc đánh giá nguồn nguyên liệu hữu cơ rất quan trọng, công nghệ của SOFIX đã phát hiện ra điều này. Qua đó, SOFIX cũng đã phát triển một nguồn nguyên liệu hữu cơ, phân hữu cơ SOFIX có thể phát triển tại nhiều địa phương khác nhau.
Sofix có xu hướng tái sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương để phát triển nền nông nghiệp an toàn. Đây là mô hình phát triển sofix tại Nhật Bản và Sofix mong muốn phát triển mô hình này tại Việt Nam.
SOFIX là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới. |
Tiếp cận công nghệ cải tạo đất SOFIX
Trong bối cảnh nền nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa có một phương pháp phân tích vi sinh đất toàn diện, canh tác vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và trực giác nên gặp nhiều khó khăn để đạt được năng suất ổn định.
Như vậy, muốn cây trồng cho năng suất, chất lượng cao, ít bị sâu bệnh, phụ thuộc rất nhiều vào độ phì (độ màu mỡ) của đất hay có một khái niệm dễ hiểu là sức khỏe đất. Tức là đất có khỏe thì cây trồng khỏe, con người khỏe.
Do vậy, muốn có năng suất cao và ổn định, bền vững phải quan tâm, chăm sóc sức khỏe đất, đặc biệt, phải chú ý đến việc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng hạn chế trong đất làm suy kiệt sức khỏe đất trồng.
Công nghệ SOFIX (Soil Fertile Index) có nghĩa là chẩn đoán tính chất vi sinh trên cơ sở khoa học kết hợp tính chất hóa học và vật lý của đất.
Đây là công nghệ đánh giá đất dựa trên vi sinh đầu tiên trên thế giới, một công nghệ mang tính đột phá trong “làm đất” để đề xuất phân bón nhằm nâng cao mức sản sinh đất và nâng cao năng suất trong nông nghiệp hữu cơ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp Giáo sư Kubo Mutoki, Khoa Khoa học đời sống, Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản tại tại trụ sở Bộ NN&PTNT ngày 13/7/2023. |
Phát biểu tại buổi làm việc với GS. Motoki Kubo, chuyên gia về giải pháp sinh học cho cây trồng và cải tạo đất, Đại học Ritsumekan, Nhật Bản về báo cáo kỹ thuật và phương hướng hợp tác triển khai công nghệ chẩn đoán Chỉ số dinh dưỡng đất (SOFIX) ngày 13/7/2023, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận nền nông nghiệp vẫn vì nhiều lý do mà chưa chú ý đến điều căn bản nhất là dinh dưỡng trong đất.
“Chúng ta tự hào vì cây gì cũng có thể trồng được, nhưng sau đó 3 -4 năm cây dần thoái hóa, vì chất đất không phù hợp, khiến người nông dân chênh vênh, bơ vơ. Với trách nhiệm của những người đứng đầu, chúng tôi đau xót trước thực trạng này”, Bộ trưởng bày tỏ.
Bộ trưởng kêu gọi, đã đến lúc phải định vị lại ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững, để sự tăng trưởng của nền nông nghiệp không phải là sự đánh đổi của môi trường, suy thoái đa dạng sinh học, sức khỏe của người nông dân và phần nào đó là sức khỏe của người tiêu dùng. Bộ trưởng cho rằng, cách tiếp cận SOFIX sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam rất nhiều.
Tại TP. Huế, đã lấy mẫu đất trồng thanh trà tại phường Thủy Biều để đem về Nhật Bản phân tích và đã có đánh giá sơ bộ về dinh dưỡng vùng đất trồng thanh trà hiện nay. Theo đó, đất đạt số lượng vi khuẩn phù hợp, nhưng hàm lượng cacbon, nitơ, phốt-pho, ka-li khá thấp so với tiêu chuẩn SOFIX, có thể do việc sử dụng phân bón hóa học, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Sự chuyển hóa vật chất vẫn còn thấp, tính chất vật lý đất cần cải thiện để tăng độ thoát nước... Trên cơ sở đánh giá bước đầu, GS. Kubo có thư đề xuất UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cải thiện đất vùng trồng thanh trà theo kỹ thuật SOFIX trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã xác định nông nghiệp xanh trong lĩnh vực trồng trọt sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng; việc áp dụng các công nghệ xanh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, bảo vệ đất và nước trong canh tác, hạn chế sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, nông nghiệp công nghệ cao tại Thừa Thiên Huế đang ngày một phát triển.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, hiện nay UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các Chương trình hành động về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn về khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế do đó việc xây dựng Trung tâm thí nghiệm Sofix tại tỉnh Thừa Thiên Huế là phù hợp với định hướng của tỉnh và Trung ương.
Vừa qua UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ SOFIX của Nhật Bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Dù Đồng Nai tuy là tỉnh công nghiệp nhưng rất quan tâm phát triển nông nghiệp. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên gần 5.900km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 79% (462.000ha). Tỉnh có đất canh tác nông nghiệp phong phú, với nhiều loại đất tốt, đặc biệt là đất đỏ bazan thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trước đó, vào tháng 11/2023, đoàn công tác của Đồng Nai đã có chuyến tham quan và làm việc tại Đại học Ritsumeikan về ứng dụng công nghệ SOFIX trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu để nông sản Đồng Nai đạt chất lượng, an toàn, đáp ứng tốt tiêu chuẩn của thị trường thế giới.
Giáo sư Kubo Motoki (thứ 2 từ phải sang) lấy mẫu đất tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) để phân tích, giúp cải thiện độ phì đất, nâng cao chất lượng nông sản. (Ảnh: nongnghiep.vn) |
Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai cho biết, thời gian qua, tỉnh quan tâm phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế xuất khẩu như cao su, tiêu, điều, cà phê... Do đó, tỉnh chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng đến sự bền vững mà trọng tâm là sản xuất theo hướng hữu cơ.
"Nền nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa có một phương pháp phân tích vi sinh đất toàn diện, canh tác vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và trực giác nên rất khó đạt được năng suất ổn định", ông Võ Văn Phi cho hay.
Đây cũng là hai địa phương mà giáo sư Kubo Motoki đã trực tiếp lấy mẫu đất để đưa về Nhật Bản phân tích, đưa ra những đánh giá về hàm lượng, chỉ tiêu trong đất. Trên cơ sở đó góp phần cải thiện độ phì của đất, nâng cao chất lượng nông sản.
Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, trong chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp, lĩnh vực khoa học công nghệ được quan tâm hàng đầu. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, hai Bộ cũng cần có các đầu mối mạng lưới hỗ trợ quá trình thúc đẩy và đồng hành ứng dụng chuyển giao các công nghệ mới, đặc biệt là kết nối các tổ chức khoa học và các chuyên gia nước ngoài và các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Thời gian tới, hai bên sẽ cùng nhau thử nghiệm và đánh giá công nghệ SOFIX.