Phát triển cây dược liệu đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi. - Ảnh minh họa. |
Bắc Kạn là một trong những địa phương giàu tiềm năng về dược liệu nhất các tỉnh miền núi phía Bắc, với hơn 1.000 loài cây thuốc có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao như: Bình vôi, hà thủ ô, khôi nhung tía, ba kích, cát sâm, đẳng sâm, kê huyết đằng... trong đó có 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Nhiều năm nay, tỉnh Bắc Kạn đã hình thành vùng dược liệu tập trung với sự tham gia phát triển cây dược liệu của các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp như: HTX Văn Lang HT, HTX Nông nghiệp Tân Thành, Công ty TNHH Nhà máy Curcumin Bắc Hà, Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Kạn... và các vùng chuyên canh trồng cây quế, hồi tại huyện Bạch Thông; ba kích, hà thủ ô đỏ tại Na Rì; cát sâm, đẳng sâm tại huyện Chợ Đồn...
Việc các doanh nghiệp, HTX tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến dược liệu và tạo được chỗ đứng trên thị trường, kinh doanh khởi sắc đang góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người dân ở các vùng khó khăn.
Trồng nấm theo hướng hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng Tuy trồng nấm theo hướng hữu cơ cho sản phẩm chất lượng, an toàn, độ ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa ... |
Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản hữu cơ ngày một gia tăng trên thị trường trong nước cũng như ... |
Chia sẻ với báo chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Duy Diệp cho biết: Việc phát triển lâm sản ngoài gỗ, nhất là cây dược liệu vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm dược liệu tại các địa phương hạn chế, chủ yếu xuất thô cho các đầu mối trong và ngoài tỉnh thu gom, với giá trị thấp, không ổn định. Việc đưa sản phẩm dược liệu lên sàn thương mại điện tử tiệu thụ gần như không có... Phát triển cây dược liệu đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi.
Cũng theo các chuyên gia nông nghiệp, câu chuyện tại Bắc Kạn đang là nỗi trăn trở khá phổ biến của các tỉnh miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.
Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Đoàn Hoài Nam chia sẻ thông tin với báo chí: Việc trồng và phát triển cây dược liệu trong rừng chưa được quy định trong Luật Lâm nghiệp. Tại Điều 248 của Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi, bổ sung các Điều 53, 54 và 60 của Luật Lâm nghiệp đã quy định về trồng, phát triển cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và cho thuê môi trường rừng để phát triển cây dược liệu được thực hiện theo Quy chế quản lý rừng. Như vậy, để trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, chủ rừng phải xây dựng Phương án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đây là hướng đi mở trong phát triển thu hoạch cây dược liệu trong rừng, tạo điều kiện cho việc phát triển cây dược liệu trong rừng, cũng như quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững.