Thứ năm 22/05/2025 13:01Thứ năm 22/05/2025 13:01 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Kinh nghiệm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bùng nổ đăng ký sản phẩm thuốc BVTV sinh học ở các nước. Tại Hàn Quốc, cho phép bán hàng online thuốc BVTV, nghiêm cấm bán hàng online thuốc BVTV hóa học.
Mông dân Thái Lan chủ yếu sử dụng thuốc BVTV sinh học để bổ sung và thay thế một phần thuốc hóa học. Ảnh minh họa.

Mông dân Thái Lan chủ yếu sử dụng thuốc BVTV sinh học để bổ sung và thay thế một phần thuốc hóa học. Ảnh minh họa.

Thái Lan lập kênh ‘đăng ký nhanh’ thuốc sinh học

Thái Lan là một trong những nước sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học khá nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2020, Thái Lan nhập khẩu trên 98 ngàn tấn thuốc BVTV hóa học, tương đương 945 triệu USD, trong khi đó nhập khẩu thuốc BVTV sinh học khoảng 1,6 triệu USD, mặc dù có một số thuốc BVTV sinh học được sản xuất trong nước.

Giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học, loại bỏ các hoạt chất thuốc hóa học độc hại, tăng sử dụng thuốc sinh học được Thái Lan quan tâm, đặc biệt trong khoảng thời gian 10-15 năm gần đây.

Hiện tại, nông dân Thái Lan chủ yếu sử dụng thuốc BVTV sinh học để bổ sung và thay thế một phần thuốc hóa học. Nghiên cứu tại Thái Lan đã chỉ ra một số khó khăn chính trong việc thúc đẩy sử dụng thuốc BVTV sinh học bao gồm: Hiệu lực của thuốc sinh học thấp hơn và chậm hơn thuốc hóa học; Thời gian bảo quản thuốc ngắn hơn và chất lượng thuốc dễ bị giảm do điều kiện bảo quản; Chuyên tính hẹp và không được phong phú về chủng loại của thuốc BVTV sinh học để đáp ứng nhu cầu của người sản xuất; Người sản xuất có nhận thức và hiểu biết hạn chế trong sử dụng thuốc BVTV sinh học. Ngoài ra, nguồn nhân lực về nghiên cứu, phát triển công nghệ thuốc BVTV sinh học của Thái Lan vẫn còn hạn chế.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học, Thái Lan có quy định về kênh đăng ký nhanh (Fast track registration) đồng thời có sáng kiến ban hành Danh mục thuốc sinh học “độ rủi ro thấp” (minimum risk biopesticides). Năm 2021, số lượng các hoạt chất thuốc sinh học thuộc Danh mục này đã tăng từ 5 lên 17. Đối với các sản phẩm được sản xuất từ các hoạt chất trong Danh mục thuốc sinh học độ rủi ro thấp không cần phải thử nghiệm độc lý học (Toxicology test exempted), vì vậy thời gian chờ đăng ký được rút ngắn xuống còn khoảng 6-12 tháng.

Đối với các loại thuốc sinh học khác, thời gian thực hiện các thủ tục để được đăng ký tại Thái Lan là khoảng 18- 24 tháng, tương tự như ở Mỹ, Úc, nhanh hơn so với ở Nhật Bản và EU.

‘Chiến lược hệ thống thực phẩm xanh’ ở Nhật Bản

Theo Mordor Intelligence (2023), thị trường thuốc BVTV sinh học của Nhật Bản có tổng giá trị năm 2023 khoảng trên 700 triệu USD, dự báo tăng trưởng 12%/năm giai đoạn 2023 - 2028. Nhật Bản là nước có chính sách khuyến khích sử dụng thuốc BVTV sinh học từ những năm 1950s, với lượng lớn, những năm gần đây đứng khoảng thứ 4 - thứ 5 trên thế giới (Tetsuo Tommy Wada, 2016).

Bộ Nông Lâm nghiệp Nhật Bản đã công bố 'Chiến lược hệ thống thực phẩm xanh' vào năm 2021. Ảnh minh họa.

Bộ Nông Lâm nghiệp Nhật Bản đã công bố “Chiến lược hệ thống thực phẩm xanh” vào năm 2021. Ảnh minh họa.

Bộ Nông Lâm nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã sửa đổi Quy định về Hóa chất Nông nghiệp vào năm 2018 và quy định đánh giá lại tất cả các sản phẩm BVTV đã đăng ký tại Nhật Bản phù hợp với thông tin khoa học mới nhất. Chương trình đánh giá lại bắt đầu vào năm 2021, yêu cầu đánh giá lại tất cả các sản phẩm BVTV đã đăng ký cứ sau 15 năm. Các tổ chức, cá nhân đăng ký thuốc được thông báo về việc đánh giá lại trước 2 năm. Mặc dù một số loại thuốc BVTV sinh học đã được đăng ký, MAFF có kế hoạch thiết lập một hướng dẫn mới về thuốc BVTV sinh học, đồng thời đưa ra quy trình đánh giá lại đối với thuốc sinh học.

Năm 2021, MAFF đã công bố “Chiến lược hệ thống thực phẩm xanh” với mục tiêu cải thiện năng suất và tính bền vững của lương thực, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thông qua đổi mới. Tương tự như chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” của châu Âu, “Chiến lược hệ thống thực phẩm xanh” nhằm đạt được một số mục tiêu như không phát thải CO2, giảm 50% rủi ro hóa chất nông nghiệp; giảm 30% sử dụng phân bón hóa học vào năm 2050. Để duy trì các mục tiêu chiến lược, MAFF đang khuyến khích phát triển và giới thiệu thuốc BVTV sinh học cũng như các công nghệ liên quan dựa vào tự nhiên. Với việc thực hiện “Chiến lược hệ thống thực phẩm xanh”, vai trò của thuốc BVTV sinh học trên thị trường nông nghiệp Nhật Bản dự kiến ​​sẽ ngày càng trở nên quan trọng.

Trong công tác quản lý thuốc BVTV sinh học, Nhật Bản rất coi trọng an toàn sinh học, chất lượng, hiệu quả của thuốc và vấn đề sở hữu trí tuệ.

Để thúc đẩy phát triển, ứng dụng các biện pháp sinh học, trong đó có việc sản xuất, sử dụng thuốc sinh học thay thế thuốc hóa học, Hội BVTV sinh học Nhật Bản (Japan Bio-control Association) đã được thành lập vào năm 2016, thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang sản xuất, cung ứng thuốc BVTV sinh học.

4 động lực thúc đẩy tăng trưởng thuốc BVTV sinh học ở Hàn Quốc

Kể từ năm 2001, việc sử dụng thuốc BVTV hóa học ở Hàn Quốc đã giảm dần sau khi tăng từ năm 1970 đến năm 1990. Năm 2020, 16.278 tấn thuốc BVTV đã được sử dụng, giảm so với 16.745 tấn của năm trước. Sự sụt giảm này được lý giải là do nông dân nhận thức rõ hơn về sự cần thiết sử dụng thuốc BVTV sinh học thay thế thuốc hóa học.

Năm 2019, giá trị thị trường thuốc BVTV của Hàn Quốc là 1,26 tỷ USD, trong đó thuốc sinh học là 0,3 tỷ USD. Giá trị thị trường thuốc BVTV sinh học của Hàn Quốc những năm gần đây tăng trưởng khoảng 5-10%/năm.

Các chất kích thích sinh học được Hàn Quốc coi là thuốc BVTV sinh học và được đánh giá là giải pháp mới. Ảnh minh họa.

Các chất kích thích sinh học được Hàn Quốc coi là thuốc BVTV sinh học và được đánh giá là giải pháp mới. Ảnh minh họa.

Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và sử dụng thuốc BVTV tại Hàn Quốc bao gồm:

a) Chính sách tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm nông sản thông qua việc áp dụng hệ thống PLS (Positive List System); theo đó Hàn Quốc yêu cầu kiểm tra ATTP đối với 370 hoạt chất thuốc BVTV trên nông sản thực phẩm, bao gồm khoảng gần 240 hoạt chất được đăng ký tại Hàn Quốc và 134 hoạt chất chưa được đăng ký. Đối với các hoạt chất không được đăng ký tại Hàn Quốc, nước này áp dụng mức MRL mặc định là 0,01ppm hoặc thấp hơn. Quy định này đã khuyến khích việc sử dụng thuốc BVTV sinh học an toàn, không để lại dư lượng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của cây trồng.

b) Hiện tượng kháng thuốc hóa học của nhiều đối tượng sinh vật hại cây trồng như: Bọ trĩ, nhện, nấm phấn trắng… đã khuyến khích người sản xuất sử dụng thuốc sinh học kết hợp hoặc thay thế thuốc hóa học do thuốc hóa học không có hiệu quả.

c) Sự xuất hiện của những sản phẩm thuốc BVTV sinh học mới, với dạng chế phẩm thuận tiện cho việc sử dụng, hiệu quả cao. Khoảng 10 năm trước, không ai tin rằng thuốc trừ sâu sinh học hoặc chất kích thích sinh học sẽ được bán với giá hơn 1 triệu USD mỗi năm dưới dạng một sản phẩm ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, một số sản phẩm đã chứng minh rằng định kiến này chắc chắn là sai. Một loại thuốc diệt nấm sinh học đã đạt doanh thu gần 10 triệu USD hàng năm và một số chất kích thích sinh học đã ghi nhận doanh thu hàng năm hơn 1 triệu USD. Thực tế này chứng tỏ rằng thuốc trừ sâu sinh học và chất kích thích sinh học đang ngày càng được coi trọng hơn và sử dụng rộng rãi, hiệu quả hơn tại Hàn Quốc.

d) Sự phát triển rộng rãi của hình thức giới thiệu và bán hàng online đã góp phần thúc đẩy sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học. Hàn Quốc quy định được phép bán thuốc BVTV sinh học online, trong khi đó hình thức bán hàng này không được phép đối với thuốc BVTV hóa học.

Một điều đáng chú ý là tại Hàn Quốc những năm gần đây, trên thị trường đã xuất hiện các chất kích thích sinh học (bio-stimulants). Các chất này cũng được Hàn Quốc coi là thuốc BVTV sinh học và đang được nông dân đánh giá cao, là một giải pháp mới trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, đặc biệt là tăng khả năng chịu đựng của cây trồng đối với các điều kiện bất thuận như hạn hán, lũ lụt, thay đổi nhiệt độ cao hay thấp và nứt quả. Sự thành công của chất giữ nước trong đất (Smart Water) và chất chống nứt quả (Fitomaat) chứng tỏ xu hướng mới này đang ngày càng phát huy hiệu quả thực tế trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng thuốc BVTV sinh học ở Hàn Quốc.

Brazil: Bùng nổ đăng ký sản phẩm sinh học

Thị trường thuốc trừ sâu sinh học Brazil ước tính đạt khoảng 340 triệu USD vào năm 2021, nhưng dự đoán rằng thuốc trừ sâu sinh học có tiềm năng tăng 107% đến năm 2030, đạt khoảng 700 triệu USD. Đặc biệt, hơn 2,5 triệu ha trồng đậu tương ở Brazil đã được xử lý bằng thuốc sinh học phòng trừ tuyến trùng trong vụ mùa 2018/2019.

Tại Brazil, thuốc sinh học trừ tuyến trùng được sử dụng trên 90% diện tích trồng đậu tương và khoảng 70% tổng lượng thuốc sinh học trừ tuyến trùng được sử dụng trên đậu tương.

Thị trường thuốc BVTV sinh học của Brazil giai đoạn 2023 - 2028 được dự báo tăng trưởng 8.2%/năm.

Thị trường thuốc BVTV sinh học của Brazil giai đoạn 2023 - 2028 được dự báo tăng trưởng 8.2%/năm.

Năm 2013, chỉ có 107 loại thuốc trừ sâu sinh học được đăng ký tại Brazil. Năm 2023, số lượng sản phẩm sinh học được đăng ký ở Brazil là 502 chứng tỏ rằng xu hướng phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học rất mạnh mẽ tại quốc gia này. Thị trường thuốc BVTV sinh học của Brazil giai đoạn 2023 - 2028 được dự báo tăng trưởng 8.2%/năm.

Brazil có quy định cho phép sản xuất thuốc BVTV vi sinh ở quy mô trang trại (on-farm biopesticide production) với mục đích “phi thương mại” (non-commercial purpose) Người sản xuất để tự sử dụng không phải đăng ký thuốc, không cần chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chỉ cần ghi chép nhật ký một số thông tin cơ bản quá trình sản xuất, sử dụng các chủng vi sinh có trong Danh mục đăng ký hoặc các chủng vi sinh bản địa.

nongnghiep.vn

Bài liên quan

Doanh nghiệp góp phần nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên toàn cầu

Doanh nghiệp góp phần nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên toàn cầu

Chủ tịch của Tập đoàn C.P. Soopakij Chearavanont cho biết, Tập đoàn C.P. sẽ đồng hành cùng ngành chăn nuôi Việt Nam để định hướng phát triển ngành bền vững, thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn, vì lợi ích chung của người dân và nền kinh tế quốc gia. Từ đó góp phần nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái đất đai và nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng, nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành một hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Không giống như nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Trong chuỗi hoạt động đó, con người là nhân tố trung tâm, từ hoạch định, canh tác, giám sát đến tiêu thụ sản phẩm.
Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành mối đe dọa toàn cầu, việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với tự nhiên đang là nhu cầu cấp thiết. Tại Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vai trò không chỉ trong việc cung cấp thực phẩm an toàn mà còn trong việc góp phần tái tạo và gìn giữ môi trường sống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam giành 1.800 suất học bổng trị giá gần 30 tỷ đồng cho tân sinh viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam giành 1.800 suất học bổng trị giá gần 30 tỷ đồng cho tân sinh viên

Năm 2025, khi đỗ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các tân sinh viên khóa 70 có thể được nhận học bổng sinh viên tài năng, thắp sáng ước mơ nông nghiệp, nông nghiệp xanh, tôi yêu quê hương gồm 1.800 suất trị giá gần 30 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Khai mạc Chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề năm 2025

Tuyên Quang: Khai mạc Chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề năm 2025

Tối 27/4, tại đường Chiến Thắng Sông Lô, TP.Tuyên Quang đã diễn ra lễ khai mạc chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề Tuyên Quang năm 2025.
[Longform] Ruộng đồng An Thanh “thắp lửa” cho nông nghiệp tử tế

[Longform] Ruộng đồng An Thanh “thắp lửa” cho nông nghiệp tử tế

Từ những thửa ruộng hữu cơ ở An Thanh, Tứ Kỳ, Hải Dương, một nền nông nghiệp tử tế đang được lan tỏa, không chỉ bằng “gạo sạch, rươi lành”, mà bằng cả tình người, lối sống xanh và nhân văn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chữ tín trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chữ tín trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chữ tín đối với chính trị, xã hội, tình cảm rất quan trọng, trong sản xuất và lưu thông sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đây không chỉ là một yếu tố đạo đức kinh doanh mà còn là nền tảng sống còn cho sự phát triển bền vững của cả chuỗi giá trị. Nó kiến tạo niềm tin vững chắc giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng, một yếu tố then chốt đối với một thị trường mà sự minh bạch và chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Tiềm năng và thách thức nuôi cá nước lạnh dưới chân rặng Tây Côn Lĩnh

Tiềm năng và thách thức nuôi cá nước lạnh dưới chân rặng Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh, ngọn núi hùng vĩ được mệnh danh là "nóc nhà Đông Bắc", không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn ẩn chứa tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng cho tỉnh Hà Giang. Trong những năm gần đây, một hướng đi mới đầy hứa hẹn đang được nhiều người dân và doanh nghiệp địa phương quan tâm, đó chính là nuôi cá tầm. Với nguồn nước lạnh, sạch từ các khe suối trên núi cao, khu vực này được đánh giá là có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá giá trị kinh tế cao này.
Gạo Già Dui: Tinh túy đất trời, hồn cốt văn hóa vùng cao Hà Giang

Gạo Già Dui: Tinh túy đất trời, hồn cốt văn hóa vùng cao Hà Giang

Giữa bạt ngàn núi non trùng điệp của vùng cao Xín Mần, miền tây Hà Giang, nơi khí hậu khắc nghiệt và đất đai cằn cỗi tưởng chừng chỉ phù hợp với những loài cây mạnh mẽ, lại ẩn chứa một báu vật nông sản độc đáo: gạo Già Dui. Không chỉ là một loại lương thực nuôi sống bao thế hệ người dân tộc thiểu số, gạo Già Dui còn mang trong mình tinh túy của đất trời, hồn cốt văn hóa và những câu chuyện lịch sử đầy tự hào của vùng đất biên cương này.
Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc, một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, nổi tiếng với Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, một Di sản Địa chất toàn cầu UNESCO. Thoạt nhìn, địa hình núi đá cằn cỗi có vẻ không mấy thuận lợi cho nông nghiệp, nhưng chính điều này lại mở ra những cơ hội độc đáo cho phát triển chăn nuôi bò hữu cơ.
Sầu riêng Đam Rông chính thức được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Sầu riêng Đam Rông chính thức được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Ngày 6/5, UBND huyện Đam Rông ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đam Rông”cho Hợp tác xã Nông nghiệp Công Nghệ Cao Sầu Riêng Đam Rông, tại địa chỉ Thôn Liêng Trang 2, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sản Ban Mê Travel: “Món quà đến từ thiên nhiên”

Đặc sản Ban Mê Travel: “Món quà đến từ thiên nhiên”

Thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Đắk Lắk, vùng đất bazan màu mỡ, trù phú, phù hợp với nhiều loại nông sản mang hương vị đặc biệt không nơi nào có được phản ánh đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng nơi này.
Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Người đánh thức tiềm năng phát triển cây nho ngọt

Xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 25 km, có một vườn nho đặc biệt đang mang lại trái ngọt cho gia đình ông Ma Văn Lê, người uy tín của xóm Đông Sơn. Trong khi nhiều người vẫn hoài nghi việc trồng nho ở vùng núi cao, thì ông Lê bằng đam mê, sự kiên trì và quyết tâm đã chứng minh sự thành công của mình, góp phần lan tỏa tư duy nông nghiệp mới, hiện đại ở vùng cao Cao Bằng.
Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thăm và làm việc tại trang trại cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng

TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch VOAA và ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch VOAA trao Quyết định kết nạp hội viên Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho các ông Vũ Văn Quân, Trần Văn Đông chủ trang trại nuôi cá Koi lớn nhất TP Hải Phòng.
Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Lâm Đồng: Chỉ xuất khẩu sầu riêng khi đảm bảo kiểm soát 100% sản phẩm

Ngày 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 870/SNNMT-TTBVTV, đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Trong những năm gần đây, làn sóng tiêu dùng xanh, bền vững và quan tâm đến sức khỏe đã lan rộng khắp thế giới, tạo cơ hội lớn cho các quốc gia sở hữu lợi thế về nông sản tự nhiên và sản xuất hữu cơ. Việt Nam một quốc gia với hệ sinh thái nông nghiệp phong phú, khí hậu đa dạng và bề dày truyền thống canh tác đang từng bước ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu với những đặc sản hữu cơ mang đậm bản sắc vùng miền.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính