Thứ bảy 19/07/2025 07:09Thứ bảy 19/07/2025 07:09 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thành công nhờ trồng nấm hữu cơ, an toàn sinh học

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, gỗ mục..., toàn bộ quy trình sản xuất nấm được HTX Nông nghiệp dịch vụ Tuấn Cường (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) xây dựng theo quy trình chuẩn sản xuất nấm an toàn sinh học. Hiện HTX đang duy trì sản xuất 3 sản phẩm là nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Năm 2023 được xem là năm thành công khi sản phẩm nấm sò đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, còn sản phẩm nấm linh chi được khách hàng trong và ngoài tỉnh đã đặt mua hết sản phẩm.
Anh Bùi Khánh Cường bên những phôi nấm linh chi chuẩn bị cho thu hoạch.
Anh Bùi Khánh Cường bên những phôi nấm linh chi chuẩn bị cho thu hoạch.

Thất bại không nản lòng

Bùi Khánh Cường đến với nghề trồng nấm từ khoảng 15 năm trước. Thời gian đầu, anh tập trung trồng nấm rơm, nấm sò. Anh tự mày mò tài liệu, học hỏi từ Internet, rồi tham gia các lớp tập huấn về trồng nấm do địa phương, Hội nông dân tổ chức.

Gian nhà trồng nấm của Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Tuấn Cường nằm biệt lập ở thôn Phúc Tâm. Cả gian nhà rộng chừng 60 - 70 m2, gọn gàng những phôi trồng nấm sò, nấm rơm. Riêng khu vực trồng nấm linh chi được sắp xếp riêng, được phân loại thời gian riêng biệt.

Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, gỗ mục..., toàn bộ quy trình sản xuất nấm được anh Cường xây dựng theo quy trình chuẩn sản xuất nấm an toàn sinh học, vừa bảo vệ được môi trường lại vừa giảm chi phí đầu vào. Đầu ra cũng ổn định là các chợ đầu mối, quán ăn, nhà hàng trên địa bàn, nhưng vì thời gian bảo quản các sản phẩm nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ ngắn, nếu thu hái mà không bán được ngay thì nguy cơ đổ bỏ là rất lớn, trong đầu anh Cường luôn nung nấu việc phải chuyển hướng sang các sản phẩm khác.

Ảnh 2: Anh Cường nhận chuyển giao công nghệ trồng nấm linh chi từ tổ chức CWS.
Anh Cường nhận chuyển giao công nghệ trồng nấm linh chi từ tổ chức CWS.

Tìm hiểu thị trường, biết đến loại nấm linh chi vừa có dược tính cao, giá trị kinh tế vượt trội, lại vừa có thời gian bảo quản kéo dài, năm 2022, anh Cường bắt đầu thử nghiệm mô hình trồng nấm linh chi bằng mùn cưa. Cái khó của nguyên liệu này là mùn cưa không được khô quá, cũng không được tươi quá. Vì tươi quá hay khô quá đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của nấm. Vì chưa làm chủ công nghệ, không đếm được bao nhiêu lần đổ đi làm lại, vì phôi không cho ra sản phẩm. Số tiền đổ đi theo từng phôi nấm không dừng lại ở con số vài triệu đồng nữa, mà lên đến vài chục triệu đồng, người nhà khuyên anh nên quay về với các loại nấm truyền thống, nhưng anh Cường bảo, mình không nản lòng, vì không có ai đi đến thành công mà dễ dàng cả.

Thành quả xứng đáng

Hiện anh Cường đang duy trì sản xuất 3 sản phẩm là nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Riêng sản phẩm nấm linh chi thì mới đầu năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hóa phối hợp với tổ chức CWS chuyển giao công nghệ trồng nấm cho Hợp tác xã.

Ảnh 3: Hơn một ngìn phôi nấm linh chi trồng bằng thân cây keo sinh trưởng, phát triển tốt.
Ảnh 3: Hơn một ngìn phôi nấm linh chi trồng bằng thân cây keo sinh trưởng, phát triển tốt.

Quá trình để có phôi nấm bằng cây keo cũng khá phức tạp. Cây được chọn phải là cây keo 3 - 5 năm tuổi. Sau khi cắt khúc dài chừng 12 phân, phôi được ngâm nước vôi rồi cho vào lò hấp thanh trùng trong vòng 15 tiếng để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn. Sau khi hấp thanh trùng, bịch nấm được đưa vào phòng tiến hành làm nguội và cấy giống, sau đó tiến hành ươm sợi nấm trong thời gian từ 20 đến 30 ngày tùy theo điều kiện thời tiết thực tế.

Những ngày đầu chuyển giao công nghệ, anh Cường gần như ăn ngủ ở nhà trồng nấm. Đo nhiệt độ, dự báo thời tiết, những phôi nào không thấy tai nấm lách ra, anh lại phải rạch túi để nấm vươn mình... "Vất vả nhưng thành quả thì xứng đáng!" - anh chia sẻ. Ngày những tai nấm đầu tiên ra đều, màu đẹp, anh Cường như vỡ òa. Cứ thế, những cánh nấm lớn dần, ban đầu chỉ như chiếc vỏ sò, rồi lớn dần lên, nở xòe như những bông hoa. Theo anh Cường, từ khi được chuyển giao kỹ thuật trồng nấm linh chi bằng thân cây keo, tỷ lệ sống của nấm linh chi đạt gần 100%.

Để nâng cao năng suất và giảm sức lao động cho người trồng nấm, Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Tuấn Cường đã đầu tư máy móc để hỗ trợ trong các công đoạn cắt khúc gỗ, nghiền mùn gỗ, máy đóng phôi, đóng bịch nấm…

Năm 2023 là năm thành công với Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Tuấn Cường, khi sản phẩm nấm sò đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Còn sản phẩm nấm linh chi thì hiện giá bán mỗi kg tùy loại là từ 500 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng, hiện đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất trà, dược liệu trong và ngoài tỉnh đặt hàng, không còn sản phẩm để bán ra ngoài thị trường.

Bài liên quan

[Longform] Đưa nấm hữu cơ đi những con đường tử tế

[Longform] Đưa nấm hữu cơ đi những con đường tử tế

Từ 5kg nấm Việt lặn lội gom ở 7 tỉnh, một giấc mơ hữu cơ nảy mầm, được nuôi dưỡng bằng đam mê, kiên định và khát vọng gieo trồng nền nông nghiệp tử tế.
Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Hiệu quả mô hình trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiện đại hóa, những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng. Tại Cao Bằng, tỉnh miền núi nhiều khó khăn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là nấm hương, đang dần mở rahướng đi mới cho người nông dân. Trong số các mô hình nổi bật, cơ sở sản xuất nấm hương Việt Trúc Mai, thuộc xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng được nhiều người biết đến như một điểm sáng tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nấm sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt

Từ mùn cưa đến siêu thị: Hành trình trắc trở của nấm hữu cơ Việt

Nấm hữu cơ đang trở thành một phần trong xu hướng nông nghiệp sạch toàn cầu. Nhưng để đưa sản phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Nấm Tốt Nameco, là một hành trình không hề đơn giản.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Còn lắm những gian nan

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Còn lắm những gian nan

Xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đã và đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Nấm Tốt Nameco. Tuy nhiên, hành trình đó còn nhiều gian nan.
Hành trình vượt khó và ước mơ "xuất ngoại" nấm hữu cơ

Hành trình vượt khó và ước mơ "xuất ngoại" nấm hữu cơ

“Nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch ngày càng lớn và xác định để sản xuất phát triển bền vững, thân thiện môi trường, HTX Nông nghiệp Yên Công (HTX), xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng (Cao Bằng) đã đầu tư trồng nấm hữu cơ, chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế”. Giám đốc HTX Tạ Thị Thu Yên cho biết.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Đắk Lắk: Công ty Cà Phê 721 khẳng định vị thế trong lĩnh vực sản xuất lúa, gạo

Đắk Lắk: Công ty Cà Phê 721 khẳng định vị thế trong lĩnh vực sản xuất lúa, gạo

Công ty TNHH MTV Cà Phê 721 (Công ty Cà phê 721, xã Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025. Với tổng diện tích gieo trồng lên đến 274,7463 ha, công ty đã ghi nhận năng xuất lúa đạt mức trung bình hơn 7 tấn/ha.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
SEPON GROUP đạt doanh thu hơn 926 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

SEPON GROUP đạt doanh thu hơn 926 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng Công Ty Thương Mại Quảng Trị (SEPON GROUP) có doanh thu hơn 926 tỷ đồng, đóng ngân sách địa phương 45 tỷ đồng…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính