Thứ sáu 09/05/2025 21:41Thứ sáu 09/05/2025 21:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Còn lắm những gian nan

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đã và đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Nấm Tốt Nameco. Tuy nhiên, hành trình đó còn nhiều gian nan.
Anh Mai Văn Hưng - Tổng giám đốc Nấm Tốt Nameco giới thiệu về quy trình làm nấm. Ảnh: Duy Khánh
Anh Mai Văn Hưng - Tổng giám đốc Nấm Tốt Nameco giới thiệu về quy trình làm nấm. Ảnh: Duy Khánh

Đa dạng các sản phẩm hữu cơ từ nấm

Sản xuất, chế biến hữu cơ hiện nay là xu hướng tất yếu với nền nông nghiệp. Song con đường để hiện thực hóa xu hướng đó còn không ít gập ghềnh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực tế, như tại Công ty cổ phần Nấm Tốt Nameco (nhãn hiệu Nấm Tốt) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mua bán, chế biến các sản phẩm nấm ăn, dược liệu, để sản phẩm hữu cơ ra tới thị trường, doanh nghiệp còn gặp khó khăn nhất định.

Khởi nghiệp với mô hình trang trại nấm đầu tiên tại Yên Bài, Ba Vì (Hà Nội), hiện nay Nấm Tốt đã có các cơ sở tại Phú Thọ và Bắc Ninh. Sản phẩm chính của Nấm Tốt là nấm hương, nấm sò hương, nấm sò nâu thái.

Anh Mai Văn Hưng, Tổng giám đốc của Nấm Tốt cho biết, trong những năm đầu thành lập, doanh nghiệp đã thành công trong việc nghiên cứu tự sản xuất, phân lập hơn 10 loại giống nấm. Từ đó chủ động được khâu sản xuất hơn 10 chủng giống nấm.

Trong giai đoạn hình thành và phát triển, Nấm Tốt đã áp dụng các công nghệ trồng nấm của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như đầu tư dây chuyền máy móc, chiết xuất dịch nấm.

Không chỉ có các sản phẩm là nấm tươi cung cấp ra thị trường, Nấm Tốt còn có các sản phẩm độc đáo như nấm khô, nấm chế biến , nước cốt lẩu nấm...

Sau 11 năm từ ngày bắt tay vào làm bạn với nấm, anh Hưng cho biết hiện doanh nghiệp có 15 dòng sản phẩm nấm tươi, khô và chế biến sâu.

Một số sản phẩm nấm của Nấm Tốt Nameco. Ảnh: Duy Khánh
Một số sản phẩm nấm của Nấm Tốt Nameco. Ảnh: Duy Khánh

Kết quả kinh doanh của công ty cũng rất khích lệ khi từ mốc 300 triệu đồng năm 2014 đã vọt lên 15 tỷ đồng vào năm 2024.

Sản phẩm của Nấm Tốt hiện đã vào các nhà hàng nổi tiếng, các siêu thị và cơ sở Phật Giáo. Có thể kể tới như: Dalat Mart, Trâu Vàng, Linh Mart, Đức Thành Mart, Clever Food, Kyo Food, Vita market, Làng Việt Mart, 365 Mart... và hệ thống các nhà hàng chay; chùa Khai Nguyên, chùa Yên Đức...

Được biết, công ty đã được cấp chứng nhận nuôi trồng và phân phối các sản phẩm nấm hữu cơ theo quy trình hữu cơ Việt Nam vào năm 2020. Trước đó, doanh nghiệp sản xuất theo hướng VIETGAP.

TSKH. Hà Phúc Mịch – Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (phải) với sản phẩm nấm của Nấm Tốt Nameco. Ảnh: Duy Khánh
TSKH. Hà Phúc Mịch – Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (phải) với sản phẩm nấm của Nấm Tốt Nameco. Ảnh: Duy Khánh

Vẫn còn đó những gian nan

Dẫu đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên theo chia sẻ của Tổng giám đốc Mai Văn Hưng, doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất sản phẩm hữu cơ cũng như phát triển nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn.

Giới thiệu với phóng viên về quy trình sản xuất nấm hữu cơ, anh Mai Văn Hưng cho biết, lợi thế của Nấm Tốt là nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ). Đây là khu vực trồng nhiều keo bồ đề, là đầu vào cho nguyên liệu làm nấm. Nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ với chất lượng tốt là cơ sở để công ty có thể sản xuất mà không lo về nguồn cung.

Cạnh đó, thị trường nấm của Việt Nam cũng còn rất rộng. Đặc biệt, với các sản phẩm hữu cơ, nhu cầu tiêu dùng hiện nay của người dân là rất cao do lợi ích mang lại cho sức khỏe cũng như hương vị thơm ngon.

Dẫu vậy, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và sản phẩm nấm hữu cơ nói riêng vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Cơ hội là vậy, nhưng theo anh Hưng, cái khó của doanh nghiệp nhỏ như Nấm Tốt là nguồn vốn. Hiện nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã có nhiều chính sách, gói vay ưu đã dành cho nông nghiệp xanh, sạch và bền vững. Tuy nhiên, để tiếp cận được các gói vay này là điều còn tương đối khó đối với các doanh nghiệp như Nấm Tốt Nameco.

Anh Mai Văn Hưng với sản phẩm nấm hữu cơ. Ảnh: Duy Khánh
Anh Mai Văn Hưng với sản phẩm nấm hữu cơ. Ảnh: Duy Khánh

Nguyên nhân là do tài sản bảo đảm - rào cản lớn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp thường không có tài sản hữu hình, chỉ tạo ra dòng tiền tương lai nên khó được chấp nhận làm tài sản thế chấp theo tiêu chuẩn tín dụng truyền thống.

Ngoài ra, đối với vấn đề chủ quan, cơ sở vật chất chưa đồng bộ hiện đại, chi phi năng lượng còn cao cũng là thách thức với doanh nghiệp.

Một vấn đề khác với những doanh nghiệp sản xuất hữu cơ như Nameco, đó là giá thành. Sản phẩm hữu cơ thì chắc chắn giá thành sẽ phải cao hơn so với các sản phẩm thông thường. Đặc biệt, với nấm thời gian bảo quản lại ngắn so với các sản phẩm nấm nhập khẩu và kiến thức về nấm sạch của người dân và các nhà tiêu thụ sản phẩm còn yếu và thiếu dẫn tới khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Trong khi đó, mặc dù hệ thống chính sách về phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam bước đầu được hình thành để từng bước chuyển đổi nhận thức và điều chỉnh tổ chức sản xuất nhưng còn phân tán ở nhiều văn bản khác nhau và chưa đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các cơ chế hỗ trợ chưa đủ mạnh và thiếu các cơ chế đặc thù để hiện thực hóa chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất hữu cơ.

Theo các chuyên gia, để các sản phẩm hữu cơ như Nấm Tốt chiếm lĩnh thị trường, mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm ngoài việc doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu, đầu tư công nghệ và chế biến sâu, còn cần hoàn thiện chuỗi nông sản hữu cơ; hoàn thiện chính sách liên quan đến khuyến nông cộng đồng, mô hình, thị trường. Như vậy, việc sản xuất nông sản hữu cơ ở Việt Nam mới bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả trong và ngoài nước.

Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ cho Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8 Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ cho Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Ngày 7/5/2025, tại Phú Thọ, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội, Ban Tổ chức ...

Bài liên quan

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái đất đai và nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng, nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành một hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Không giống như nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Trong chuỗi hoạt động đó, con người là nhân tố trung tâm, từ hoạch định, canh tác, giám sát đến tiêu thụ sản phẩm.
Đắk Nông: Nỗ lực định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đắk Nông: Nỗ lực định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình hữu cơ, nhằm phát triển bền vững, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cao...
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Sau 05 năm triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, bức tranh nông nghiệp Việt Nam đang hiện lên với những gam màu tươi sáng, từ sự gia tăng mạnh mẽ về diện tích canh tác, kim ngạch xuất khẩu, cho đến sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn và hợp tác xã tiên phong. Một hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đang dần thành hình – không chỉ là lựa chọn canh tác mà còn là định hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch ngày càng tăng.
Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc, một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, nổi tiếng với Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, một Di sản Địa chất toàn cầu UNESCO. Thoạt nhìn, địa hình núi đá cằn cỗi có vẻ không mấy thuận lợi cho nông nghiệp, nhưng chính điều này lại mở ra những cơ hội độc đáo cho phát triển chăn nuôi bò hữu cơ.
Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ cho Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ cho Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Ngày 7/5/2025, tại Phú Thọ, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội, Ban Tổ chức "Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8".
Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Những hành vi gây hại đến nông nghiệp hữu cơ của con người

Nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng như một “lời hứa” về thực phẩm an toàn và phát triển bền vững. Thế nhưng, hàng loạt hành vi từ chính con người đang từng ngày phá vỡ lời hứa đó, dù vô tình hay có chủ đích.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tiêu chuẩn Organic vì một nền Nông nghiệp phát triển bền vững

Tiêu chuẩn Organic vì một nền Nông nghiệp phát triển bền vững

Tiêu chuẩn Organic, hay còn gọi là tiêu chuẩn hữu cơ, đóng vai trò là kim chỉ nam, là bộ quy tắc nghiêm ngặt định hướng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ. Đây không chỉ là một chứng nhận sản phẩm mà còn là một triết lý sản xuất toàn diện, hướng đến sự hài hòa giữa con người, thiên nhiên và hệ sinh thái. Với sự gia tăng nhận thức về sức khỏe, môi trường và tính bền vững, tiêu chuẩn Organic ngày càng trở nên quan trọng và được người tiêu dùng trên toàn thế giới tin tưởng lựa chọn.
Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Trong hành trình hữu hạn của mỗi con người, sức khỏe đóng vai trò như một viên ngọc quý, một tài sản vô giá mà không tiền bạc nào có thể mua được. Nó không chỉ đơn thuần là trạng thái không bệnh tật hay ốm đau, mà còn là sự hòa hợp về thể chất, tinh thần và xã hội. Một sức khỏe tốt là nền tảng vững chắc để con người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, theo đuổi đam mê, xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa và đạt được những thành công trên con đường mình đã chọn.
Kiên trì với tiêu chuẩn hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp ở Hợp tác xã Thung Na

Kiên trì với tiêu chuẩn hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp ở Hợp tác xã Thung Na

Hợp tác xã trồng rau sạch Thung Na, ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, một điểm sáng trong phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ tại khu vực phía Bắc. Với tầm nhìn hướng đến sự bền vững, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, Hợp tác xã Thung Na đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường rau sạch, đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực cho các thành viên và người tiêu dùng.
[Longform] Ruộng đồng An Thanh “thắp lửa” cho nông nghiệp tử tế

[Longform] Ruộng đồng An Thanh “thắp lửa” cho nông nghiệp tử tế

Từ những thửa ruộng hữu cơ ở An Thanh, Tứ Kỳ, Hải Dương, một nền nông nghiệp tử tế đang được lan tỏa, không chỉ bằng “gạo sạch, rươi lành”, mà bằng cả tình người, lối sống xanh và nhân văn.
Mô hình tôm lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

Mô hình tôm lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Song hành với sự thăng tiến vượt bậc, ngành này cũng đối mặt vô vàn thách thức về môi trường, kinh tế - xã hội. Chứng nhận ASC ra đời nhằm kiến tạo một chuẩn mực mới, giải quyết những khó khăn nan giải này.
Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Trong những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lối sống xanh và tư duy tiêu dùng bền vững, nông sản hữu cơ dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ các siêu thị lớn ở thành phố cho đến những cửa hàng nhỏ, thậm chí cả trên các nền tảng thương mại điện tử, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được dán nhãn “organic”, “rau sạch”, “không hóa chất”, “an toàn tuyệt đối”. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để đổi lấy sự an tâm khi sử dụng thực phẩm hàng ngày.
Duy trì tiêu chuẩn hữu cơ: Hành trình không ngừng nghỉ

Duy trì tiêu chuẩn hữu cơ: Hành trình không ngừng nghỉ

Việc đạt được chứng nhận hữu cơ chỉ là bước khởi đầu. Để thực sự duy trì các tiêu chuẩn hữu cơ và hưởng trọn vẹn những lợi ích mà nó mang lại, người sản xuất cần một cam kết liên tục và một hệ thống quản lý chặt chẽ. Đây không chỉ là tuân thủ các quy định mà còn là một triết lý sản xuất bền vững, tôn trọng tự nhiên và sức khỏe con người.
Tuân thủ chứng nhận hữu cơ –  bản lề của nông nghiệp hữu cơ

Tuân thủ chứng nhận hữu cơ – bản lề của nông nghiệp hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường. Đây không chỉ là một dấu hiệu trên bao bì sản phẩm mà còn là sự đảm bảo cho một quy trình sản xuất tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về nông nghiệp bền vững, không sử dụng hóa chất tổng hợp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay sinh vật biến đổi gen.
Một góc nhìn về Nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị

Một góc nhìn về Nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị

Trong chuyến hành hương nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước về Quảng Trị vùng đất bị ảnh hưởng bom đạn và hóa chất độc hại nhiều nhất trong chiến tranh, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu về nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ trên mảnh đất gió Lào cát trắng này.
Đề án Phát triển công trình xanh, công trình năng lượng hiệu quả

Đề án Phát triển công trình xanh, công trình năng lượng hiệu quả

Bộ Xây dựng tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến cho dự thảo Đề án Phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng giai đoạn 2022 - 2030 theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.
Xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp toàn cầu là: “Thông minh”

Xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp toàn cầu là: “Thông minh”

Nông nghiệp thông minh đang trở thành xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh và nhu cầu về lương thực, thực phẩm an toàn ngày càng cao. Nông nghiệp thông minh là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), robot, máy bay không người lái (drone)... vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững.
Kiên trì xây dựng và phát triển chuỗi sản phẩm hữu cơ

Kiên trì xây dựng và phát triển chuỗi sản phẩm hữu cơ

Xây dựng chuỗi sản phẩm hữu cơ là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên liên quan, từ người nông dân, nhà sản xuất, nhà phân phối đến người tiêu dùng. Đây chính là một trong những điều kiện thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính