Thứ sáu 09/05/2025 14:25Thứ sáu 09/05/2025 14:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tập trung vào 6 trụ cột để phát triển chăn nuôi bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, để phát triển chăn nuôi bền vững cần tập trung vào 6 trụ cột. Đó là: giống vật nuôi chất lượng; thức ăn chăn nuôi; đảm bảo an toàn dịch bệnh; ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển thị trường và bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa.
Nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ảnh minh họa.

Những năm gần đây, nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ngành chăn nuôi. Một phương thức sản xuất mới - sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững - trong ngành chăn nuôi đang từng bước hình thành và phát triển bền vững.

Các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi được quy định cụ thể tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Nghị định quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu sản xuất trong nước, phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi; chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao hiệu quả chăn nuôi bao gồm: hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn, hỗ trợ mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao, hỗ trợ mua gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ và khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi.

Trước đó, cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều quyết định quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Đó là: Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 và Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển khá mạnh, trong đó có chăn nuôi lợn, góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi và thú y phát biểu tại diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp. Mặc dù dân số đông, Việt Nam vẫn tự chủ về sản phẩm chăn nuôi cho hơn 100 triệu dân và hàng triệu khách du lịch, đồng thời bắt đầu tham gia thị trường quốc tế.

“Về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, Việt Nam đạt 21,5 triệu tấn (chưa tính thủy sản), đứng thứ nhất Đông Nam Á và thứ 8 thế giới. Một số sản phẩm chăn nuôi đã xuất khẩu và được thế giới công nhận như mật ong, lợn, sữa, tổ yến, trứng vịt muối, thịt gà chế biến... Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 33 tỷ USD, đóng góp 26% GDP ngành nông nghiệp và 5% GDP quốc gia. Đây là lý do Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới tham gia vào lĩnh vực này”, ông Kim Đăng chia sẻ.

Cục trưởng Cục chăn nuôi và Thú y lý giải nguyên nhân giá lợn hơi tăng kỷ lục Cục trưởng Cục chăn nuôi và Thú y lý giải nguyên nhân giá lợn hơi tăng kỷ lục
Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học
Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi Những lợi ích trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành chăn nuôi

Báo cáo tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ quý II/2025 khối chăn nuôi và thú y, ngày 19/3, Định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025, Cục trưởng Dương Tất Thắng báo cáo, trong tháng 3 vừa qua, Cục Chăn nuôi và Cục Thú y sáp nhập. Do số lượng cán bộ cơ sở lớn, nằm rải rác ở nhiều chi cục vùng, địa phương nên ưu tiên thời gian tới là phối hợp địa phương tổ chức sắp xếp cơ quan chăn nuôi và thú y.

Do chưa có sự đồng nhất giữa các tỉnh, thành phố về tổ chức bộ máy cơ sở, nơi kết thúc hoạt động Chi cục, nơi hợp nhất, nơi lại giữ nguyên.

Cùng với việc theo dõi sát diễn biến về nguồn cung, giá nguyên liệu, sản phẩm chăn nuôi (trong đó có lợn hơi), Cục Chăn nuôi và Thú y sẽ đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cũng như hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi), Nghị định 106, Chiến lược Phát triển chăn nuôi kèm 6 đề án chuyên ngành.

Tập trung vào 6 trụ cột để phát triển chăn nuôi bền vững
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: "Cần tìm những động lực mới cho chăn nuôi".

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ quý II/2025 khối chăn nuôi và thú y, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, để phát triển chăn nuôi bền vững cần tập trung vào 6 trụ cột. Đó là: giống vật nuôi chất lượng; thức ăn chăn nuôi; đảm bảo an toàn dịch bệnh; ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển thị trường và bảo vệ môi trường.

Ông cũng chỉ ra rằng, các thành tố cấu thành chăn nuôi mới chỉ đảm bảo một phần những yêu cầu này. Chẳng hạn, về giống vật nuôi, Việt Nam hiện tương đối tự chủ về giống lợn nhưng các giống gia cầm thì chưa. Thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài. Các loại thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng còn thiếu. Về nghiên cứu khoa học, các đề tài về chăn nuôi, thú y hiện được triển khai nhiều nhưng từ nghiên cứu đến thực tiễn còn khoảng cách.

"Phải tìm cách làm mới động lực cho ngành chăn nuôi", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh và nói thêm rằng, các đối tượng nuôi cần được mở rộng. Chẳng hạn, ngoài lợn, gia cầm, Cục Chăn nuôi và Thú y cùng đơn vị chuyên môn nên nghiên cứu các quy trình kỹ thuật hướng dẫn người dân chăn nuôi các đối tượng có giá trị cao, nhiều tiềm năng như dâu tằm tơ, dê cừu.

Bài liên quan

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam. Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh.
Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Với mức thuế mới của Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế lên đến 46%, nông sản Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, tuy nhiên phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chúng ta phải tập trung cho chỉ đạo sản xuất, làm sao nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, nhưng lại có thể hạ giá thành để cạnh tranh với các thị trường khác.
Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Quý 1/2025, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 15,71 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước và mục tiêu trong năm nay là đạt 64-65 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường gửi thư chúc mừng “Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8"

Bộ Nông nghiệp và Môi trường gửi thư chúc mừng “Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8"

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng và Nhà nước, trở thành xu hướng sản xuất nông nghiệp trong nước và hội nhập với thế giới. Nhân dịp “Hội nghị Hữu cơ Châu Á lần thứ 8" tổ chức tại Ninh Bình vào tháng 9 năm 2025, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã gửi thư chúc mừng.
AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

AI và công nghệ số thay đổi ngành chăn nuôi lợn như thế nào?

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số hóa trong ngành nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số vào chăn nuôi không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh, tạo ra những trang trại thông minh và bền vững.
Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Mới đây hơn 34.000 hội viên nông dân tỉnh Thái Bình được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, ngoài ra hơn 1.800 lít hóa chất phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng được huyện Thái Thuỵ cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2025 tăng 10,7% đạt 21,15 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2025 tăng 10,7% đạt 21,15 tỷ USD

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 21,15 tỷ USD tăng 10,7%; nhập khẩu đạt 15,97 tỷ USD. Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt khoảng 5,18 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ bảo vệ, phát triển thương hiệu địa phương, thương hiệu Việt Nam

Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ bảo vệ, phát triển thương hiệu địa phương, thương hiệu Việt Nam

Trước xu hướng các nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam từng bước thay thế thương hiệu của các nhà sản xuất trong nước bằng thương hiệu riêng, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, đề xuất các biện pháp hỗ trợ bảo vệ và phát triển thương hiệu địa phương, đồng thời giữ gìn giá trị thương hiệu Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.
Nguồn cung sụt giảm khiến giá dừa châu Á cao kỷ lục

Nguồn cung sụt giảm khiến giá dừa châu Á cao kỷ lục

Do biến đổi khí hậu và sâu bệnh làm nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng khiến giá dừa tại Việt Nam, Philippines, Thái Lan cao kỷ lục.
Thực trạng và hệ lụy của thị trường thực phẩm chức năng

Thực trạng và hệ lụy của thị trường thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, được nhiều người tin dùng với mong muốn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, thị trường Thực phẩm chức năng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro với tình trạng thật giả lẫn lộn, gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành.
Nếp Nàng Hương: Thơm ngát hương trời, đượm tình quê

Nếp Nàng Hương: Thơm ngát hương trời, đượm tình quê

Gạo nếp Nàng Hương, một cái tên gợi lên vẻ đẹp dịu dàng và hương thơm quyến rũ, là một trong những giống lúa nếp đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Không chỉ là một loại lương thực, nếp Nàng Hương còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử và kinh tế sâu sắc, gắn liền với đời sống của người dân, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân, sầu riêng Việt Nam qua thời hoàng kim?

Thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân, sầu riêng Việt Nam qua thời hoàng kim?

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang đối mặt với nhiều cảnh báo về chất lượng, đồng thời có thêm đối thủ cạnh tranh là Lào và Indonesia, Campuchia cùng những đối thủ quen mặt như Thái Lam Malaysia, Philippines khiến vị trí nhà cung cấp sầu riêng số 1 cho thị trường này của nước ta đang bị lung lay dữ dội.
Thuốc chữa bệnh giả và những tác hại khôn lường

Thuốc chữa bệnh giả và những tác hại khôn lường

Thuốc chữa bệnh đóng vai trò tối quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và lưu hành thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang là một vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh và toàn xã hội. Vấn nạn này không chỉ tồn tại ở các quốc gia đang phát triển mà còn len lỏi vào cả những hệ thống y tế tiên tiến, đặt ra thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý và người tiêu dùng.
Tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Vừa có Văn bản gửi Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Sức khỏe món quà vô giá của hạnh phúc và thành công

Trong hành trình hữu hạn của mỗi con người, sức khỏe đóng vai trò như một viên ngọc quý, một tài sản vô giá mà không tiền bạc nào có thể mua được. Nó không chỉ đơn thuần là trạng thái không bệnh tật hay ốm đau, mà còn là sự hòa hợp về thể chất, tinh thần và xã hội. Một sức khỏe tốt là nền tảng vững chắc để con người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, theo đuổi đam mê, xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa và đạt được những thành công trên con đường mình đã chọn.
Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Bảo tồn và phát triển sinh kế ven biển với rong mơ Quảng Ngãi

Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sinh kế ven bờ. Trước thực trạng đó, địa phương phối hợp triển khai dự án bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững nhằm phục hồi môi trường biển và phát triển kinh tế cộng đồng.
Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 12 loại sữa bột giả của Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood bị buộc thu hồi.
Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Việc kinh doanh sản phẩm hữu cơ (organic) trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang là một mảnh đất màu mỡ bởi xu hướng tiêu dùng ngày càng ưu tiên sức khỏe, an toàn và bền vững. Tuy nhiên, để thực sự "gặt hái quả ngọt" từ mảnh đất này, cần có chiến lược khai thác và quản lý đúng cách.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính