Thị trường thức ăn chăn nuôi khu vực châu Á Thái Bình Dương đang tăng trưởng mạnh. |
Quá trình đô thị hóa nhanh và thu nhập tăng cao trong khu vực được cho là động lực chính thúc đẩy ngành thức ăn chăn nuôi ở châu Á Thái Bình Dương. Tại các nước như Ấn Độ, chăn nuôi gia súc tăng nhanh theo sự phát triển dân số, công nghệ thay đổi từng ngày cũng đã giúp ngành thức ăn chăn nuôi phát triển. Ngoài ra, thay đổi nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng cũng là đòn bẩy gia tăng cơ hội tăng trưởng cho các nhà cung cấp và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Sự phát triển và tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu đáng kể về các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sự gia tăng sản xuất công nghiệp thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm và chăn nuôi hỗn hợp được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp ở châu Á Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia, ngành chăn nuôi gia súc phát triển theo logic sẽ thúc đẩy nhu cầu về thức ăn chăn nuôi, do nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm từ động vật của con người.
Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi khu vực châu Á Thái Bình Dương đến năm 2029. |
Bên cạnh đó, nhận thức về lợi ích của việc sử dụng phụ gia thức ăn chăn nuôi để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các bệnh có hại, đã dẫn đến sự chuyển đổi nguồn thức ăn trong chăn nuôi, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của vật nuôi cũng như làm giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa.
Ngoài ra, nhu cầu về thịt hữu cơ ngày càng tăng từ người tiêu dùng ở nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực, cũng như việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi mới và duy trì các tiêu chuẩn chăn nuôi cao,... cũng là động lực để thúc đẩy ngành chăn nuôi và chuỗi thức ăn chăn nuôi phát triển.