Chủ nhật 24/11/2024 15:49Chủ nhật 24/11/2024 15:49 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kết hợp sản xuất hữu cơ với tín chỉ carbon thúc đẩy phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã đạt khoảng 495.000 ha, với các phương pháp canh tác hữu cơ được chứng minh là có khả năng giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.
Mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Khánh Trung (Yên Khánh, Ninh Bình).
Mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Khánh Trung (Yên Khánh, Ninh Bình).

Biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của nó đã hiện hữu và ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi những hành động cấp bách, cụ thể từ các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng trên toàn thế giới. Phát triển thị trường carbon là một trong những giải pháp mà các quốc gia đang triển khai thực hiện trong những năm gần đây để thúc đẩy các hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tìm kiếm nguồn kinh phí để thực hiện.

Tín chỉ carbon, một công cụ kinh tế được thiết kế để giảm phát thải khí nhà kính, hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng mỗi tín chỉ đại diện cho một tấn CO2 hoặc lượng khí nhà kính tương đương được cắt giảm hoặc loại bỏ. Các doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức có thể mua hoặc bán các tín chỉ này, tạo ra động lực kinh tế để khuyến khích việc giảm phát thải. Điều này không chỉ giúp giảm bớt áp lực môi trường mà còn mở ra các cơ hội tài chính mới.

Hiện trên thế giới các nước đã áp dụng các giải pháp phát triển thị trường carbon trong nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính và đóng góp cho mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. Một số khu vực/quốc gia có kinh nghiệm phát triển thị trường carbon bao gồm các nước phát triển Châu Âu, Nhật Bản, Canada; và các nước đang phát triển Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico, Thái Lan.

Các quốc gia đã sử dụng các cơ chế và chính sách khác nhau để phát triển thị trường carbon, nhưng hầu hết đều có các yếu tố chung như áp dụng các hệ thống giá carbon, hỗ trợ phát triển công nghệ sạch và tăng cường năng suất. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần phải xây dựng các cơ chế phù hợp để giám sát và báo cáo về khí thải, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của thị trường carbon.

Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt thông qua sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năm 2023, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã đạt khoảng 495.000 ha, với các phương pháp canh tác hữu cơ được chứng minh là có khả năng giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể. Việc sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học, quản lý đất đai hợp lý, và sử dụng các biện pháp sinh học để kiểm soát dịch hại đều góp phần giảm từ 20% đến 50% lượng CO2 phát thải so với canh tác thông thường, tùy thuộc vào loại cây trồng và điều kiện tự nhiên. Những con số này cho thấy tiềm năng rất lớn của nông nghiệp hữu cơ trong việc giảm thiểu tác động môi trường và tạo ra giá trị kinh tế thông qua tín chỉ carbon.

Những thách thức của thị trường tín chỉ carbon Những thách thức của thị trường tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều thách thức từ cộng đồng, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và minh ...

Tổ chức nào phát hành tín chỉ carbon? Tổ chức nào phát hành tín chỉ carbon?

Tín chỉ carbon có thể được phát hành bởi nhiều tổ chức và cơ quan khác nhau tuy nhiên mỗi bên đều có các quy ...

Tín chỉ carbon có lợi ích gì đối với doanh nghiệp? Tín chỉ carbon có lợi ích gì đối với doanh nghiệp?

Tín chỉ carbon đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích thiết thực ...

T.S Nguyễn Tú Anh phát biểu tại Hội thảo.
T.S Nguyễn Tú Anh phát biểu tại Hội thảo.

Trong đề dẫn Hội thảo “Thị trường tín chỉ carbon: Những biện pháp căn cơ cho phát triển bền vững” tổ chức sáng 26/10, T.S Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) cho biết, theo thông tin từ Viện Thị trường Carbon thế giới, hiện có khoảng 73 cơ chế carbon, tính cả ở thị trường tự nguyện và bắt buộc, đang được vận hành ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Hiện, các cơ chế này đang phủ khoảng 23% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu.

"Việc tham gia thị trường tín chỉ carbon mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại lợi ích môi trường và xã hội, thúc đẩy phát triển bền vững". TS. Nguyễn Tú Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát gần đây của công ty cổ phần tư vấn năng lượng và môi trường có hơn 50% doanh nghiệp trên tổng số 537 doanh nghiệp chỉ biết sơ qua về hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) và thị trường carbon, và chỉ 1,27% doanh nghiệp biết về ETS và thị trường tín chỉ carbon. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có đủ hiểu biết và quan tâm đến thị trường có nhiều ưu thế này. TS. Tú Anh thông tin.

Đề xuất giải pháp căn cơ cho lĩnh vực này, TS Tú Anh cho rằng cần có một hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ xác định rõ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia, nguyên tắc xác định sản phẩm, nguyên tắc xác định quyền sở hữu, quyền định đoạt, nguyên tắc xác định giá cả giao dịch và các chuẩn mực phải tuân thủ. Do thị trường tín chỉ carbon là một dạng thị trường đặc biệt mua bán quyền phát thải và năng lực hấp thụ khí nhà kính, do đó những điều kiện cơ bản trên đây vẫn chưa được đáp ứng.

Sau khi kiểm kê một cách đáng tin cậy, mới có căn cứ để bàn đến việc ban hành hạn mức phát thải, từ hạn mức phát thải mới hình thành nên nhu cầu của thị trường tín chỉ carbon. Như vậy, chặng đường để hình thành và phát triển thị trường tín chỉ carbon ở nước ta vẫn còn nhiều sương mù phía trước. TS. Tú Anh nhìn nhận.

Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam cần phát triển một hệ thống đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) chính xác để đảm bảo tính minh bạch và tin cậy của các tín chỉ carbon được phát hành. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc chứng nhận rằng lượng phát thải đã được giảm và tín chỉ được phát hành thực sự đại diện cho lượng khí nhà kính đã được loại bỏ khỏi khí quyển. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng của nông dân về lợi ích của tín chỉ carbon cũng rất quan trọng. Nông dân cần hiểu rõ cách thức mà canh tác hữu cơ có thể giảm phát thải khí nhà kính, cũng như cách tham gia vào thị trường này để tận dụng lợi ích kinh tế.

Việc tham gia thị trường tín chỉ carbon mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ. Ngoài việc bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp còn có thể tạo ra nguồn thu từ việc bán tín chỉ carbon. Giá trị của một tín chỉ carbon dao động từ 5 đến 30 USD, tùy thuộc vào điều kiện thị trường và mức độ phát thải được giảm thiểu. Số tiền thu được từ việc bán tín chỉ có thể được sử dụng để đầu tư vào công nghệ hiện đại hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bài liên quan

Yên Bái: Khẳng định vị thế tiên phong trong thị trường Carbon rừng

Yên Bái: Khẳng định vị thế tiên phong trong thị trường Carbon rừng

Yên Bái đang nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong trong thị trường carbon rừng đầy triển vọng, bằng việc phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng phong phú với độ che phủ lên tới 63%, kết hợp bảo vệ rừng với nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
"Săn" tín chỉ carbon: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt

"Săn" tín chỉ carbon: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt

Thị trường carbon đang nổi lên như một công cụ quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam tiến tới vận hành thị trường carbon từ năm 2028: Cơ hội và thách thức

Việt Nam tiến tới vận hành thị trường carbon từ năm 2028: Cơ hội và thách thức

Từ tháng 6/2025, Việt Nam sẽ thí điểm thị trường carbon, chính thức vận hành từ năm 2028 và kết nối quốc tế sau năm 2030.
2029: Năm then chốt của doanh nghiệp Việt trước quy định kiểm kê khí thải của AZEC

2029: Năm then chốt của doanh nghiệp Việt trước quy định kiểm kê khí thải của AZEC

Hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi AZEC áp dụng quy tắc chung về kiểm kê và báo cáo khí thải nhà kính từ năm 2029, trùng với thời điểm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động.
Tín chỉ carbon: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ

Tín chỉ carbon: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ

Tín chỉ carbon đang tạo ra cơ hội đáng kể cho Việt Nam trong việc thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi thế giới ngày càng tập trung vào các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Việt Nam có thể tận dụng tín chỉ carbon để phát triển nông nghiệp hữu cơ, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập mới từ việc tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế.
Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Việt Nam thuộc TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát thải carbon cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, trong đó, ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Việt Nam đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới. Không đứng ngoài cuộc, ngành nông nghiệp Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, coi đây là hướng đi dài lâu, bền vững.
Giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính

Giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính

Ngày 15/11, tại huyện Đắk Song, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ để giải pháp canh tác Hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính. Tham dự diễn đàn có các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức nông dân và đại diện các cơ quan chức năng.
Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ

Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội thảo “Nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ” tại thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà.
Châu Âu siết chặt chứng nhận hữu cơ: Tác động và cơ hội cho nông sản Việt

Châu Âu siết chặt chứng nhận hữu cơ: Tác động và cơ hội cho nông sản Việt

Ủy ban Châu Âu vừa ban hành quy định mới siết chặt quản lý chứng nhận hữu cơ cho nông sản nhập khẩu, trong đó có Việt Nam, bổ sung thêm 3 tổ chức được công nhận cấp chứng chỉ này.
Lai Châu: Sản xuất hữu cơ phát triển bền vững cây chè

Lai Châu: Sản xuất hữu cơ phát triển bền vững cây chè

Tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 260 ha chè áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 160 ha (chứng nhận tiêu chuẩn RA 126 ha; chứng nhận VietGAP 10,5 ha; chứng nhận Hữu cơ 23,6 ha); đang triển khai thực hiện trên 100 ha chè áp dụng tiêu chuẩn VietGap.
Phát triển thị trường tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam

Phát triển thị trường tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam

Theo TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.
Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Khát vọng hiện thực hóa giấc mơ “Tăng trưởng xanh”

Kinh tế xanh không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Để có thể hình thành và vận hành được nền kinh tế xanh thì điều tất yếu là phải có được hệ sinh thái kinh tế xanh, xem đây là điều kiện tiên quyết, là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự xuất hiện kinh tế xanh.
Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

Xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất xanh phát triển bền vững

TP. Hà Nội hiện đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành mạng lưới sản xuất xanh và bền vững trên địa bàn.
Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định: Bứt phá với nông nghiệp hữu cơ

Nam Định đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến sản xuất nông sản sạch, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường.
Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Ủ rơm rạ thành phân hữu cơ đang là giải pháp hiệu quả giúp nông dân xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường.
HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hữu cơ.
Hợp tác xã liên kết sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm ổn định cho người dân

Hợp tác xã liên kết sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm ổn định cho người dân

Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thổ Bình (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) thực hiện liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm các hộ dân để vừa bao tiêu đầu ra ổn định cho người dân, vừa nâng tầm thương hiệu nông sản của địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính