Thứ năm 03/07/2025 10:04Thứ năm 03/07/2025 10:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ. Trên các sạp rau, trang thương mại điện tử, hay thậm chí trong các group mua hàng nội trợ, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được giới thiệu là “trồng hữu cơ”, “không hóa chất”, “canh tác tự nhiên”... nhưng hoàn toàn không có giấy tờ kiểm định nào. Dù nhiều người tiêu dùng vẫn mua, nhưng niềm tin đã bị đặt trong trạng thái lưng chừng: “Tin vì cảm tính, nhưng vẫn sợ mình bị lừa.”
“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng
Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ với người tiêu dùng.

Nhiều sản phẩm hữu cơ không có chứng nhận

Theo định nghĩa quốc tế, sản phẩm hữu cơ là sản phẩm được sản xuất theo quy trình không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, phân bón hóa học, hormone tăng trưởng hay giống biến đổi gen. Việc một sản phẩm được công nhận là "hữu cơ" đòi hỏi nó phải trải qua một quy trình kiểm định nghiêm ngặt bởi các tổ chức độc lập như USDA (Hoa Kỳ), EU Organic (Châu Âu), hay tại Việt Nam là tiêu chuẩn PGS, VietFarm hoặc chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được gắn mác “hữu cơ” một cách tự phát. Theo một khảo sát nhỏ không chính thức từ người tiêu dùng tại TP.HCM và Hà Nội, hơn 60% người được hỏi cho biết họ từng mua sản phẩm hữu cơ không có chứng nhận, và gần 70% trong số đó không chắc chắn về độ tin cậy của sản phẩm mình mua.

Vậy vì sai nhiều sản phẩm hữu cơ lại không có chứng nhận. Lý do phổ biến nhất là chi phí chứng nhận quá cao so với khả năng của nông dân sản xuất nhỏ lẻ. Quá trình chứng nhận hữu cơ thường kéo dài từ 1 đến 3 năm, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt và có sự giám sát định kỳ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn thường được xây dựng theo quy chuẩn quốc tế, đôi khi không phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Ngoài ra, thiếu kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật cũng là rào cản lớn. Nhiều nông dân muốn chuyển đổi sang mô hình hữu cơ nhưng không có đủ thông tin, hoặc không có tổ chức trung gian hỗ trợ về kỹ thuật và thủ tục.

Chính vì vậy, họ lựa chọn “hữu cơ theo cách riêng”, nghĩa là làm theo hướng tự nhiên, không hóa chất, nhưng không đăng ký chứng nhận. Tuy nhiên, việc này lại tạo ra lỗ hổng lớn về niềm tin từ phía người tiêu dùng.

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng
Nhiều người tiêu dùng không chắc chắn về độ tin cậy của sản phẩm mình mua.

Không có chứng nhận, người tiêu dùng buộc phải tin vào lời người bán, hoặc đánh giá sản phẩm bằng cảm tính: rau có sâu là sạch, quả không bóng là tự nhiên, hay đơn giản là “mua vì quen mặt người bán”.

Thực tế, đây là môi trường lý tưởng cho việc đánh tráo khái niệm. Một số đối tượng thương mại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, gắn nhãn "hữu cơ" lên các sản phẩm thông thường để nâng giá bán. Điều này khiến thị trường bị nhiễu loạn, đồng thời làm mất lòng tin của người tiêu dùng với cả những người sản xuất thật sự tử tế.

Một vấn đề cốt lõi khác nằm ở chính hệ thống kiểm định khi còn quá tập trung vào tiêu chuẩn quốc tế, thiếu sự thích nghi với thực tiễn sản xuất trong nước.

Hệ thống chứng nhận hữu cơ hiện nay tại Việt Nam còn thiếu tính linh hoạt, thiếu hỗ trợ và chi phí cao. Đặc biệt là với những nông dân quy mô nhỏ, hoặc các hợp tác xã mới hình thành. Họ không đủ lực để theo đuổi các chứng chỉ đắt đỏ, nhưng nếu không chứng nhận thì khó tiếp cận thị trường, còn nếu "tự xưng hữu cơ" thì dễ bị nghi ngờ hoặc gạt khỏi hệ thống phân phối chính thức.

Thêm vào đó, công tác truyền thông và giáo dục người tiêu dùng về cách nhận biết sản phẩm hữu cơ cũng chưa hiệu quả. Người tiêu dùng không có công cụ rõ ràng để phân biệt hàng thật, hàng giả, khiến cho mọi sản phẩm đều bị nghi ngờ một cách đồng đều.

Làm sao để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng

Để phục hồi và xây dựng lại lòng tin, cần sự phối hợp từ nhiều phía, tuy nhiên việc đầu tiên là phải xây dựng phát triển mô hình PGS (Hệ thống đảm bảo có sự tham gia). Mô hình này cho phép chính cộng đồng gồm nông dân, người tiêu dùng và các tổ chức xã hội cùng giám sát và bảo đảm chất lượng. Đây là hướng đi bền vững, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp còn phân tán và nhỏ lẻ.

Việc tăng cường tính minh bạch thông tin khi sử dụng các ứng dụng công nghệ như QR code truy xuất nguồn gốc, blockchain trong chuỗi cung ứng… giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận thông tin minh bạch hơn về nơi trồng, cách canh tác, nhật ký nông trại.

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng
Tăng cường tính minh bạch thông tin khi sử dụng các ứng dụng công nghệ như QR code truy xuất nguồn gốc sẽ giúp người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng vào sản phẩm hữu cơ.

Ngoài ra việc người tiêu dùng cần tự trang bị kiến thức về thực phẩm sạch, học cách đọc nhãn mác, tìm hiểu về các tiêu chuẩn chứng nhận, và xây dựng thói quen mua hàng có kiểm chứng rõ ràng, thay vì chỉ dựa vào cảm tính. Đối với ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và thị trường đầu ra cho các nông dân làm nông nghiệp hữu cơ thật sự. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý và giám sát thị trường để xử lý nghiêm những hành vi gian dối, gây nhiễu loạn lòng tin.

Có thể thấy rằng “hữu cơ nhưng không chứng nhận” là một hiện tượng phản ánh rõ nét những khoảng trống trong quản lý, sự thiếu minh bạch và hệ thống hỗ trợ yếu kém. Nhưng hơn hết, nó cho thấy sự thiệt thòi của người tiêu dùng khi mong muốn một cuộc sống lành mạnh lại bị đặt vào tình huống phải tin bằng cảm tính, hoặc hoài nghi tất cả.

Để xây dựng một thị trường nông sản sạch đúng nghĩa, không chỉ cần người sản xuất làm thật, mà còn cần một hệ thống chứng nhận linh hoạt, công nghệ minh bạch và người tiêu dùng được trao quyền tiếp cận thông tin. Khi đó, niềm tin sẽ không còn là thứ “xa xỉ” trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Bài liên quan

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Đằng sau ánh hào quang của nhãn mác “hữu cơ” là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chứng nhận hữu cơ là thứ tưởng chừng là một “tấm vé vàng” để nâng tầm sản phẩm lại đang trở thành một bài toán đầy thách thức, từ chi phí, kỹ thuật, đến sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra.
Tuân thủ chứng nhận hữu cơ –  bản lề của nông nghiệp hữu cơ

Tuân thủ chứng nhận hữu cơ – bản lề của nông nghiệp hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường. Đây không chỉ là một dấu hiệu trên bao bì sản phẩm mà còn là sự đảm bảo cho một quy trình sản xuất tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về nông nghiệp bền vững, không sử dụng hóa chất tổng hợp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay sinh vật biến đổi gen.
Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thân thiện sức khỏe và môi trường ngày càng gia tăng, việc kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ trở thành “tấm vé thông hành” giúp sản phẩm nội địa có cơ hội xuất khẩu. Một số chứng nhận hữu cơ uy tín tại các nước phát triển như Mỹ (USDA Organic), Liên minh châu Âu (EU Organic) và Nhật Bản (JAS Organic) mang những đặc điểm khác biệt về chuyên môn nhưng đều khắt khe trong khâu kiểm định.
Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
Đam Rông đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận

Đam Rông đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận

Ngày 12/6, UBND huyện Đam Rông (Lâm Đồng) phối hợp với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo đào tạo “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận: Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng vừa được xác lập nhãn hiệu chứng nhận.
11.000 lượt bình chọn dịch vụ người tiêu dùng bình chọn tin cậy

11.000 lượt bình chọn dịch vụ người tiêu dùng bình chọn tin cậy

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố kết quả khảo sát hàng hóa - dịch vụ tin cậy năm 2024, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp cam kết bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
10 chuỗi cửa hàng sản phẩm hữu cơ tốt nhất Hà Nội

10 chuỗi cửa hàng sản phẩm hữu cơ tốt nhất Hà Nội

Hiện nay, vấn đề sức khoẻ và thực phẩm luôn nằm trong Top những mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình hay bất kỳ cá nhân nào. Thời đại công nghệ tiên tiến, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch được mở ra ngày càng nhiều trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn đang trở nên khó khăn. Dưới đây là một số cửa hàng thực phẩm uy tín và chất lượng ở Thủ đô.
Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Những phương pháp kéo dài "tuổi thọ" sản phẩm hữu cơ

Trong thời đại mà sức khỏe và môi trường được đặt lên hàng đầu, thực phẩm hữu cơ đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm hữu cơ để duy trì độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của chúng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Ngành Sầu riêng Việt Nam: Tăng trưởng cần đi đôi với kiểm soát và phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, Sầu riêng đã trở thành một hiện tượng trong ngành hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Từ chỗ là mặt hàng tiềm năng, Sầu riêng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tạo ra giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những biến động trong quý I/2025 cho thấy, ngành hàng này đang đi vào giai đoạn “hậu tăng trưởng nóng”, đòi hỏi một tư duy mới về quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi và phát triển theo hướng bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trên hành trình hội nhập quốc tế

Nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững toàn cầu. Tại Việt Nam, những tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hiện hành được xây dựng nhằm thúc đẩy sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các tiêu chuẩn này có thực sự phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam hay không và điều chỉnh gì để phù hợp hơn với các quy định quốc tế?. Phóng viên (PV) Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam về thực trạng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Vai trò của dữ liệu với báo chí trong kỷ nguyên số

Vai trò của dữ liệu với báo chí trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu đã trở thành một thành tố không thể thiếu, định hình lại gần như mọi khía cạnh của đời sống, và lĩnh vực báo chí cũng không nằm ngoài xu thế đó. Từ việc xác định chủ đề, thu thập thông tin, đến phân tích và trình bày tác phẩm, dữ liệu đóng vai trò trung tâm, nâng cao chất lượng, độ chính xác và sức ảnh hưởng của báo chí.
Đổi mới, trách nhiệm là động lực giúp đất nước phát triển mạnh mẽ

Đổi mới, trách nhiệm là động lực giúp đất nước phát triển mạnh mẽ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ là động lực giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, vươn lên, không chỉ phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP hai con số mà còn bảo đảm một Việt Nam ấm no, hạnh phúc cho các thế hệ mai sau. Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường, diễn ra ngày 1/3/2025.
Các cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể

Các cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể

Trong khuôn khổ chương trình Hội Báo toàn quốc 2025 kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần thứ 2 đã khai mạc chiều 19/6 với 12 phiên thảo luận.
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam: Lan tỏa để hướng đến sứ mệnh và mục tiêu

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam: Lan tỏa để hướng đến sứ mệnh và mục tiêu

Truyền thông đóng vai trò then chốt trong xã hội hiện đại. Nó là cầu nối, truyền tải thông tin, kiến thức, và ý tưởng giữa cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Truyền thông định hướng dư luận, phản ánh đời sống xã hội, và giám sát quyền lực. Nó thúc đẩy giáo dục, văn hóa, giải trí, và tạo dựng bản sắc. Trong kinh tế, truyền thông quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng và xây dựng thương hiệu. Truyền thông là công cụ mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Truyền thông về phát triển nông nghiệp hữu cơ dấu ấn và tiếng gọi trưởng thành

Truyền thông về phát triển nông nghiệp hữu cơ dấu ấn và tiếng gọi trưởng thành

Phát triển nông nghiệp hữu cơ cho nông sản tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng, với môi trường không còn là định hướng mà là một tất yếu hành động. Vì thế, truyền thông, báo chí phải vượt lên tư duy “công cụ hỗ trợ” để trở thành “động lực” phát triển toàn diện, vững vàng…
Báo chí là công cụ tuyên truyền để lan tỏa về giá trị của nông nghiệp hữu cơ

Báo chí là công cụ tuyên truyền để lan tỏa về giá trị của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Vì thế công tác tuyên truyền rất quan trọng và báo chí là một trong những công cụ hữu ích để giúp người sản xuất đến tiêu dùng hiểu về cách làm ra sản phẩm hữu cơ, biết trân trọng những giá trị của nó mang lại đối với con người, môi trường, xã hội và sử dụng có trách nhiệm hơn.
Bác Hồ truyền dạy nghề cho người làm báo

Bác Hồ truyền dạy nghề cho người làm báo

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của báo chí trong việc tổ chức, tập hợp quần chúng tự giác tham gia phong trào cách mạng. Ngay từ những ngày tháng hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập các tờ báo Le Paria, L’ Humanité, để truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Thực tiễn đã giúp người có được một kho kinh nghiệm về hoạt động báo chí.
Cách chọn phân bón hữu cơ phù hợp với cây trồng

Cách chọn phân bón hữu cơ phù hợp với cây trồng

Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn cải tạo đất, tăng độ mùn, kích thích hệ vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, nếu chọn sai loại phân hữu cơ – không hợp với loại đất hay cây trồng – thì tiền mất tật mang, thậm chí khiến cây còi cọc, đất bị chua hoặc thiếu chất.
Áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ và bền vững: Góp phần vào tăng trưởng xanh

Áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ và bền vững: Góp phần vào tăng trưởng xanh

Trong bối cảnh những thách thức lớn về môi trường, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng, khái niệm “tăng trưởng xanh” đã trở thành một xu hướng phát triển quan trọng không chỉ đối với các quốc gia phát triển mà còn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng xanh là một chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà không làm suy giảm chất lượng môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái toàn cầu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính