Thứ bảy 26/04/2025 20:49Thứ bảy 26/04/2025 20:49 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giấc mơ dưa Pepino ngọt lành trên cao nguyên Mộc Châu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Vì Thị Thu Hà - một cô gái trẻ với bản lĩnh vững vàng và khát vọng cháy bỏng về một nền nông nghiệp hữu cơ, xanh, bền vững.
Giấc mơ dưa Pepino ngọt lành trên cao nguyên Mộc Châu
Mộc Châu - vùng đất của những thảo nguyên xanh ngút ngàn và khí hậu trong lành. Ảnh: Quang Dũng.

1

Chúng tôi rời Hà Nội khi trời còn mờ sương, mang theo háo hức khám phá Mộc Châu - vùng đất của những thảo nguyên xanh ngút ngàn và khí hậu trong lành.

Thiên nhiên dường như muốn thử thách những kẻ lữ hành. 8 giờ sáng, khi xe tiến chậm rãi tiến vào đèo Đá Trắng (đèo Thung Khe) nằm trên tuyến quốc lộ 6, nối giữa 2 huyện Tân Lạc, Mai Châu của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km, một bên là núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút, sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế nghiêm trọng.

Chúng tôi buộc phải giảm tốc độ, căng mắt dò dẫm từng đoạn đường quanh co để đảm bảo an toàn. Những biển cảnh báo liên tục xuất hiện, nhắc nhở người đi đường về độ nguy hiểm của con đèo quanh co này.

Thế nhưng ngay khi xe vượt qua con đèo hiểm trở ấy, thêm vài đoạn dốc thử thách tay lái, tiến vào thị xã Mộc Châu, một thế giới khác hoàn toàn khác mở ra trước mắt. Bầu trời trở nên quang đãng hơn, không khí trong trẻo hơn, xua bớt đi cái ẩm ướt còn vương vấn của sương sớm.

Hai bên đường, những cánh đồng hoa cải vàng rực rỡ trải dài, điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa lê và sắc hồng dịu dàng của những nhành đào đầu xuân. Mộc Châu hiện lên như một bức tranh thiên nhiên đầy mê hoặc, khiến chúng tôi không khỏi trầm trồ, để rồi lòng càng thêm rộn ràng mong chờ cuộc gặp gỡ với những con người gắn bó với mảnh đất trù phú này.

2

Điểm đến của chúng tôi là Trang trại hữu cơ Thuận Thiên (thị xã Mộc Châu, Sơn La) - nơi Vì Thị Thu Hà đang từng ngày gieo những hạt giống xanh cho nền nông nghiệp bền vững.

Một góc vườn dưa Pepino của Hà nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Dũng.
Một góc vườn dưa Pepino của Hà nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Dũng.

Gắn bó với nông nghiệp hơn chục năm nay, nhận thấy sự bất cập của phương pháp canh tác truyền thống, Hà đã mạnh dạn chuyển đổi sang hữu cơ. Tuy nhiên con đường đó không hề dễ dàng, từ việc tìm kiếm loại cây trồng phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Mộc Châu, đến những thử nghiệm thất bại liên tiếp, Hà đã trải qua không ít khó khăn.

Hiện nay, Trang trại hữu cơ Thuận Thiên có 3 ha đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017, hiệu lực từ ngày 6/9/2023 đến 5/9/2025. Trong đó, điểm nhấn nổi bật nhất là dưa Pepino, hay còn có tên gọi khác là dưa hấu Nam Mỹ, một loại cây ăn quả trái nhỏ khoảng 200-300g/quả, hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ.

Dưa Pepino được Hà đưa về trồng tại Mộc Châu từ năm 2017, bắt đầu từ thử nghiệm trên 200m2. Nhưng với những ưu điểm nổi trội như hương vị thơm ngon, khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu vùng cao, Hà đã quyết định nhân rộng diện tích. Năm 2023, Hà đã trồng 1.500m2 dưa Pepino và dự định mở rộng lên 1,5ha vào năm 2025.

Hà chia sẻ: “Với phương châm vừa làm vừa thử nghiệm, tôi nhận thấy dưa phát triển ổn định và được thị trường đón nhận. Hiện đã có những khách hàng cố định, như AEON Mall, đặt hàng sản xuất độc quyền. Do không đủ sản lượng cung cấp, năm 2024, tôi đã mở rộng diện tích lên 1ha và dự kiến trong năm 2025 sẽ tiếp tục mở rộng lên 1,5ha”.

Vườn dưa Pepino thuận thiên của Hà đang vào mùa kết trái, căng tròn và ngọt lành. Ảnh: Duy Học.
Vườn dưa Pepino thuận thiên của Hà đang vào mùa kết trái, căng tròn và ngọt lành. Ảnh: Duy Học.

Dưa Pepino là loại cây khá kén điều kiện sinh thái. Cây cần nhiệt độ từ 25-28 độ C, độ cao trên 1.000m so với mực nước biển để phát triển tốt. Nhờ điều kiện lý tưởng tại Mộc Châu, cây dưa phát triển quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ, mang lại năng suất ổn định. Trung bình, một cây có thể cho 5kg quả trong vòng đời 2 năm. Hiện tại, giá bán tại vườn dao động 70.000-80.000 đồng/kg, trong khi giá tại các siêu thị hoặc sàn thương mại điện tử có thể lên tới 140.000 đồng/kg, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, hành trình với dưa Pepino không phải lúc nào cũng thuận lợi. Hà từng xót xa khi phải chứng kiến cả vườn dưa đang đến độ chín, căng mọng, ấp ủ bao tâm huyết bị sóc, chuột cắn nham nhở. “Có ai hiểu được cảm giác đó không? Khi nông sản không chỉ là cây trái, mà còn là giấc mơ, là cuộc đời” - Hà nghẹn ngào chia sẻ.

Nhưng khó khăn mấy cũng không bỏ cuộc, Hà tìm cách bảo vệ vườn tốt hơn, sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cây trồng phát triển hữu cơ bền vững.

3

Hà chia sẻ: “Người ta thường nói, làm nông là nghề của những người kiên nhẫn và yêu thiên nhiên nhất. Tôi tự hỏi, liệu tình yêu này có đủ lớn để tôi tiếp tục? Có đủ để tôi bền bỉ gieo trồng, dù biết rằng rủi ro luôn rình rập? Nhưng rồi, tôi tự nhắc mình: Đừng bỏ cuộc! Mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Nếu sóc, chuột thích dưa Pepino, tôi cần tìm cách bảo vệ vườn tốt hơn. Nếu một mùa vụ thất thoát, những mùa vụ khác sẽ bù đắp”.

“Tôi lau nước mắt, nhìn lại khu vườn. Dù hôm nay có buồn bã hay tiếc nuối, tôi vẫn tin rằng những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Bởi tôi là nông dân - người không chỉ trồng cây, mà còn gieo cả hy vọng!”, Hà kiên định nói.

Dù nông sản hữu cơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và cả môi trường, nhưng việc phát triển thị trường vẫn còn gặp nhiều thách thức. Một trong những rào cản lớn nhất là giá thành sản phẩm cao hơn so với nông sản thông thường, do quá trình canh tác tốn nhiều công sức và sản lượng không thể so sánh với mô hình canh tác truyền thống.

Vì Thị Thu Hà tin rằng, làm nông không chỉ là một công việc, mà là một hành trình đầy trải nghiệm. Mỗi ngày đều mang đến những điều mới mẻ và bất ngờ. Ảnh: Quang Dũng.
Vì Thị Thu Hà tin rằng, làm nông không chỉ là một công việc, mà là một hành trình đầy trải nghiệm. Mỗi ngày đều mang đến những điều mới mẻ và bất ngờ. Ảnh: Quang Dũng.

Hà tâm sự: “Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nông sản hữu cơ. Họ nghĩ rằng rau không phun thuốc là hữu cơ, nhưng thực tế, để đạt chứng nhận hữu cơ, người trồng phải tuân thủ hàng loạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong nhiều năm. Vì thế, việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là yếu tố then chốt để sản phẩm hữu cơ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường”.

Tuy nhiên, Hà vẫn tin rằng cơ hội cho nông sản hữu cơ là rất lớn. Khi thu nhập của người dân ngày càng tăng, họ quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm, sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có sản phẩm an toàn.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, Hà hy vọng có thể tiếp cận thêm nhiều nguồn hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuất.

Ngoài việc canh tác hữu cơ, Hà còn tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, thường xuyên chia sẻ quá trình trồng trọt, chăm sóc cây trồng và thu hoạch nông sản trên Facebook, TikTok, thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Nhờ đó, sản phẩm hữu cơ của Hà không chỉ tiếp cận khách hàng trực tiếp mà còn mở rộng thị trường qua các kênh bán hàng trực tuyến, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.

4

Hà bộc bạch: “Với tôi, làm nông không chỉ là một công việc, mà là một hành trình đầy trải nghiệm. Mỗi ngày đều mang đến những điều mới mẻ và bất ngờ. Có ngày, niềm vui đến từ một bông hoa Pepino đầu tiên nở rộ, báo hiệu mùa trái ngọt sắp về. Có ngày, hạnh phúc đơn giản là nhìn thấy khách hàng thưởng thức những sản phẩm hữu cơ sạch mà tôi đã dày công vun trồng. Và có những ngày, tôi tìm thấy sự bình yên khi đứng giữa vườn, để gió lùa qua từng tán lá, hít sâu và cảm nhận hương thơm của đất trời”.

“Có lẽ vì vậy mà tôi yêu khu vườn của mình - yêu những buổi sớm mai trong lành, yêu hoàng hôn buông xuống trên từng ngọn cây, yêu cả những vất vả, những giọt mồ hôi lấm tấm. Bởi tôi tin rằng, sau tất cả, điều tôi nhận được không chỉ là những vụ mùa bội thu, mà còn là sự thanh thản, là tình yêu thiên nhiên và niềm tin vào những giá trị bền vững mà tôi đang theo đuổi. Vườn Pepino - không chỉ là một khu vườn, mà còn là nơi lưu giữ những xúc cảm trọn vẹn mỗi ngày”, Hà tự hào nói thêm.

sản phẩm hữu cơ của Hà không chỉ tiếp cận khách hàng trực tiếp mà còn mở rộng thị trường qua các kênh bán hàng trực tuyến, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Ảnh: Hồng Thắm.
Sản phẩm hữu cơ của Hà không chỉ tiếp cận khách hàng trực tiếp mà còn mở rộng thị trường qua các kênh bán hàng trực tuyến, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Ảnh: Hồng Thắm.

Hơn cả một người nông dân, Hà là một người mang trong mình giấc mơ lớn - giấc mơ về một nền nông nghiệp hữu cơ, xanh, sạch và bền vững - nơi những người nông dân có thể sống tốt bằng chính những gì họ trồng. Và trên Cao nguyên Mộc Châu, giấc mơ ấy vẫn đang từng ngày được vun đắp, đơm hoa kết trái.

Liệu trong tương lai, những nông trại hữu cơ như của Hà có thể nhân rộng hơn, trở thành một phần quan trọng trong nền nông nghiệp xanh, sạch của Việt Nam? Chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thử thách, nhưng từ trên Cao nguyên Mộc Châu, giấc mơ dưa Pepino của Hà vẫn đang vững bước, từng ngày lan tỏa hy vọng.

Vì Thị Thu Hà khiêm tốn nói: “Tôi không dám chắc mình là người đầu tiên đưa dưa Pepino về Mộc Châu, nhưng tôi tin rằng mình là người đầu tiên phát triển nó thành một sản phẩm hàng hóa. Tôi cũng không nghĩ đó là sự mạnh dạn, mà đơn giản chỉ là niềm tin vào một sản phẩm tốt cho sức khỏe và phù hợp với điều kiện sinh thái của Mộc Châu”.

Bài liên quan

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc canh tác nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến môi trường như độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học…
Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Giải pháp đột phá cho nền nông nghiệp Việt Nam: Hiện đại hóa, bền vững và vươn tầm thế giới

Trong bối cảnh môi trường bị đe dọa, nông nghiệp xanh, phương pháp sản xuất hữu cơ không chỉ là xu hướng, yêu cầu tất yếu trong bối cảnh môi trường bị đe dọa và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao. Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để biến những chính sách này thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
Mô hình tôm lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

Mô hình tôm lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Song hành với sự thăng tiến vượt bậc, ngành này cũng đối mặt vô vàn thách thức về môi trường, kinh tế - xã hội. Chứng nhận ASC ra đời nhằm kiến tạo một chuẩn mực mới, giải quyết những khó khăn nan giải này.
Khởi nghiệp thành công từ mảnh đất cằn

Khởi nghiệp thành công từ mảnh đất cằn

Từ vùng đất vốn khô cằn, nhiễm phèn trong nhiều năm, anh Nguyễn Văn Sáng ở thôn An Tân, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã biến nơi đây thành mô hình trồng trọt, chăn nuôi và mỗi năm có thể thu về hàng tỷ đồng.
Organic Festa Asia 2025: Cánh cửa kết nối ngành Nông nghiệp hữu cơ châu Á

Organic Festa Asia 2025: Cánh cửa kết nối ngành Nông nghiệp hữu cơ châu Á

Lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC) từ ngày 3 đến 5 tháng 9 năm 2025, Organic Festa Asia hứa hẹn sẽ là sự kiện quốc tế quy mô lớn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ tại châu Á. Được tổ chức bởi Messe Düsseldorf (Shanghai) Co., Ltd. phối hợp với IFOAM – Organics Asia, lễ hội này hướng đến việc quảng bá lối sống bền vững, kết nối cộng đồng quốc tế và thúc đẩy hệ sinh thái hữu cơ khu vực phát triển toàn diện.
Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Đằng sau ánh hào quang của nhãn mác “hữu cơ” là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chứng nhận hữu cơ là thứ tưởng chừng là một “tấm vé vàng” để nâng tầm sản phẩm lại đang trở thành một bài toán đầy thách thức, từ chi phí, kỹ thuật, đến sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Mô hình tôm lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

Mô hình tôm lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Song hành với sự thăng tiến vượt bậc, ngành này cũng đối mặt vô vàn thách thức về môi trường, kinh tế - xã hội. Chứng nhận ASC ra đời nhằm kiến tạo một chuẩn mực mới, giải quyết những khó khăn nan giải này.
“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

“Hữu cơ không có chứng nhận” và bài toán lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng

Khái niệm “hữu cơ nhưng không chứng nhận” đã không còn xa lạ. Trên các sạp rau, trang thương mại điện tử, hay thậm chí trong các group mua hàng nội trợ, dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được giới thiệu là “trồng hữu cơ”, “không hóa chất”, “canh tác tự nhiên”... nhưng hoàn toàn không có giấy tờ kiểm định nào. Dù nhiều người tiêu dùng vẫn mua, nhưng niềm tin đã bị đặt trong trạng thái lưng chừng: “Tin vì cảm tính, nhưng vẫn sợ mình bị lừa.”
Các đới khí hậu trên Trái đất, Việt Nam nằm ở đới nào?

Các đới khí hậu trên Trái đất, Việt Nam nằm ở đới nào?

Khí hậu trên Trái Đất vô cùng đa dạng, được hình thành bởi sự tương tác phức tạp giữa bức xạ mặt trời, vị trí địa lý, địa hình, các dòng hải lưu và hoàn lưu khí quyển. Để dễ dàng nghiên cứu và phân loại, các nhà khoa học đã chia bề mặt Trái Đất thành các đới khí hậu khác nhau, dựa trên các đặc điểm chung về nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố thời tiết khác.
Tài chính cho tăng trưởng xanh: Vì một tương lai bền vững

Tài chính cho tăng trưởng xanh: Vì một tương lai bền vững

Tăng trưởng xanh, một mô hình phát triển kinh tế hướng đến sự bền vững môi trường và phúc lợi xã hội, đang ngày càng trở thành trọng tâm toàn cầu. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, nguồn lực tài chính khổng lồ là yếu tố then chốt. Tài chính cho tăng trưởng xanh không chỉ đơn thuần là việc chuyển hướng dòng vốn hiện có mà còn bao gồm việc tạo ra các công cụ, thị trường và cơ chế tài chính mới để hỗ trợ các dự án và sáng kiến xanh. Bài viết này sẽ đi sâu vào tầm quan trọng, các nguồn lực, thách thức và cơ hội của tài chính cho tăng trưởng xanh.
Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu hướng tới 1 tỷ USD cho đầu tư xanh tại Việt Nam

Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu hướng tới 1 tỷ USD cho đầu tư xanh tại Việt Nam

Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu đã hỗ trợ huy động hơn 300 triệu USD cho đầu tư xanh tại Việt Nam và hướng tới con số 1 tỷ USD vào năm 2028.
Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Chứng nhận hữu cơ: Bài toán “khó” cho doanh nghiệp nhỏ

Đằng sau ánh hào quang của nhãn mác “hữu cơ” là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chứng nhận hữu cơ là thứ tưởng chừng là một “tấm vé vàng” để nâng tầm sản phẩm lại đang trở thành một bài toán đầy thách thức, từ chi phí, kỹ thuật, đến sự thiếu ổn định của thị trường đầu ra.
Vai trò và vị thế của nông dân trong HTX nông nghiệp đối với nền kinh tế

Vai trò và vị thế của nông dân trong HTX nông nghiệp đối với nền kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, khu vực nông nghiệp vẫn giữ một vai trò then chốt, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo sinh kế cho hàng triệu người dân. Đáng chú ý, có tới 64% hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên cả nước quy tụ khoảng 3,8 triệu nông dân, một lực lượng lao động và sản xuất to lớn, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.
“Người làm thuê” cho đất, chủ thể kiến tạo tương lai nền nông nghiệp bền vững

“Người làm thuê” cho đất, chủ thể kiến tạo tương lai nền nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng gia tăng, nông nghiệp hữu cơ đang nổi lên như một xu hướng tất yếu và bền vững. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát triển về chất và lượng, một yếu tố không thể thay thế chính là vai trò trung tâm của người nông dân – “người làm thuê” cho đất, những người trực tiếp gắn bó với ruộng đồng, đất đai và chuỗi giá trị nông nghiệp.
Duy trì tiêu chuẩn hữu cơ: Hành trình không ngừng nghỉ

Duy trì tiêu chuẩn hữu cơ: Hành trình không ngừng nghỉ

Việc đạt được chứng nhận hữu cơ chỉ là bước khởi đầu. Để thực sự duy trì các tiêu chuẩn hữu cơ và hưởng trọn vẹn những lợi ích mà nó mang lại, người sản xuất cần một cam kết liên tục và một hệ thống quản lý chặt chẽ. Đây không chỉ là tuân thủ các quy định mà còn là một triết lý sản xuất bền vững, tôn trọng tự nhiên và sức khỏe con người.
Đất hiếm là cái gì mà thế giới “sôi” sùng sục

Đất hiếm là cái gì mà thế giới “sôi” sùng sục

Đất hiếm, hay còn gọi là nguyên tố đất hiếm (REE), là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, bao gồm scandium (Sc), yttrium (Y) và 15 nguyên tố thuộc nhóm Lanthan (La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu). Mặc dù tên gọi là "đất hiếm", nhưng thực tế chúng không hiếm trong tự nhiên mà phân tán rộng rãi và khó khai thác, chế biến để tách riêng từng nguyên tố.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước chuyển mới trong kinh tế

Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước chuyển mới trong kinh tế

Quyết định 746/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2025, phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045 do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững và có giá trị gia tăng cao.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính