Chủ nhật 22/06/2025 14:54Chủ nhật 22/06/2025 14:54 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong những năm gần đây, người dân Đắk Lắk thấy rõ sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông lâm nghiệp. Trong bối cảnh đó, Đắk Lắk đã và đang triển khai nhiều giải pháp trong sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Một HTX tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để đáp ứng với việc thích ứng biến đổi khí hậu.

Biến thách thức thành cơ hội

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho ngành nông, lâm nghiệp tại Đắk Lắk chuyển đổi theo hướng bền vững hơn. Sự kết hợp giữa các giải pháp công nghệ, chính sách và quản lý vững chắc tài nguyên thiên nhiên không chỉ giúp ngành nông, lâm nghiệp thích hợp với biến đổi khí hậu mà còn khuyến khích phần đảm bảo sinh kế dài hạn cho người dân.

Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Ông Nguyễn Thiên Văn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.

Ông Nguyễn Thiên Văn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Hiện nay, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, với trên 36,5% GDP. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân 8,39%/năm, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,... chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho gần 70% lao động của tỉnh. Thế nhưng trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp tại Đắk Lắk. Do đối phó với các hiện tượng khí hậu bất thường, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, và hệ thống tưới tiêu, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Ông Nguyễn Minh Chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thúc đẩy toàn diện và đồng bộ chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với nguồn lực và điều kiện địa phương. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển hiện đại cơ sở hạ tầng nông, lâm nghiệp, tăng cường khả năng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nông, lâm nghiệp bền vững.

Bên cạnh đó, ngoài các mô hình nông nghiệp tích hợp công nghệ thông minh còn có các mô hình liên quan đến quản lý nước và tưới tiêu thông minh được áp dụng trong hầu hết các hệ thống sản xuất cây trồng ở Đắk Lắk như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, cây ăn quả...

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp sạch, thôn Phước Hòa, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk có 196 ha cây sầu riêng và là một trong những đơn vị tiên phong trong sử dụng thiết bị đo dinh dưỡng đất Enfarm và hệ thống giải pháp AIGU Smart Farm nhằm kiểm tra chế độ dinh dưỡng đối với cây trồng và dự báo thời tiết.

Ông Mai Đình Thọ - Chủ tịch Hội đồng quản trị, HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch chia sẻ: Việc áp dụng thiết bị đo dinh dưỡng đất Enfarm và hệ thống giải pháp AIGU Smart Farm trên cây sầu riêng đã mang lại nhiều lợi ích cho việc canh tác, đặc biệt trong việc tối ưu hóa năng suất và chất lượng trái. Thiết bị Enfarm giúp đo lường chính xác các chỉ số dinh dưỡng và tình trạng đất, cho phép người nông dân điều chỉnh phân bón và chăm sóc cây phù hợp theo từng giai đoạn phát triển. Cùng với đó, hệ thống AIGU Smart Farm tích hợp các công nghệ tự động hóa trong quản lý nước và điều kiện khí hậu, giúp cây sầu riêng phát triển trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro do thời tiết và tối ưu hóa nguồn tài nguyên. Nhờ áp dụng các giải pháp này, năng suất và chất lượng của sầu riêng đã được cải thiện đáng kể, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường canh tác.

Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững

Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Tỉnh Đắk Lắk đã chủ động tổ chức Hội thảo khoa học sản xuất nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Đắk Lắk đã và đang quyết tâm vào việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng bền vững, với các chiến lược trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Đăk Lăk chú trọng sử dụng các giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt với hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh, như các giống lúa và cà phê lai tạo, giúp đảm bảo năng suất ổn định. Đồng thời, phát triển mô hình nông lâm kết hợp giúp điều hòa khí hậu, tăng độ che phủ và giữ ẩm cho đất, giúp nông dân đa dạng hóa nguồn thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai các biện pháp giúp nông dân giảm bớt thiệt hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Phát triển mô hình nông lâm kết hợp giúp điều hòa khí hậu, tăng độ che phủ và giữ ẩm cjo đất, giúp nông dân đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Khuyến khích người nông dân thay đổi phương pháp canh tác hiện đại như: Thực hiện Hệ thống tưới tiết kiệm nước giúp cung cấp lượng nước phù hợp cho cây trồng và tiết kiệm nước, đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn hạn hán. Hệ thống này còn có thể kết hợp với cảm biến đo độ ẩm đất để tự động điều chỉnh tưới nước khi cần thiết. Sử dụng các thiết bị IoT (Internet of Things) để theo dõi tình hình thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ và dinh dưỡng của đất. Áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững như canh tác hữu cơ, tuần hoàn tài nguyên nông nghiệp (sử dụng phế phẩm từ chăn nuôi hoặc nông nghiệp khác) giúp cải thiện sức khỏe đất, giữ nước tốt hơn và giảm phụ thuộc vào hóa chất.

Sử dụng nhà kính hoặc các vật liệu che phủ đất giúp bảo vệ cây trồng khỏi những biến đổi khí hậu đột ngột và duy trì độ ẩm ổn định cho đất, tránh hiện tượng bốc hơi nước nhanh. Áp dụng các phương pháp quản lý đất như trồng cây che phủ, luân canh cây trồng, trồng xen canh giúp duy trì độ màu mỡ của đất và giảm xói mòn. Những phương pháp này giúp đất có khả năng hấp thụ nước tốt hơn, hạn chế mất nước do bốc hơi.

Ứng dụng hệ thống cảnh báo sớm và dự báo thời tiết, giúp người dân nắm bắt kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan và điều chỉnh lịch trình canh tác hợp lý. Điều này có thể giảm thiểu rủi ro từ thiên tai như lũ quét hoặc hạn hán.

Bài liên quan

Truyền thông về phát triển nông nghiệp hữu cơ dấu ấn và tiếng gọi trưởng thành

Truyền thông về phát triển nông nghiệp hữu cơ dấu ấn và tiếng gọi trưởng thành

Phát triển nông nghiệp hữu cơ cho nông sản tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng, với môi trường không còn là định hướng mà là một tất yếu hành động. Vì thế, truyền thông, báo chí phải vượt lên tư duy “công cụ hỗ trợ” để trở thành “động lực” phát triển toàn diện, vững vàng…
Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Truyền thông đóng vai trò then chốt thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; 5 năm Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 có hiệu lực, bộ mặt ngành nông nghiệp nói chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Báo chí Cách mạng Việt Nam, phóng viên Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ghi lại chia sẻ của lãnh đạo ngành, địa phương về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vai trò của truyên thông, báo chí trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay.
Báo chí là công cụ tuyên truyền để lan tỏa về giá trị của nông nghiệp hữu cơ

Báo chí là công cụ tuyên truyền để lan tỏa về giá trị của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Vì thế công tác tuyên truyền rất quan trọng và báo chí là một trong những công cụ hữu ích để giúp người sản xuất đến tiêu dùng hiểu về cách làm ra sản phẩm hữu cơ, biết trân trọng những giá trị của nó mang lại đối với con người, môi trường, xã hội và sử dụng có trách nhiệm hơn.
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình tri ân và cống hiến

Tạp chí Hữu cơ Việt Nam với hành trình tri ân và cống hiến

Ngày 20/6/2025, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/ Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam long trọng tổ chức Lễ gặp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sữa chua Trân châu Hạ Long: mềm mịn, dẻo dai, món ngon bên bờ di sản

Sữa chua Trân châu Hạ Long: mềm mịn, dẻo dai, món ngon bên bờ di sản

Giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long, nơi những đảo đá vôi sừng sững vươn mình trên làn nước xanh biếc, không chỉ có hải sản tươi ngon làm say lòng du khách. Bên cạnh đó, một món ăn vặt tưởng chừng quen thuộc nhưng lại mang hương vị và phong cách độc đáo, đã trở thành một "đặc sản" không chính thức, một làn gió mới thổi vào ẩm thực Hạ Long: Sữa Chua Trân Châu. Không đơn thuần là sự kết hợp giữa sữa chua và trân châu, món ăn này đã được nâng tầm, mang đến một bản giao hưởng mềm mịn, dẻo dai, ngọt ngào và thanh mát, trở thành một trải nghiệm thú vị cho bất kỳ ai đặt chân đến vùng đất di sản này.
Việt Nam đang sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

Việt Nam đang sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với điều kiện tự nhiên thuận lợi Việt Nam đã và đang sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Đắk Lắk: Nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm

Đắk Lắk: Nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm

Trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khắt khe với yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm (ATTP), tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và Môi trường cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của toàn ngành trong giai đoạn 2022–2024 và những định hướng chiến lược cho giai đoạn tới.
Phở Hà Nội: Tinh hoa ẩm thực, hồn cốt Thăng Long ngàn năm

Phở Hà Nội: Tinh hoa ẩm thực, hồn cốt Thăng Long ngàn năm

Giữa lòng Hà Nội ngàn năm văn hiến, phở không chỉ là một món ăn mà đã trở thành một biểu tượng văn hóa, một phần không thể tách rời của đời sống tinh thần người Tràng An. Từ những gánh hàng rong len lỏi khắp phố phường xưa cũ đến những nhà hàng sang trọng, phở Hà Nội mang trong mình hương vị tinh tế, thanh tao, gói trọn hồn cốt của đất kinh kỳ.
Giải quyết "điểm nghẽn của điểm nghẽn" bất cập trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Giải quyết "điểm nghẽn của điểm nghẽn" bất cập trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, "đột phá của đột phá", được Đảng, nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt trong thời gian qua, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đây vẫn được xác định là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", đơn cử như những vướng mắc, bất cập trong quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Mì Quảng - Bản hòa tấu hương vị, hồn quê hương xứ Quảng

Mì Quảng - Bản hòa tấu hương vị, hồn quê hương xứ Quảng

Giữa miền Trung nắng gió, Quảng Nam không chỉ níu chân du khách bởi phố cổ Hội An trầm mặc hay thánh địa Mỹ Sơn huyền bí, mà còn quyến rũ bởi một món ăn dân dã, đậm đà bản sắc: Mì Quảng. Sợi mì vàng óng ả, nước dùng sánh quyện, cùng đủ loại topping phong phú đã tạo nên một bản hòa tấu hương vị độc đáo, gói trọn hồn quê xứ Quảng trong từng tô mì.
Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Vươn lên thoát nghèo nhờ liên kết sản xuất ớt bản địa

Với mong muốn thay đổi tư duy, cách làm và có thu nhập ổn định cho người dân bản địa, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy (Tổ hợp tác Na Đẩy).
Quảng Bình: Tập huấn nuôi cá ngạnh thương phẩm cho bà con nông dân

Quảng Bình: Tập huấn nuôi cá ngạnh thương phẩm cho bà con nông dân

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình vừa mở lớp tập huấn kỷ thuật nuôi cá ngạnh thương phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn huyện Bố Trạch.
“Tinh chất quý” từ củ nghệ nếp vàng của vùng núi cao Bắc Kạn

“Tinh chất quý” từ củ nghệ nếp vàng của vùng núi cao Bắc Kạn

Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà là đơn vị đi đầu trong công nghệ Nano đặc biệt chiết xuất tinh chất quý từ củ nghệ nếp vàng vùng núi Bắc Kạn (khoa học đặt tên là Curcumin) trên dây chuyền công nghệ hiện đại kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào theo quy trình GACP-WHO và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP của Bộ Y Tế và ISO 22000.
Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh: Ngọt ngào tình đất, đậm đà hồn quê

Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh: Ngọt ngào tình đất, đậm đà hồn quê

Giữa miền Trung gió Lào cát trắng, Hà Tĩnh không chỉ nổi tiếng với những câu hò ví dặm sâu lắng mà còn níu chân du khách bởi một thức quà dân dã, ngọt ngào: kẹo cu đơ. Thứ kẹo giản dị ấy gói trọn hương vị đặc trưng của vùng đất, thấm đượm tình người chân chất và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực nơi đây.
Cây Sâm đất ở Bắc Giang: "Vàng Xanh" tiềm năng

Cây Sâm đất ở Bắc Giang: "Vàng Xanh" tiềm năng

Vùng đất trung du Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với những loại cây trồng đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Trong những năm gần đây, cây sâm đất, hay còn gọi là sâm nam núi Dành, đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là một cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương.
Cao Bằng: Tổ chức Tuần hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cao Bằng: Tổ chức Tuần hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 16 – 19/5/2025, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Chương trình “Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính