Thứ ba 18/03/2025 08:13Thứ ba 18/03/2025 08:13 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đắk Lắk: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Vài năm trở lại đây, du khách thành thị có xu hướng du lịch theo kiểu khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, đời sống ở nông thôn, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã được tỉnh Đắk Lắk chú trọng, từng bước phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách đến với địa phương, bởi vậy nếu tiếp tục được quan tâm thì với những lợi thế, tiềm năng của tỉnh Đắk Lắk, du lịch nông nghiệp, nông thôn sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
Đắk Lắk: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch bền vững
Mô hình trồng nấm công nghệ cao của anh Đoàn Xuân Trường đã từng bước khẳng định được thương hiệu

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch được xây dựng, tổ chức dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mô hình trải nghiệm này chủ yếu diễn ra tại nông trại, trang trại hoặc thôn xóm, bản làng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách. Thời gian qua, loại hình du lịch này đã và đang nở rộ tại nhiều khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, mang lại nhiều giá trị to lớn cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp quảng bá văn hoá, đặc sản địa phương và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

Hiện nay, Tây Nguyên đã phát triển thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước. Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm, nên các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô lai, sắn (mì)...

Tận dụng những tiềm năng này, thời gian qua, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân đã đồng hành cùng tạo ra những sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp. Nhiều người trẻ tại địa phương đã tạo ra tour du lịch thu hút du khách khám phá, trải nghiệm đồng quê, nghỉ dưỡng kết hợp với tìm hiểu văn hóa bản địa, thưởng thức ẩm thực truyền thống, tham quan nơi làm nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, ủ rượu ca cao…

Đắk Lắk: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch bền vững

Hỗ trợ nông dân tiếp cận, sử dụng phân bón hữu cơ

Tp.Buôn Ma Thuột đã hỗ trợ xây dựng 6 mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với du lịch, với tổng kinh phí 6,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 2,8 tỷ đồng.

Một trong những mô hình tiêu biểu là mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê, sầu riêng hữu cơ gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn xã Ea Tu (Tp.Buôn Ma Thuột). Mô hình này do Hợp tác xã Công Bằng Ea Tu làm chủ trì, liên kết với 17 hộ dân với diện tích 19,5ha. Các hộ tham gia liên kết được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chứng nhận hữu cơ. Đồng thời, được hỗ trợ phân bón, bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường; được hỗ trợ máy móc, trang thiết bị chế biến.

Tại xã Hòa Thuận, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cây sầu riêng gắn với du lịch trải nghiệm sinh thái cũng đạt được nhiều thành công. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thuận Thành Đạt Lý làm chủ trì thực hiện, liên kết với 15 hộ dân với diện tích 13,5 ha. Các hộ tham gia liên kết được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chứng nhận VietGAP, được hỗ trợ hệ thống tưới thông minh, bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường.

Đắk Lắk: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch bền vững
Du khách tham quan cánh đồng lúa nước tại xã Yang Tao, huyện Lắk

Hay mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị gắn với du lịch cộng đồng, trải nghiệp tại xã Hòa Phú do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Phú Xanh làm chủ trì, liên kết với 6 hộ dân thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cá lăng. Các hộ tham gia liên kết không chỉ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chứng nhận VietGAP, mà còn được hỗ trợ giống cá, bao tiêu sản phẩm, trang thiết bị sản xuất, kinh doanh.

Công ty Cổ phần Thực phẩm xanh Thành Đồng cũng đã xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao liên kết chuỗi giá trị trên các sản phẩm nấm ăn tại xã Hòa Khánh, liên kết với 5 hộ dân. Theo đó, các hộ dân tham gia được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chứng nhận VietGAP, hỗ trợ xây dựng hệ thống nhà trồng nấm, đảm bảo bao tiêu sản phẩm...

Đặc biệt, các hộ dân tham gia các mô hình nói trên đều được tập huấn bồi dưỡng kỹ năng về du lịch, tạo điều kiện tham gia chuỗi cung ứng các hoạt động trải nghiệm du lịch.

Hiện nay, Tp.Buôn Ma Thuột đã có 3 địa điểm được công nhận là điểm du lịch gồm: Buôn Ako Dhong, buôn Tơng Jú và điểm du lịch Thành Đồng. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản mà còn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa phương.

Với những ưu thế nông nghiệp sẵn có, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh đã nắm bắt cơ hội nhằm phát huy tiềm năng du lịch địa phương.

Đắk Lắk có 650.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đa số là đất bazan màu mỡ, rất phù hợp để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, hồ tiêu, sầu riêng… Toàn tỉnh hiện có 237 sản phẩm OCOP (trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao, 206 sản phẩm đạt 3 sao) đủ khả năng xuất khẩu. Một số loại nông sản đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như sầu riêng, mắc ca, chuối, chanh dây… Đây cũng chính là lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Đắk Lắk: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch bền vững
Khách du lịch tham quan vườn bơ, một loại trái cây đặc sản ở Tây Nguyên

Hiện nay, nhiều nông dân, HTX đã không ngừng sáng tạo, học hỏi để nông trại của mình trở thành một điểm tham quan tiềm năng về du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên thực tế, nếu các tỉnh Tây Nguyên xây dựng được các mô hình du lịch nông nghiệp sẽ góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các nông hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp liên kết xây dựng tour du lịch nhà vườn và phát huy triệt để chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà các tỉnh, thành trong cả nước đang hướng tới. Để làm được điều này, nhất thiết các tỉnh Tây Nguyên phải có chiến lược rõ ràng để định hướng ngành nông nghiệp phát triển theo hướng mới lạ, mang đặc trưng riêng.

Tiến sĩ Bùi Thị Lan Hương, nguyên giảng viên Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn chia sẻ, chưa địa phương nào mà nông dân, HTX quan tâm đến phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn như Đắk Lắk.

Theo bà, để du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, cần phải thay đổi quan điểm làm nông là "chân lấm tay bùn". Có thể nghĩ làm nông là một nghệ thuật, nông dân là một nghệ nhân.

Suy nghĩ để đưa yếu tố văn hóa phục vụ khách du lịch vào sản xuất. Bởi khi làm du lịch là đang kinh doanh trong môi trường văn hóa. Du lịch phải trọng nông, nghĩa là xem không gian du lịch nông nghiệp là dư địa mới mà ngành du lịch cần đầu tư, quan tâm phát triển để giữ chân du khách ở lại lâu hơn, nhiều điểm tham quan hơn. Thiết kế sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, khả năng của nông dân, sản xuất nông nghiệp và sự phát triển bền vững của nông thôn.

Đắk Lắk: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch bền vững
Du khách, đại biểu tìm hiểu sản phẩm gạo sạch của huyện Lắk tại Hội nghị xúc tiến đầu tư huyện Lắk

Theo ông Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, HTX phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là UBND các huyện để cùng hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, mời những chuyên gia có kinh nghiệm về địa phương tổ chức hội nghị tập huấn cho thành viên các HTX, hướng dẫn họ cách làm bài bản từ quản lý cơ sở lưu trú, giới thiệu hoạt động trải nghiệm văn hóa cộng đồng, sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực, quà tặng lưu niệm… nhằm thu hút được du khách trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc thực hiện các mô hình du lịch nông nghiệp là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả và tiếp thị gốc về hồ sơ xuất xứ sản phẩm, nhất là khi nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đang là mối quan tâm số một của người dân trong giai đoạn hiện nay.

Đây không chỉ là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du lịch, mà mô hình du lịch nông nghiệp này cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho nông thôn tạo việc làm cũng như là nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn đồng thời bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như là bảo vệ môi trường tự nhiên./.

Bài liên quan

Quảng Ninh: TP Uông Bí triển khai các phương hướng kích cầu du lịch

Quảng Ninh: TP Uông Bí triển khai các phương hướng kích cầu du lịch

Từ đầu năm 2025 đến nay, TP Uông Bí đã đón trên 1,3 triệu lượt khách du lịch, đạt hơn 42% so với mục tiêu năm nay (3,2 triệu khách du lịch) cho thấy hiệu quả các giải pháp kích cầu du lịch trong năm nay.
Đắk Lắk: Thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Công ty Cổ phần cà phê Thắng Lợi

Đắk Lắk: Thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Công ty Cổ phần cà phê Thắng Lợi

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Thông báo Kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần cà phê Thắng Lợi.
Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh đã được đón Đoàn công tác do TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ Việt Nam đến thăm và làm việc.
Đắk Lắk khởi công xây dựng Khu công nghiệp đầu tiên do tư nhân đầu tư

Đắk Lắk khởi công xây dựng Khu công nghiệp đầu tiên do tư nhân đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Xuân, với quy mô sử dụng đất 313.03ha, được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Lắk: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý các lò than hoạt động gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân

Đắk Lắk: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý các lò than hoạt động gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân

UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo kiểm tra thực tế, xử lý đối với các lò than hoạt động trái phép, gây khói bụi, ô nhiễm môi trường ở huyện Buôn Đôn và Cư M’gar.
Bắc Ninh: Triển khai chương trình kích cầu du lịch

Bắc Ninh: Triển khai chương trình kích cầu du lịch

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản triển khai chương trình kích cầu du lịch trong năm 2025 trên địa bàn, tạo điểm nhấn, quảng bá hình ảnh và thu hút khác tham quan.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Nông dân Sơn La: Lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trên khắp tỉnh Sơn La, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân.
Vạn Ninh tăng cường "lá chắn" dịch bệnh cho đàn vật nuôi năm 2025

Vạn Ninh tăng cường "lá chắn" dịch bệnh cho đàn vật nuôi năm 2025

Nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trước nguy cơ dịch bệnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể cho năm 2025, đặt trọng tâm vào các biện pháp chủ động và đồng bộ.
Rau củ quả Nghệ An rớt giá, nông dân tìm cách xoay xở

Rau củ quả Nghệ An rớt giá, nông dân tìm cách xoay xở

Sau Tết Nguyên đán, nhiều mặt hàng rau, củ, quả tại Nghệ An đồng loạt giảm giá mạnh, khiến nông dân lo lắng tìm cách tiêu thụ. Tình trạng cung vượt cầu, sức mua giảm sút và sự phụ thuộc vào thương lái là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Đồng Tháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2025

Đồng Tháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2025

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, cùng UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong năm 2025. Mục tiêu chính là nâng cao nhận thức cộng đồng, siết chặt quản lý, và đầu tư vào nghiên cứu khoa học để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.
Nông dân Vĩnh Châu lao đao vì hành tím mất mùa, rớt giá

Nông dân Vĩnh Châu lao đao vì hành tím mất mùa, rớt giá

Vựa hành tím lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nông dân đối mặt với tình trạng mất mùa, giá giảm sâu và đầu ra bấp bênh. Những nỗ lực chuyển đổi giống cây trồng và tìm kiếm giải pháp bền vững đang được triển khai để cứu vãn "thủ phủ" hành tím.
Nghệ An: Bệnh héo rũ tàn phá vụ lạc Xuân, nông dân mất trắng hàng chục triệu đồng

Nghệ An: Bệnh héo rũ tàn phá vụ lạc Xuân, nông dân mất trắng hàng chục triệu đồng

Nghệ An - Hàng chục hecta lạc Xuân ở huyện Diễn Châu đang bị bệnh héo rũ tàn phá, khiến nhiều hộ dân phải nhổ bỏ toàn bộ, chấp nhận mất trắng. Sự lây lan nhanh của bệnh đang đặt ra nguy cơ lớn cho vụ mùa.
Bắc Kạn nỗ lực nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh vật nuôi

Bắc Kạn nỗ lực nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh vật nuôi

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, Bắc Kạn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, du khách trải nghiệm từ nông trại đến ly cà phê

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, du khách trải nghiệm từ nông trại đến ly cà phê

Tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” từ ngày 9/3-13/3/2025 tại TP Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh, là cơ hội để du khách khám phá những điểm du lịch nông nghiệp độc đáo.
Mô hình chăn nuôi dê hiệu quả, mở hướng phát triển mới

Mô hình chăn nuôi dê hiệu quả, mở hướng phát triển mới

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê sinh sản đang được triển khai tại nhiều hộ dân ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Chè đắng Cao Bằng: Vị thuốc quý từ núi rừng

Chè đắng Cao Bằng: Vị thuốc quý từ núi rừng

Chè đắng Cao Bằng, với tên khoa học là Ilex kaushue S.Y. Hu (hay còn được biết đến với tên I. kudingcha C.J.), là một loại cây đặc biệt mọc tự nhiên trong các khu rừng nguyên sinh của vùng núi đá vôi Cao Bằng. Được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chè khôm, Chè vua, chè đắng Cao Bằng không chỉ là một loại thức uống giải khát mà còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng đã được y học cổ truyền và hiện đại đã chứng minh.
Người cao tuổi xung phong trên mặt trận chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Người cao tuổi xung phong trên mặt trận chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Đề án "Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm" vừa được phê duyệt, mở ra cơ hội lớn để người cao tuổi đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nông dân Kiên Giang lao đao vì lúa nhiễm mặn

Nông dân Kiên Giang lao đao vì lúa nhiễm mặn

Do ảnh hưởng triều cường, mặn xâm nhập, một phần diện tích lúa đông xuân 2024-2025 tại khu vực trũng thấp trên địa bàn huyện Châu Thành (Kiên Giang) bị thiệt hại do nhiễm mặn, giảm năng suất.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính